Tạo ra một môi trường pháp lý thích hợp cũng như cơ sở vật chất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ý thức pháp luật tiêu cực ở việt nam từ truyền thống đến hiện đại (Trang 90 - 92)

3.2. Một số giải pháp khắc phục ý thức pháp luật tiêu cự cở Việt Nam

3.2.1. Tạo ra một môi trường pháp lý thích hợp cũng như cơ sở vật chất

kinh tế cho ý thức pháp luật tích cực phát triển

Như đã phân tích ở chương I, mục 1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến ý thức pháp luật tiêu cực, trong đó có yếu tố vật chất – kinh tế. Ý thức pháp luật là do tồn tại xã hội quy định, do đó, để nâng cao ý thức pháp luật ở nước ta hiện nay, trước hết phải phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; đẩy mạnh công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhằm tạo ra những điều kiện vật chất - kinh tế cho việc nâng cao ý thức pháp luật. Bởi vì, sự phát triển nền kinh tế đó sẽ nâng cao ý thức pháp luật và tinh thần tuân thủ pháp luật. Khi đời sống pháp luật phát triển thì trên nền tảng kinh tế đó, ý thức pháp luật của toàn xã hội và của các cá nhân mới có điều kiện không ngừng vươn lên. Đến lượt mình, ý thức pháp luật lại tạo ra những chính sách pháp luật phù hợp làm tiền đề và cơ sở cho các quan hệ kinh tế phát triển.

Để làm được điều này, trước hết cần thực hiện cải cách, đổi mới toàn diện về mặt nhà nước, sao cho nó phù hợp với những yêu cầu của cơ chế kinh tế mới: cải cách hành chính. Nền hành chính phải trong sạch, có đủ năng lực, sử dụng đúng quyền lực và từng bước hiện đại hóa để thực hiện tốt đường lối, chính sách của Đảng, quản lý có hiệu lực và hiệu quả cao công việc của nhà nước, phục vụ đắc lực đời sống nhân dân, xây dựng nếp sống lành mạnh theo pháp luật trong xã hội, thúc đẩy tiến trình đổi mới phát triển, thực hiện dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh.

Đồng thời với việc cải cách hành chính, thì các biện pháp khác cũng phải được tiến hành đồng bộ - như tiếp tục thực hiện công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhằm đạt được mục đích đã đặt ra; phát huy sức mạnh của các thành phần kinh tế bằng cách đảm bảo thực hiện sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế trước pháp luật, tạo ra một hành lang pháp lý an toàn cho các thành phần kinh tế cạnh tranh lành mạnh và cùng phát triển.

3.2.2. Nhận thức lại và thay đổi những tư tưởng, quan điểm pháp luật, đặc biệt là tư duy pháp lý sao cho phù hợp với tiến bộ xã hội và điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của nước ta hiện nay

Việc xây dựng và phát triển khoa học tư duy pháp lý sẽ góp phần thu hẹp khoảng cách giữa lý luận và thực tiễn. Khoa học tư duy pháp lý sẽ tạo lập nền tảng vững chắc về mặt lý thuyết cho các nhà thực tiễn áp dụng. Những nhà khoa học cũng phải liên tục cập nhật kiến thức, tìm hiểu thực tiễn để bổ sung thêm những kiến thức mới, tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện các vấn đề lý thuyết, phục vụ cho cuộc sống, xã hội. Nhận định việc xác định đúng, đầy đủ các quan điểm tiếp tục đổi mới tư duy pháp lý có ý nghĩa tư tưởng, nhận thức rất quan trọng đối với tiếp tục đổi mới tư duy pháp lý ở Việt Nam. Các quan điểm đó tạo ra các định hướng tư tưởng cho tư duy và tư duy lại về lĩnh vực pháp lý.

Việc tiếp tục đổi mới tư duy pháp lý ở Việt Nam cần được thực hiện với các quan điểm: Đổi mới toàn diện, hệ thống, bao trùm tư duy pháp lý; đổi mới một cách triệt để, sâu sắc tư duy pháp lý, tiếp tục phát triển lý luận về tư duy pháp lý; kế thừa tư duy pháp lý dân tộc, những thành tựu đã đạt được của đổi mới tư duy pháp lý trong quá trình đổi mới đất nước; đổi mới tư duy pháp lý là một bộ phận cấu thành quan trọng, không thể thiếu của tư duy đổi mới sáng tạo phát triển đất nước; tăng cường đưa tư duy pháp lý, quan điểm pháp lý, nội dung pháp lý vào cương lĩnh xây dựng và phát triển đất nước, chiến lược tổng thể phát triển đất nước... Các nội dung chính trong tư duy pháp lý cần có sự nhìn nhận lại và đổi mới là tư duy pháp lý về xã hội, về quyền lực chính trị, quyền lực nhà nước, về Đảng, về quyền con người, quyền công dân, về nhà nước pháp quyền Việt Nam, về pháp luật, pháp quyền, về dân chủ, dân chủ hóa.

Đặc biệt trong bối cảnh xã hội công nghệ thông tin, công nghệ số, ứng dụng Internet vào cuộc sống, cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0..., Nhà nước, với vai trò kiến tạo và phát triển, cần phải đảm bảo và thúc đẩy để người dân được tự do, an toàn, phát huy được tiềm năng của mình trong điều kiện xã hội công nghệ thông tin. Điều này đặt ra hướng đổi mới cách tư duy trong xây dựng chính sách, pháp luật; cách thức quản lý, điều hành xã hội so với quan niệm truyền thống trước đây.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ý thức pháp luật tiêu cực ở việt nam từ truyền thống đến hiện đại (Trang 90 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)