Yêu cầu về xây dựng con người toàn diện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ý thức pháp luật tiêu cực ở việt nam từ truyền thống đến hiện đại (Trang 86)

3.1. Những yêu cầu về việc khắc phục ý thức pháp luật tiêu cự cở nƣớc

3.1.3. Yêu cầu về xây dựng con người toàn diện

Văn kiện Đại hội X có ghi nhận:

Xây dựng và hoàn thiện giá trị, nhân cách con người Việt Nam, bảo vệ và phát huy bản sắc dân tộc trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập kinh tế - quốc tế… Bồi dưỡng các giá trị văn hóa trong thanh niên, học sinh, sinh viên, đặc biệt là lý tưởng sống, năng lực, trí tuệ, đạo đức và bản lĩnh văn hóa con người Việt Nam [10, Mục XII]

Quan điểm lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay khẳng định con người phải được giải phóng khỏi mọi áp bức, bóc lột, bất công và làm chủ đất nước, xã hội, sống trong tự do và được phát triển toàn diện.

Như vậy để thể chế hóa và ghi nhận vào trong hệ thống các quyền và nghĩa vụ của cá nhân – công dân thành hệ thống các quy phạm pháp luật thì cần thống nhất tinh thần pháp luật vì con người, phục vụ con người, đảm bảo sự an toàn của con người, thể hiện nguyên tắc “không phải con người tồn tại vì pháp luật mà pháp luật tồn tại vì con người” [1, tr.350]. Để thực hiện được các nguyên tắc đó thì vai trò trong việc nâng cao ý thức pháp luật, hạn chế ý thức pháp luật tiêu cực là vô cùng quan trọng, góp phần nâng cao trình độ văn hóa pháp lý cho mọi công dân, là nhu cầu cấp bách trong việc nâng cao tính tích cực pháp lý công dân trong mối quan hệ với pháp luật và nhà nước. Nâng cao ý thức pháp luật, tránh các biểu hiện tiêu cực trong ý thứ pháp luật là công việc cần được coi trọng bởi ý thức pháp luật là biểu hiện của văn minh, của sự phát triển. Tôn trọng pháp luật là văn hóa, văn minh, tôn trọng con người đồng thời tự tạo dựng được cái đẹp và cái hay trong cuộc sống thường ngày.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ý thức pháp luật tiêu cực ở việt nam từ truyền thống đến hiện đại (Trang 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)