NHẬN THỨC CHUNG CỦA NGƢỜI DÂN VỀ THAM NHŨNG VÀ PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giáo dục phòng, chống tham nhũng ở việt nam (Trang 52 - 58)

VÀ PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG

Ngày 29 tháng 1 năm 2019, Tổ chức Minh bạch Quốc tế (TI) công bố Chỉ số cảm nhận tham nhũng (CPI) năm 2018, xếp hạng 180 quốc gia và vùng lãnh thổ dựa trên cảm nhận của các doanh nhân và chuyên gia về tham nhũng trong khu vực công: Việt Nam đạt 33/100 điểm, xếp hạng 117/180 toàn cầu, giảm 2 điểm so với năm 2017. Điểm số CPI 2018 của Việt Nam đƣợc tính dựa trên cơ sở 8 nguồn dữ liệu là những khảo sát quốc tế độc lập. Về mặt thống kê

cho thấy, việc giảm 2 điểm là không đáng kể. Tuy nhiên, xét trên thang điểm từ 0 – 100 của CPI, trong đó 0 là rất tham nhũng và 100 là rất trong sạch, tham nhũng trong khu vực công ở Việt Nam vẫn đƣợc cho là vô cùng nghiêm trọng. Cùng giảm điểm tƣơng tự nhƣ Việt Nam trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dƣơng còn có các quốc gia Trung Quốc, Maldives và Bangladesh [28].

Biểu đồ 2.1. Điểm CPI của Việt Nam qua các năm

Trong những năm vừa qua, Đảng và Nhà nƣớc Việt Nam đã vô cùng nỗ lực đẩy mạnh công tác phòng, chống tham nhũng, nhất là việc xử lý các vụ án tham nhũng lớn, đặc biệt nghiêm trọng và hoàn thiện khung pháp lý về phòng, chống tham nhũng (tháng 11/2018, Quốc hội đã thông qua Luật Phòng, chống tham nhũng mới).

Mặc dù vậy, ở Việt Nam, tham nhũng vẫn là một vấn đề vô cùng nhức nhối. Cần phải có thời gian mới có thể thay đổi thực trạng và cảm nhận về sự thay đổi này. Với mục tiêu xây dựng văn hóa phòng, chống tham nhũng tại Việt Nam, những nỗ lực xử lý nghiêm minh, công bằng các vụ án tham nhũng, cần tiếp tục đƣợc duy trì và đẩy mạnh trong thời gian tới. Việc này cần kết hợp với các biện pháp phòng ngừa tham nhũng hiệu quả nhƣ tăng cƣờng liêm chính trong khu vực công, thực hiện hiệu quả công tác kê khai và công khai tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức, và không thể không nhắc tới giáo dục phòng chống tham nhũng, một cách phòng ngừa tham nhũng ngay từ trong nhận thức của mỗi ngƣời. Với mục tiêu nhƣ vậy, Đảng và Nhà nƣớc ta

đã ban hành các Chỉ thị, Nghị quyết về phòng, chống tham nhũng nhƣ: Nghị quyết số 14/NQ/TW ngày 15 tháng 05 năm 1996 về quan điểm chỉ đạo và một số giải pháp đấu tranh chống tham nhũng của Bộ Chính trị khóa VII: “Đấu tranh chống tham nhũng là một bộ phận cấu thành quan trọng trong toàn bộ sự nghiệp đấu tranh cách mạng của Đảng và nhân dân ta hiện nay”. Quyết định 137/2009/QĐ-TTg ngày 02 tháng 12 năm 2009 của Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt Đề án đƣa nội dung phòng, chống tham nhũng vào chƣơng trình giáo dục, đào tạo, bồi dƣỡng (gọi tắt là Đề án 137)[23]. Sau 3 năm thí điểm thực hiện Đề án, Thủ tƣớng Chính phủ ra Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 12 tháng 06 năm 2013 về việc đƣa nội dung phòng chống tham nhũng vào giảng dạy tại các cơ sở giáo dục, đào tạo từ năm học 2013 – 2014 (từ cấp trung học phổ thông trở lên).

