- Ý thức pháp luật tiêu cực có ảnh hưởng tới tồn tại xã hội.
Ý thức pháp luật tích cực có tác động thúc đẩy tồn tại xã hội phát triển, nếu ý thức pháp luật tiêu cực sẽ cản trở sự phát triển của tồn tại xã hội. Chẳng hạn, ý thức pháp luật tiêu cực xuất phát từ tâm lý tiểu nông: vun vén cá nhân, tư lợi, ý thức kỷ luật kém, trọng lệ hơn luật, trọng lý hơn tình…sẽ cản trở sự phát triển của xã hội ở thời đại mới, đặc biệt trong công cuộc xây dựng nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế của nước ta hiện nay.
- Ý thức pháp luật tiêu cực có ảnh hưởng tới ý thức pháp luật tích cực
Giống như hai mặt của một vấn đề, nếu ý thức pháp luật tiêu cực càng ngày càng phát triển và mở rộng về biểu hiện và sản phẩm thì sẽ gây tác động hạn chế tới ý thức pháp luật tích cực. Chẳng hạn, người dân tham gia giao thông đường bộ, nếu càng nhiều cá nhân vượt đèn đỏ, chen lấn lên lề đường thì lâu dần sẽ tạo nên tâm lý đám đông, những cá nhân tích cực chấp hành luật giao thông đường bộ sẽ ít đi…
- Ý thức pháp luật tiêu cực có ảnh hưởng đến các hình thái ý thức xã hội khác: + Ý thức đạo đức
cộng đồng. Nếu không có pháp luật bảo vệ hoặc pháp luật không đủ sức mạnh để bảo vệ thì các giá trị đạo đức sẽ bị xói mòn. Vì vậy, ý thức pháp luật tiêu cực sẽ làm xói mòn, băng hoại những giá trị tốt đẹp của ý thức đạo đức (những giá trị của đạo đức hướng tới hạnh phúc của con người và tiến bộ xã hội). Chẳng hạn, dù luật pháp về hôn nhân và gia đình đã quy định cụ thể tuy nhiên tình trạng bạo hành gia đình nếu diễn ra thường xuyên sẽ dẫn tới sự xói mòn về giá trị đạo đức của các thành viên trong gia đình và rộng ra của toàn xã hội…
+ Ý thức tôn giáo
Ý thức pháp luật tiêu cực ảnh hưởng tới ý thức tôn giáo biểu hiện ở sự lệch lạc trong tư tưởng tôn giáo. Nhiều cá nhân, tổ chức lợi dụng niềm tin tôn giáo để có những mưu lợi cá nhân như nhằm chống phá chính quyền, kiếm tìm lợi nhuận thông qua các hành vi biến tướng (ví dụ như vụ việc chùa Ba Vàng,…)
+ Ý thức pháp quyền
Ý thức pháp luật tiêu cực cản trở quá trình phát triển của ý thức pháp quyền. Ý thức pháp quyền của giai cấp thống trị có vai trò chỉ đạo quá trình xây dựng pháp luật, bảo vệ pháp luật ban hành, cũng như chỉ đạo quá trình tổ chức thực hiện pháp luật. Chẳng hạn, một số cá nhân có thẩm quyền nếu không có ý thức pháp luật tích cực, trong quá trình xây dựng pháp luật sẽ dễ dàng mắc phải những sai lầm, thiếu sót, gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của công dân…
Kết luận chƣơng 1
Như vậy, ý thức pháp luật tiêu cực là một mặt trái của ý thức pháp luật. Các biểu hiện của ý thức pháp luật tiêu cực là tổng thể các tư tưởng, học thuyết, tình cảm tiêu cực với pháp luật, thái độ tiêu cực: thái độ thờ ơ với pháp luật, không tìm hiểu về pháp luật; thái độ coi thường pháp luật, không thừa nhận giá trị của pháp luật. Sản phẩm của ý thức pháp luật tiêu cực là hành vi cố tình làm trái pháp luật, vi phạm pháp luật; các văn bản quy phạm pháp luật xâm phạm tới quyền con người, lẽ công bằng; các phát biểu, các bài báo còn kém về nhận thức pháp luật... Các yếu tố có tác động và ảnh hưởng đến ý thức pháp luật tiêu cực là các yếu tố về tư tưởng – văn hóa; ý thức đạo đức, tập quán truyền thống; chính sách pháp luật và hệ thống pháp luật; thông tin và giáo dục pháp luật… Từ những phân tích về biểu hiện và sản phẩm của ý thức pháp luật tiêu cực cùng các yếu tố tác động đến quá trình hình thành ý thức pháp luật tiêu cực, các tiêu chí xác định, giới hạn ý thức pháp luật tiêu cực sẽ cho chúng ta những đánh giá khách quan, công bằng, toàn diện về thực trạng yếu kém của ý thức pháp luật từ đó mới có thể nhận diện đúng và đề xuất được những giải pháp hữu hiệu nhằm xây dựng ý thức và lối sống tuân theo pháp luật trong toàn xã hội.
Chƣơng 2
THỰC TRẠNG CỦA Ý THỨC PHÁP LUẬT TIÊU CỰC Ở NƢỚC TA. NGUYÊN NHÂN CỦA THỰC TRẠNG ĐÓ