Các yếu tố khách quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giáo dục phòng, chống tham nhũng ở việt nam (Trang 38 - 41)

- Hệ thống thể chế về phòng, chống tham nhũng

Luật Phòng chống tham nhũng là một bƣớc ngoặt trong nỗ lực hoàn thiện thể chế về phòng, chống tham nhũng với rất nhiều văn bản của nhiều cấp có thẩm quyền đƣợc ban hành, để tạo một khuôn khổ pháp lý chặt chẽ cho công tác phòng, chống tham nhũng. Thực hiện Nghị quyết Trung ƣơng 3, Luật Phòng chống tham nhũng, Chiến lƣợc quốc gia phòng chống tham nhũng đến năm 2020, Kế hoạch triển khai UNCAC, Ủy ban Thƣờng vụ Quốc hội, Chính phủ và Thủ tƣớng Chính phủ đã chỉ đạo và ban hành các văn bản để triển khai thực hiện nhằm cụ thể hóa, hƣớng dẫn thực hiện các quy định pháp luật về phòng, chống tham nhũng, trong đó có các quy định về minh bạch tài sản, thu nhập; chuyển đổi vị trí công tác đối với cán bộ, công chức, viên chức; tiêu chuẩn, định mức sử dụng trụ sở, trang thiết bị và phƣơng tiện làm việc; tặng quà, nhận quà và nộp lại quà tặng; xử lý trách nhiệm của ngƣời đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị khi để xảy ra tham nhũng; vai trò, trách nhiệm của xã hội trong phòng chống tham nhũng; trả lƣơng qua tài khoản đối với các đối tƣợng hƣởng lƣơng từ ngân sách; Đề án đƣa nội dung phòng chống tham nhũng vào chƣơng trình giáo dục, đào tạo, bồi dƣỡng.

quy định hƣớng dẫn việc thực hiện pháp luật trên các lĩnh vực. Trong lĩnh vực phòng, chống tham nhũng, một số cơ chế, chính sách đƣợc bổ sung, điều chỉnh đã phục vụ kịp thời cho công tác quản lý, nhƣ việc ban hành Quy trình giải quyết tố cáo; quy trình xử lý đơn thƣ khiếu nại, tố cáo; sửa đổi bổ sung Thông tƣ về minh bạch tài sản, thu nhập…

Sự chủ động tích cực và trách nhiệm của Chính phủ, các bộ, ban ngành, địa phƣơng trong quá trình triển khai các chƣơng trình hợp tác quốc tế, đặc biệt là trong triển khai các hoạt động nhằm thực thi UNCAC đã đƣợc hiệu quả cao, các hoạt động đều bám sát chủ trƣơng của Đảng về công tác đối ngoại, tuân thủ các qui định của Nhà nƣớc, xuất phát từ lợi ích chung của Việt Nam, trên cơ sở nhu cầu trao đổi, cung cấp thông tin tích cực cho thể giới về tiến bộ của Việt Nam trong công tác phòng, chống tham nhũng, đồng thời học hỏi kinh nghiệm, phƣơng pháp tiên tiến của bạn bè quốc tế trong lĩnh vực này.

Hệ thống văn bản đã tạo lập cơ sở pháp lý quan trọng đối với công tác phòng, chống tham nhũng. Mặc dù các nhà làm luật đã nỗ lực hết mình, nhƣng việc xây dựng hệ thống pháp luật vẫn chƣa đáp ứng đƣợc hoàn toàn nhu cầu, chƣa phản ánh, điều chỉnh kịp thời những vấn đề nảy sinh trong quá trình phát triển. Cơ chế, chính sách, pháp luật trong thời kỳ đổi mới chƣa hoàn thiện, thiếu cụ thể, có nhiều sơ hở và thậm chí có những vấn đề thiếu tính thống nhất, điều này gây khó khăn cho cả ngƣời giảng dạy và đối tƣợng tiếp nhận tri thức, khi nghiên cứu về tham nhũng, có nhiều văn bản pháp luật trên thực tế không áp dụng đƣợc, hoặc ban hành các văn bản mang tính hình thức, có nội dung chồng chéo nhau…

