Thực trạng giáo dục phòng, chống tham nhũng đối với học sinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giáo dục phòng, chống tham nhũng ở việt nam (Trang 63 - 66)

2.4.1.1. Nội dung giáo dục phòng, chống tham nhũng

Theo Đề án 137, giáo dục về phòng, chống tham nhũng trong các trƣờng trung học phổ thông tập trung vào nội dung cơ bản của Luật Phòng, chống tham nhũng, với các vấn đề cơ bản sau [23]:

- Khái niệm tham nhũng;

- Nguyên nhân, tác hại của tham nhũng;

- Thái độ, ứng xử của học sinh đối với hành vi tham nhũng.

Do mục tiêu chính của việc đƣa nội dung giáo dục phòng, chống tham nhũng vào các trƣờng trung học phổ thông là để học sinh có đƣợc những kiến thức căn bản về tham nhũng và phòng chống tham nhũng, từ đó hình thành

nên nhân cách tốt, có thái độ, ứng xử đúng đắn, chuẩn mực, nên nội dung giảng dạy với đối tƣợng này đi sâu vào chuẩn mực đạo đức. Chủ yếu là truyền thụ kiến thức liên quan tới những giá trị lịch sử, đạo đức truyền thống; đƣa ra các tiêu chuẩn đạo đức liêm chính đối với học sinh; tầm quan trọng của đạo đức liêm chính; cũng nhƣ cách thực hành nó trong thực tế.

Những nội dung chính về phòng chống tham nhũng đƣợc đƣa vào dạy tích hợp, lồng ghép với môn học Giáo dục công dân, riêng nội dung giáo dục liêm chính thì có thể tích hợp cùng một số môn học xã hội khác phù hợp với điều kiện giảng dạy của từng môn.

2.4.1.2. Hình thức giáo dục phòng, chống tham nhũng

Thời lƣợng dành cho nội dung phòng, chống tham nhũng lồng ghép vào môn Giáo dục công dân với thời lƣợng 6 tiết học, phân bố trong 3 năm học (từ lớp 10-12), nhƣng thời lƣợng dành cho giáo dục đạo đức liêm chính thì không bị giới hạn trong giờ lên lớp, mà nó đƣợc thể hiện bằng mọi hoạt động có thể có trong nhà trƣờng. Từ đó, học sinh có thể cùng bạn bè ở trƣờng lớp hoặc tổ chức mà mình tham gia cùng tìm hiểu, cùng trao đổi và đƣa ra những hành động, việc làm thiết thực nhằm tăng cƣờng liêm chính, minh bạch, giảm thiểu tham nhũng; thúc đẩy các ý tƣởng về xây dựng tính trung thực, nâng cao tính minh bạch, kỷ luật, ý thức tự giác ngay trong cuộc sống và hoạt động của học sinh.

Trong chƣơng trình giáo dục, ngoài môn Giáo dục công dân, còn có những môn học khác có thể giáo dục liêm chính cho học sinh nhƣ Ngữ văn hay Lịch sử… những môn học này không chỉ cung cấp kiến thức cho học sinh, mà thông qua đó còn phải coi trọng và đặt lên hàng đầu nhiệm vụ giáo dục cho học sinh về tính trung thực, ngay thẳng, kỷ luật và ý thức trách nhiệm. Nhiệm vụ ấy không thể giao phó cho riêng một môn học nào, mà nội dung các môn học phải có sự kết hợp chặt chẽ, biện chứng với nhau hƣớng tới một mục đích chung cuối cùng là giúp cho học sinh phát triển toàn diện nhân cách, đạo đức liêm chính.

- Việc cung cấp kiến thức cơ bản về đạo đức liêm chính, trách nhiệm phòng, chống tham nhũng dựa trên những câu chuyện thực tế để học sinh, với tƣ cách là những công dân của ngày hôm nay sẽ là lực lƣợng có tiềm năng không chỉ làm thay đổi tình hình tham nhũng lúc này, bằng việc xây dựng nên một thế giới không có tham nhũng, mà còn có tác động lâu dài với tƣ cách là những nhà lãnh đạo tƣơng lai. Thế hệ trẻ đƣợc giáo dục suy nghĩ về các giá trị của sự liêm chính, dân chủ và minh bạch chính là trao cho họ những công cụ đắc lực nhất, nhằm bảo đảm một tƣơng lai trong đó các hành vi tham nhũng bị coi là một phần không bình thƣờng của cuộc sống.

- Từ những tình huống thực tế sẽ khuyến khích học sinh cải thiện kỹ năng, tƣ duy phản biện, sáng tạo; đồng thời hình thành dần khả năng đƣa ra các quyết định liêm chính cho bản thân. Khi học sinh phân tích những tình huống khó xử về đạo đức liêm chính bằng cách nghiên cứu các ví dụ thực tế về hành vi không phù hợp với đạo đức liêm chính và tham gia nhập vai trong các tình huống, sẽ dần hiểu đƣợc những khó khăn của quá trình ra quyết định. Qua đó, giúp học sinh nhận thấy rằng, ngay từ những vi phạm đạo đức liêm chính rất nhỏ cũng ảnh hƣởng nghiêm trọng tới cộng đồng vì nguyên nhân sau:

+ Sẽ không ai xây dựng mối quan hệ với nhau nếu họ tin rằng hầu hết những ngƣời mà họ tiếp xúc đều không thể tin tƣởng đƣợc.

+ Khi học sinh đƣợc đặt vào các vị trí lãnh đạo, rủi ro trở nên lớn hơn vì quyết định của các em ảnh hƣởng đến những ngƣời khác.

Vì vậy, học sinh phải biết rằng những vi phạm đạo đức đƣợc cho là rất nhỏ, nếu đƣợc bỏ qua, sẽ là xuất phát điểm cho những hành động sai trái nghiêm trọng hơn trong tƣơng lai; trong đó, có những vi phạm nhƣ hành vi hối lộ, nhận hối lộ, tham ô...

- Phần xây dựng giá trị sống trung thực, kỷ luật và ý thức trách nhiệm sẽ giúp họ hình thành những suy nghĩ và thái độ về các vấn đề trong xã hội

hiện đại, giúp học sinh tự tin trƣớc những vấn đề của cuộc sống qua những câu chuyện về giá trị trung thực, dũng cảm trƣớc cái xấu, ý thức kỷ luật, tự giác và ý thức trách nhiệm cao để chia sẻ và lan tỏa.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giáo dục phòng, chống tham nhũng ở việt nam (Trang 63 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)