Để phát huy đƣợc tối đa hiệu quả của các biện pháp phòng ngừa tham nhũng, thì việc đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục nhận thức cơ bản về chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nƣớc về phòng, chống tham nhũng đến ngƣời dân là hết sức quan trọng. Đặc biệt là đối với thế hệ trẻ, học sinh, sinh viên, vì họ chính là thế hệ chuyển tiếp chuẩn bị bƣớc vào xã hội và đóng vai trò thiết yếu trong sự phát triển của xã hội.

Phong vũ biểu tham nhũng toàn cầu (GCB) là nghiên cứu có quy mô lớn nhất trên thế giới do tổ chức Minh bạch Quốc tế (TI) thực hiện. GCB thu thập dữ liệu về nhận thức và trải nghiệm của ngƣời dân đối với tham nhũng, quan điểm của họ về các nỗ lực phòng, chống tham nhũng của chính phủ và tính hiệu quả của các biện pháp phòng, chống tham nhũng. Việt Nam nằm trong báo cáo khảo sát của các năm 2010, 2013, và 2017. Dựa trên các dữ liệu đƣợc thu thập từ 26 tháng 5 năm 2016 đến 20 tháng 6 năm 2016, báo cáo này cung cấp các kết quả khảo sát chính về quan điểm và trải nghiệm của ngƣời dân Việt Nam và từ đó đƣa ra khuyến nghị về các hành động cần thực hiện.

Theo dữ liệu của GCB, khi đƣợc hỏi về sự thay đổi mức độ tham nhũng, thu đƣợc kết quả trả lời của ngƣời dân nhƣ sau:

- 58% ngƣời dân cho rằng mức độ tăng

- 25% ngƣời dân cho rằng mức độ giữ nguyên - 17% ngƣời dân cho rằng mức độ giảm xuống

Mặc dù Việt Nam đã và đang thực hiện một số luật sửa đổi và các văn bản quy phạm pháp luật về phòng, chống tham nhũng trong những năm gần đây, nhƣng khi phỏng vấn ngƣời dân về mức độ tham nhũng đã thay đổi nhƣ thế nào trong suốt thời gian tiến hành nghiên cứu báo cáo, hơn một nửa (58%) số ngƣời đƣợc hỏi cho rằng tham nhũng ở Việt Nam đã gia tăng. Báo cáo cũng chỉ ra rằng ngƣời dân nông thôn và đô thị cảm nhận khác nhau về sự thay đổi trong mức độ tham nhũng.

Kết quả khảo sát cảm nhận mức độ tham nhũng gia tăng trong năm ở các nƣớc trong khu vực, lần lƣợt: Indonesia (68%), Malaysia (61%), Việt Nam (58%), Campuchia (38%), Myanmar (23%), Thái Lan (14%); ở khối ASEAN là 41%; còn ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dƣơng là 42%

Tỉ lệ ngƣời trả lời cho rằng tham nhũng đã gia tăng trong vòng 12 tháng nghiên cứu cao hơn mức trung bình của các quốc gia ASEAN và các nƣớc thuộc khu vực Châu Á-Thái Bình Dƣơng đƣợc khảo sát (Minh bạch Quốc tế, 2017). Trong số các nƣớc ASEAN, Việt Nam thuộc nhóm ba nƣớc có tỉ lệ ngƣời dân cho rằng tham nhũng ở nƣớc họ đã tăng lên nhiều nhất trong năm qua, đứng sau Indonesia và Malaysia, nhƣng cao hơn so với Thái Lan, Myanmar và Campuchia một cách đáng kể.

Ngƣời dân Việt Nam đƣợc hỏi theo họ, tham nhũng trong khu vực công là vấn đề nghiêm trọng đến mức nào. Gần nhƣ trong 4 ngƣời đƣợc hỏi thì có 3 ngƣời (72%) cho rằng tham nhũng trong khu vực công là vấn đề nghiêm trọng hoặc rất nghiêm trọng, và chỉ có 4% cho rằng tham nhũng không phải là một vấn đề ở Việt Nam.

