3.1. Những yêu cầu về việc khắc phục ý thức pháp luật tiêu cự cở nƣớc
3.1.2. Yêu cầu của việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
của dân, do dân và vì dân
Sự nghiệp đổi mới ở nước ta trong thời kỳ qua, đặt ra một yêu cầu khách quan là phải thực hiện cải cách một cách căn bản bộ máy nhà nước theo hướng xây dựng nhà nước pháp quyền. Đó là nhiệm vụ trung tâm của việc đổi mới hệ thống chính trị ở nước ta.
Xây dựng nhà nước pháp quyền là nhiệm vụ trọng tâm của đổi mới hệ thống chính trị nhằm làm cho hệ thống đó phù hợp và tác động tích cực tới sự phát triển của nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa, hoạt động lành mạnh, tuân thủ pháp luật, duy trì trật tự, kỷ cương, phải được xây dựng trên ý
thức tuân thủ pháp luật ngày càng cao của mọi người. Giáo dục mọi thành viên và các cộng đồng trong xã hội thói quen và nếp sống tuân thủ hiến pháp và pháp luật. Đó chính là nội dung không thể thiếu của nhà nước pháp quyền [34, tr.89 – 91]. Ý thức pháp luật tiêu cực được xem như một rào cản trên con đường xây dựng nhà nước pháp quyền. Đứng trước đòi hỏi xây dựng một nhà nước thượng tôn pháp luật, vấn đề ý thức pháp luật tiêu cực cần phải có những động thái biến chuyển, giải pháp hạn chế. Đặc trưng cơ bản và quan trọng nhất của nhà nước pháp quyền là pháp luật đóng một vai trò chủ đạo trong việc điều chỉnh toàn bộ xã hội. Nhà nước pháp quyền thực hiện việc quản lý xã hội bằng pháp luật. Mọi người, không ngoại trừ ai (từ các cơ quan nhà nước, công nhân viên chức, các tổ chức xã hội và mọi công dân) đều có nghĩa vụ bắt buộc tuân thủ pháp luật. Ý thức pháp luật đóng vai trò quan trọng trong việc giúp người dân biết cách vận dụng một cách đúng đắn, sáng tạo phương tiện pháp luật vào các hoạt đồng thường ngày của mình.
Về cơ bản, nhà nước pháp quyền không chỉ đơn thuần là một nhà nước mà trong đó mọi công dân đều tuân thủ nghiêm chỉnh pháp luật. Điều cốt yếu nhất là nhà nước đó phải thực sự của dân, do dân và vì dân. Nhà nước thể hiện quyền lực, ý chí tự do của nhân dân. Bản chất đó của nhà nước chỉ được giữ vững và không bị tha hóa chỉ khi mỗi công dân nêu cao ý thức pháp luật trong xã hội, hạn chế các biểu hiện của ý thức pháp luật tiêu cực, phải biết tạo ra một công luận tôn trọng pháp luật “Nếu không có ý thức pháp luật ở một trình độ cao thì xã hội công dân không có khả năng buộc bộ máy nhà nước phải tuân thủ ý chí của mình” [22, tr.135]
Pháp luật trong nhà nước pháp quyền phải đạt đến trình độ cao về chất lượng, gắn bó và phù hợp với trình độ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội; quan trọng nhất là thể hiện được ý chí chung của nhân dân. Cội nguồn của pháp luật là xã hội công dân, thể hiện quyền lực của nhân dân. Cần phải xây dựng một cơ chế đúng đắn để pháp luật có thể đạt được đến chất lượng cao như thế. Cơ chế bao giờ cũng phải thông qua con người. Vậy nên, để tạo ra một cơ chế hoàn chỉnh, đồng bộ nhằm đưa pháp luật vào cuộc sống một cách có hiệu quả, chúng ta rất cần nâng cao ý thức pháp luật của người dân trong xã hội.
Bước vào thời kỳ lịch sử mới, việc tạo cho nhân dân thói quen tuân thủ pháp luật là rất khó khăn bởi những tàn dư chiến tranh triền miên và cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp trong một thời kỳ dài nên nhà nước ta chỉ quen điều chỉnh các quan hệ xã hội bằng mệnh lệnh, hành chính. Nhìn vào con đường hình thành và phát triển của ý thức pháp luật Việt Nam có thể thấy rằng, ý thức tuân thủ pháp luật tuy đã được hình thành nhưng lại có rất ít những điều kiện thuận lợi để phát triển, dẫn đến tình trạng ý thức pháp luật tiêu cực vẫn còn phổ biến trong đời sống.
Để đánh bật ý thức pháp luật tiêu cực thì công cụ quan trọng nhất là giáo dục pháp luật. Trong các hoạt động tổ chức, thực hiện pháp luật thì giáo dục pháp luật là một dạng hoạt động đặc biệt. Thực tế chỉ ra rằng, việc xây dựng và ban hành pháp luật không đi đôi với việc tuyên truyền, phổ biến và giải thích pháp luật. Có một sự mâu thuẫn và bất cập lớn giữa tốc độ ban hành, tăng trưởng của các văn bản pháp luật với trình độ hiểu biết pháp luật hạn hẹp, lạc hậu của quần chúng nhân dân. Mâu thuẫn này là một trong những cản trở lớn trong quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền, tạo nên những khó khăn trong việc hoàn thành mục tiêu này. Thực tiễn đó đòi hỏi, chúng ta phải kịp thời tìm ra những biện pháp hữu hiệu để xây dựng và nâng cao ý thức pháp luật trong xã hội.
Đa số các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là các đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu vùng xa thì tỷ lệ được phổ biến, tuyên truyền giáo dục pháp luật còn thấp. Các kiến thức pháp luật phổ thông nhất cũng chỉ được đưa vào môn học Giáo dục công dân nhưng phần đa đều rất hình thức và nội dung thì không lôi cuốn, hấp dẫn. Giáo viên giảng dạy môn học này ở nhiều nơi còn là kiêm nhiệm, chưa được đào tạo hoặc bồi dưỡng về kiến thức pháp luật cũng như phương pháp giảng dạy đặc thù của bộ môn.
Thực tế này cho thấy sự phát triển của ý thức pháp luật không tương ứng với sự phát triển và những đòi hỏi của tồn tại xã hội, làm nảy sinh những mâu thuẫn về sự phát triển ngày một đa dạng, phong phú của tồn tại xã hội và sự lạc hậu, bảo thủ, kém phát triển của ý thức pháp luật. Điều đó làm cản trở quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.