Phương pháp giáo dục phòng, chống tham nhũng 1 Phương pháp giáo dục trong giờ lên lớp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giáo dục phòng, chống tham nhũng ở việt nam (Trang 66 - 69)

1. Phương pháp giáo dục trong giờ lên lớp

Để khắc việc truyền thụ tri thức truyền thống, một chiều, hiện nay có rất nhiều phƣơng pháp dạy học hiện đại, lấy ngƣời học làm trung tâm để ngƣời học tiếp thu tri thức một cách chủ động, tích cực hơn, cụ thể [5]:

* Phương pháp thảo luận nhóm

Với phƣơng pháp này, ngƣời học đƣợc làm việc cùng nhau theo các nhóm nhỏ và mỗi một thành viên trong nhóm đều có cơ hội tham gia vào giải quyết các nhiệm vụ học tập trong một khoảng thời gian nhất định dƣới sự hƣớng dẫn của giáo viên. Phƣơng pháp này vừa giúp ngƣời học tự giác, tích cực, chủ động tiếp thu kiến thức, vừa xây dựng khả năng làm việc phối hợp giữa những ngƣời cùng nhóm với nhau, tránh việc tƣ duy độc đoán. Học sinh đƣợc học tập theo phƣơng pháp này sẽ có điều kiện bộc lộ những suy nghĩ của mình, tạo không khí học tập sôi nổi, khuyến khích tất cả học sinh tham gia vào quá trình học tập.

Vận dụng phƣơng pháp thảo luận nhóm trong giáo dục phòng, chống tham nhũng cho học sinh THPT có ý nghĩa quan trọng, tác động trực tiếp đến chất lƣợng, hiệu quả của việc dạy học. Vì trên thực tế, Giáo dục công dân là môn học ít gây hứng thú cho học sinh, đƣợc xác định là môn học phụ nên ngƣời dạy và ngƣời học đều ít quan tâm, đầu tƣ đến. Nếu dạy học theo phƣơng pháp truyền thống – giáo viên giảng và học sinh nghe một cách thụ động thì sẽ rất khó để lôi cuốn học sinh tham gia vào việc học, khó đạt đƣợc mục tiêu của việc đƣa nội dung phòng, chống tham nhũng vào giảng dạy tại các cơ sở giáo dục, đào tạo, mà trọng tâm là giáo dục đạo đức liêm chính cho học sinh THPT.

* Phương pháp đàm thoại gợi mở

Đàm thoại (hay nêu câu hỏi gợi mở) là kỹ thuật đặt câu hỏi để khơi gợi vấn đề nhằm kích thích tƣ duy, nó cũng giúp cho giờ học bớt nhàm chán hơn nếu chỉ nghe giáo viên giảng và ghi chép. Ngoài ra, trong quá trình làm việc nhóm, khi sử dụng phƣơng pháp giảng dạy theo vấn đề và nghiên cứu tình huống, giáo viên cũng có thể dùng kỹ thuật đàm thoại để giúp gợi mở vấn đề hoặc hƣớng dẫn tiến trình giải quyết vấn đề trong từng nhóm nhỏ. Có ba dạng câu hỏi dùng trong đàm thoại: Câu hỏi tái hiện, nhằm kiểm tra kiến thức đã học (thƣờng sử dụng vào khoảng thời gian bắt đầu tiết học để kiểm tra khả năng ghi nhớ bài cũ của học sinh); Câu hỏi giải thích, nêu vấn đề để ngƣời đƣợc hỏi làm sáng tỏ vấn đề đó; Câu hỏi khám phá, bao gồm một hệ thống câu hỏi theo trình tự để ngƣời học dần dần phát hiện và giải quyết vấn đề.

Đặc thù của việc giáo dục đạo đức liêm chính là nhằm xây dựng cho học sinh những phản ứng, cƣ xử đúng mực khi gặp phải những tình huống cụ thể trong cuộc sống, vì vậy không phải mọi câu hỏi liên quan tới nội dung này đều có một đáp án nhất định. Khi áp dụng phƣơng pháp này, giáo viên phải sử dụng nhuần nhuyễn cả 3 dạng câu hỏi nhằm kiểm tra những kiến thức đã học, đồng thời nêu những vấn đề mới để học sinh tự khám phá, tự giải quyết.