So với năm 2013, tỉ lệ ngƣời trả lời cho rằng tham nhũng là vấn đề nghiêm trọng hoặc rất nghiêm trọng đã tăng nhanh từ 60% lên 72%; đồng thời, tỉ lệ ngƣời trả lời cho rằng tham nhũng không phải là vấn đề đã giảm mạnh từ 14% xuống 4%.3 Các kết quả này cho thấy số ngƣời dân quan ngại về tính chất nghiêm trọng trong tham nhũng ở Việt Nam đang tăng lên.

Ngƣời tham gia khảo sát đƣợc hỏi về quan điểm của họ đối với tính hiệu quả trong đấu tranh chống tham nhũng của Chính phủ nƣớc họ. Một nửa số ngƣời đƣợc hỏi ở Việt Nam (49%) cho rằng các hành động của chính phủ trong cuộc chiến chống tham nhũng không hiệu quả hoặc rất không hiệu quả, trong khi chỉ có 22% ngƣời trả lời cho rằng các hành động chống tham nhũng của chính phủ là hiệu quả (Biểu đồ 1.2) [28].

Biểu đồ 2.2. Nhận thức về tính hiệu quả trong các hành động phòng, chống tham nhũng của Chính phủ Việt Nam

Hiện nay, tham nhũng không còn là vấn đề riêng của một quốc gia, một khu vực, mà nó đã trở thành vấn nạn mang tính toàn cầu. Tỉ lệ các vụ tham nhũng xuyên quốc gia cả về số lƣợng và tính chất nghiêm trọng ngày càng gia tăng. Số tiền mà quan chức chiếm đoạt đƣợc từ hành vi tham nhũng vƣợt quá

nhiều lần năng lực kinh tế thực của quốc gia. Việc đấu tranh chống tham nhũng không phải là việc mà một cá nhân, một tổ chức có thể thực hiện đƣợc, mà nó yêu cầu sự phối hợp của toàn xã hội, cả khu vực và cả thể giới cùng chung tay lên án và chống lại tham nhũng.

Trong vòng 6 năm làm báo cáo khảo sát, ngƣời dân Việt Nam đang trở nên bi quan hơn đối với các nỗ lực phòng, chống tham nhũng: tỉ lệ ngƣời dân cho rằng các hành động của chính phủ là không hiệu quả đã tăng lên từ 33% năm 2010 lên 37% vào năm 2013 và 49% vào năm 2016. Tƣơng tự, năm 2010, 36% ngƣời trả lời cho rằng chính phủ ngăn chặn tham nhũng hiệu quả, nhƣng con số này đã giảm xuống chỉ còn 24% năm 2013 và 22% năm 2016 [28].

Biểu đồ 2.3. Sự thay đổi trong nhận thức về tính hiệu quả trong các hành động phòng, chống tham nhũng của Chính phủ ở Việt Nam (201-2016)

Khi đƣợc hỏi chính phủ hiện thời đang chống tham nhũng trong nội bộ nhƣ thế nào, khoảng hai trong ba ngƣời dân Việt Nam đƣợc hỏi (chiếm 60%) trả lời “kém”. Trong khu vực, tỉ lệ này chỉ thấp hơn Campuchia (62%) và Malaysia (65%), và cao hơn nhiều so với Thái Lan (28%), Indonesia (34%), Myanmar (45%) và mức trung bình của các nƣớc ASEAN (49%) (Biểu đồ 2.4) [28].

Biểu đồ 2.4. Quan điểm của người dân cho rằng Chính phủ đang còn yếu kém trong việc xử lý tham nhũng trong bộ máy chính quyền – Kết quả các

nước ASEAN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giáo dục phòng, chống tham nhũng ở việt nam (Trang 52 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)