Yêu cầu của công cuộc hội nhập quốc tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ý thức pháp luật tiêu cực ở việt nam từ truyền thống đến hiện đại (Trang 89 - 90)

3.1. Những yêu cầu về việc khắc phục ý thức pháp luật tiêu cự cở nƣớc

3.1.5. Yêu cầu của công cuộc hội nhập quốc tế

Việt Nam đã và đang tham gia ngày càng đầy đủ vào các sân chơi chung của quốc tế như: WTO, APEC, ASEAN,… Đây là một xu thế chung của toàn cầu. Công dân toàn cầu không còn là khái niệm xa lạ đối với người dân. Các quan hệ pháp lý, giao dịch dân sự có yếu tố nước ngoài… trở nên đa dạng và phổ biến trong cuộc sống. Ý thức pháp luật của người dân cũng vì vậy mà có những chuyển biến. Ý thức pháp luật tiêu cực của người dân như thói quen tùy tiện trong giao dịch, sự thờ ơ, thiếu hiểu biết về pháp luật… cũng đã có những thay đổi trước đòi hỏi của tình hình thực tế. Bởi các cá nhân, tổ chức, đặc biệt là các doanh nghiệp Việt Nam tự nhận thấy cần phải có được những hiểu biết và kỹ năng cần thiết để chủ động thực hiện đúng đắn các quyền và nghĩa vụ của mình nhằm đạt được những lợi ích chính đáng trong sân chơi chung của khu vực và thế giới.

Quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam thời gian qua gắn liền với quá trình hoàn thiện hệ thống pháp luật nước ta. Kết quả tích cực của quá trình này đã được thể hiện qua việc rà soát tổng thể tính tương thích của hệ thống pháp luật Việt Nam khi ký kết, tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới với các đối tác lớn cũng như việc gia nhập Cộng đồng ASEAN vào cuối năm 2015. Sự tương thích giữa pháp luật quốc gia và pháp luật quốc tế đã tạo nên môi trường pháp lý thuận lợi cho người dân. Pháp luật trở nên gắn bó thiết thực với cuộc sống và xác lập được rõ ràng những chế tài khi có tranh chấp. Người dân vì vậy mà cảm thấy bản thân được đảm bảo tốt hơn các yêu cầu về quyền con người, quyền công dân, hạn chế tính trạng tiêu cực trong ý thức pháp luật.

Tóm lại, xuất phát từ các yêu cầu của cải cách bộ máy nhà nước theo hướng xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa - một nhà nước mà pháp luật đóng

vai trò chủ đạo và pháp luật ấy phải thể hiện ý chí của nhân dân, cùng quá trình hội nhập quốc tế với nhiều thời cơ và thách thức, người dân cũng cần phải có những thay đổi tích cực trong ý thức pháp luật. Nhận thức đúng về ý thức pháp luật tiêu cực cũng như các điều kiện thực tế là việc rất quan trọng để từ đó có các giải pháp thích hợp để khắc phục nhằm thúc đẩy sự phát triển vững chắc của ý thức pháp luật tích cực trong người dân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ý thức pháp luật tiêu cực ở việt nam từ truyền thống đến hiện đại (Trang 89 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)