Ví dụ, khi giảng dạy về các tội phạm tham nhũng, giáo viên cho thể phân chia nội dung thành các vấn đề: Chủ thể thực hiện hành vi tham nhũng (phân tích cụ thể thế nào là ngƣời có chức vụ quyền hạn? lớp trƣởng trong lớp có phải là ngƣời có chức vụ, quyền hạn không?); Hành vi lấy tiền quỹ lớp đƣợc cho là hành vi gì, có phải là hành vi tham nhũng không; Tài sản tham nhũng (gợi ý học sinh đƣa ra các loại tài sản tham nhũng là lợi ích phi vật chất)... qua từng câu hỏi, giáo viên hƣớng đến câu trả lời của học sinh để đánh giá khả năng nhận thức của học sinh về nội dung thảo luận; đƣa học sinh vào những tình huống cụ thể để biết đƣợc cách ứng xử, giải quyết vấn đề; đồng thời đƣa ra những gợi mở gần nhất, phù hợp nhất để học sinh tiếp tục tƣ duy.

* Phương pháp tranh luận

Tranh luận theo cách hiểu thông thƣờng là một cuộc bàn cãi để tìm hiểu về phải trái, đúng sai giữa các bên, tuy nhiên tranh luận không phải là đấu khẩu để cho các bên gay gắt bảo vệ quan điểm riêng của mình. Trái lại, tranh luận cũng có những kỹ năng khá phức tạp và đôi khi bạn phải đứng vào vị trí phản đối điều mà bình thƣờng bạn vẫn luôn tin tƣởng là đúng.

Trong giáo dục phòng chống tham nhũng, giáo viên phải lựa chọn các chủ đề gần gũi với học sinh, với cuộc sống thƣờng ngày để cho các em hiểu và nhận biết cách ứng xử của mình trƣớc mỗi tình huống, mỗi vấn đề của cuộc sống. Ví dụ, Liệu vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm có trở thành mối đe dọa đến cuộc sống của mọi ngƣời dân hay không? Liệu học đại học ra trƣờng có xin đƣợc việc làm phù hợp không? Liệu tiền thuế của nhân dân có đƣợc sử dụng đúng mục đích, tiết kiệm, hiệu quả không?.

Khi tổ chức một cuộc tranh luận, điều quan trọng là phải tìm chủ đề thích hợp với lứa tuổi và trình độ của những ngƣời tham gia tranh luận. Chủ đề thƣờng lấy từ những lĩnh vực mà ngƣời tranh luận có mối quan tâm đặc biệt, hoặc nếu là tranh luận ở trƣờng hoặc trong lớp, học sinh có thể lấy những vấn đề trong bài giảng hoặc các vấn đề trên báo chí để làm chủ đề tranh luận.

* Phương pháp đóng vai

Đóng vai là phƣơng pháp tổ chức cho học sinh thực hành “làm thử” một số cách ứng xử nào đó trong một tình huống giả định. Đây là phƣơng pháp giảng dạy nhằm giúp học sinh suy nghĩ sâu sắc về một vấn đề bằng cách tập trung vào một sự kiện cụ thể mà các em quan sát đƣợc. Việc đóng vai không phải là phần chính của phƣơng pháp này mà điều quan trọng nhất là vấn đề đƣợc thảo luận sau phần đóng vai.

Trong giáo dục phòng chống tham nhũng, sử dụng phƣơng pháp đóng vai sẽ giúp giáo viên truyền đạt đƣợc những thông điệp đến học sinh một cách

chân thực và sâu sắc nhất, thông qua việc nhập vai thực tế từ những tình huống mà các em đảm nhận. Để phát huy tối đa hiệu quả của phƣơng pháp này, các tình huống đƣợc lựa chọn để đóng vai cần phải đa dạng, nhiều sắc thái, thậm chí đối lập nhau về tính cách để các em có cơ hội thể hiện quan điểm của mình, bộc lộ những suy nghĩ và cảm xúc thật nhất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giáo dục phòng, chống tham nhũng ở việt nam (Trang 66 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)