- Thời gian, điều kiện, phƣơng tiện học tập

+ Đối với học sinh, sinh viên, trong quá trình học tập phải học nhiều môn, mỗi môn học có một ý nghĩa riêng, với nội dung thông tin khác nhau. Ngoài giờ học ở trƣờng, giờ tự học, nhóm đối tƣợng này còn tham gia nhiều

nhiều hoạt động ngoại khóa khác nhƣ hoạt động thể chất, học thêm, làm thêm … do vậy, nhà trƣờng cần có kế hoạch giảng dạy nội dung phòng, chống tham nhũng một cách khoa học, không nên dạy dồn, dạy gấp, tạo điều kiện cho học sinh, sinh viên có đủ thời gian để nghiên cứu, hiểu cho đúng vấn đề. Điều kiện, phƣơng tiện học tập có ảnh hƣởng rất lớn tới niềm say mê, hứng thú học hỏi của học sinh, sinh viên. Trong đó, hệ thống thƣ viện, sách tham khảo, điều kiện không gian học tập… có ảnh hƣởng trực tiếp, vì vậy các cơ sở giáo dục đào tạo cần lƣu tâm.

+ Đối với cán bộ, công chức, viên chức, họ đã có công việc chuyên môn cần tập trung hoàn thành, ngoài thời gian làm việc tại cơ quan đơn vị, còn có những công việc riêng tƣ, gia đình… vì vậy, càng cần đƣợc thụ hƣởng một chƣơng trình học tập bài bản, khoa học hơn, nhất là phải đƣợc sự quan tâm của cơ quan, tổ chức tạo điều kiện cho cán bộ, công nhân viên của mình nâng cao trình độ, nhận thức.

- Ảnh hƣởng của yếu tố thời đại

Trong những năm đầu của thế kỷ XXI, chúng ta đƣợc chứng kiến sự biến động mạnh mẽ của thế giới trong xu thế toàn cầu hóa. Trong quá trình phát triển, không một quốc gia dân tộc nào trên thế giới có thể tự tách mình ra khỏi xu thế chung này. Các quốc gia ngày càng hội nhập quốc tế một cách sâu, rộng, mạnh mẽ trên mọi lĩnh vực. Quá trình hội nhập quốc tế cũng đặt ra những vấn đề chung cần đƣợc quan tâm, giải quyết trên cơ sở đảm bảo hài hòa lợi ích giữa các quốc gia, khu vực, tạo sự công bằng, bình đẳng trong các quan hệ và ứng xử quốc tế. Tất cả những thời cơ, thuận lợi do tác động của yếu tố thời đại đó đã và đang có ảnh hƣởng tích cực trong việc nâng cao bản lĩnh chính trị, tính tự giác, trách nhiệm cũng nhƣ nghĩa vụ công dân và lòng tự tôn dân tộc cho mỗi cán bộ, đảng viên, và cả đội ngũ tri thức trẻ.

những tác động tích cực có tính định hƣớng, ảnh hƣởng tốt tới việc giáo dục nâng cao trình độ nhận thức cho mọi đối tƣợng, nhƣng cũng đem lại những ảnh hƣởng tiêu cực. Nhất là tác động của mặt trái cơ chế thị trƣờng, khi con ngƣời đề cao lợi ích cá nhân lên trên tập thể, tới mức tuyệt đối hóa, làm cho một bộ phận cán bộ, đảng viên trong đó hầu hết là cán bộ lãnh đạo chủ chốt bị tha hóa, lợi dụng chức vụ để mƣu cầu lợi ích riêng, sa sút về đạo đức, vƣợt xa lý tƣởng cao đẹp của Đảng, của quốc gia, dẫn tới hệ quả làm cho một bộ phận cán bộ nhân viên, thế hệ trẻ suy giảm niềm tin vào chủ nghĩa xã hội, sống buông thả, thờ ơ với lợi ích cộng đồng. Bên cạnh đó, những tệ nạn xã hội nảy sinh và sự chống phá của thể lực thù địch trong nƣớc diễn ra ngày càng tinh vi và có tổ chức với mục đích rõ ràng là tha hóa thế hệ trẻ - tƣơng lai của đất nƣớc, khiến họ quay lƣng với lịch sử dựng nƣớc hào hùng của dân tộc. Chính vì vậy, hơn lúc nào hết, chúng ta phải nâng cao cảnh giác, tận dụng những cơ hội do hội nhập quốc tế mang lại để phát triển đất nƣớc, đồng thời ngăn chặn, loại trừ những tệ nạn xã hội, ảnh hƣởng tiêu cực trong quá trình hội nhập. Chú trọng hơn nữa tới công tác giáo dục đạo đức, giáo dục văn hóa nói chung, giáo dục phòng, chống tham nhũng cho toàn dân trong giai đoạn hiện nay.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giáo dục phòng, chống tham nhũng ở việt nam (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)