Phương pháp giáo dục phòng, chống tham nhũng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giáo dục phòng, chống tham nhũng ở việt nam (Trang 74 - 76)

2. Phương pháp giáo dục ngoại khóa

2.4.2.2. Phương pháp giáo dục phòng, chống tham nhũng

Khi đã xây dựng đƣợc nội dung, chƣơng trình giáo dục chu đáo và hợp lý, cùng với hình thức giảng dạy thích hợp thì công tác giáo dục phòng, chống tham nhũng cho sinh viên gần nhƣ đã hoàn thiện.Nhƣng tất cả sự chuẩn bị này chỉ đƣợc hiện thực hóa khi sinh viên tiếp cận với vấn đề thành công, tức là hiểu và nắm đƣợc cơ bản kiến thức, để làm đƣợc điều này thì cần phải có phƣơng pháp giáo dục phù hợp. Phƣơng pháp giống nhƣ công cụ để chuyển tiếp nguồn dữ liệu tri thức phòng, chống tham nhũng có sẵn đến với sinh viên một cách thuận lợi.

Thực tế cho thấy 80% giảng viên tại các cơ sở đào tạo sử dụng phƣơng pháp thuyết trình truyền thống trên lớp cho sinh viên về nội dung phòng, chống tham nhũng, hơn 60% giảng viên đều nhận thấy phƣơng pháp này không thực sự hiệu quả hoặc ở mức bình thƣờng, có trƣờng hợp cho rằng phƣơng pháp này khá nhàm chán, nhất là với nội dung khó tiếp thu nhƣ thế này thì cách giảng dạy truyền thống càng không gây đƣợc cảm hứng học tập

với sinh viên. Gần 50% cán bộ, giảng viên tại các cơ sở giáo dục đào tạo hi vọng các sinh viên của mình tƣơng tác với nhau, và với ngƣời dạy nhiều hơn thông qua việc trao đổi, thảo luận về nội dung học tập trên lớp. Hơn 40% giảng viên mong muốn đƣợc ban lãnh đạo nhà trƣờng tạo điều kiện cho sinh viên tiếp cận trực tiếp với kiến thức bằng việc trải nghiệm thực tế, tham quan một số cơ quan liên quan trực tiếp tới hoạt động phòng, chống tham nhũng, đƣợc xem những phiên xét xử tội phạm tham nhũng…[31].

Để có thể đƣa ra phƣơng pháp giảng dạy nội dung phòng chống tham nhũng phù hợp với sinh viên, cần phải có thời gian để đúc rút và trải nghiệm, bởi đây không chỉ là nội dung có tính chuyên biệt mà còn bởi nó phụ thuộc vào những hoạt động tại cơ sở giáo dục đào tạo, cũng nhƣ quỹ thời gian của sinh viên. Nếu muốn vận dụng phƣơng pháp phù hợp để triển khai nội dung học tập đạt hiệu quả cao, thì trƣớc hết cần phải sắp xếp lại kết cấu tổng thể tất cả các môn học tại trƣờng mà sinh viên tham gia, tiếp theo là sắp xếp thời gian nghiên cứu, tham gia chƣơng trình ngoại khóa của sinh viên về chủ đề phòng, chống tham nhũng. Để làm đƣợc nhƣ vậy thì đầu tiên cần có sự nỗ lực của ban lãnh đạo các cơ sở giáo dục đào tạo, thứ hai là tâm huyết của ngƣời dạy học với việc truyền thụ kiến thức, không ngừng đổi mới phƣơng pháp giảng dạy, cuối cùng, sinh viên cũng cần phải tích cực và năng động hơn nữa.

2.4.2.3. Hình thức giáo dục phòng, chống tham nhũng

Để quyết định đƣợc hình thức giáo dục phù hợp để áp dụng đối với sinh viên không phải là lựa chọn dễ dàng, đó không chỉ là nỗ lực của ngƣời giảng dạy mà còn của cả cơ sở giáo dục, đào tạo. Nhất là với một nội dung không hề đơn giản, đặc biệt là đối với những sinh viên không thuộc chuyên ngành mà phải nghiên cứu lại càng khó khăn hơn. Cảm quan thực tiễn cũng khiến các sinh viên hình thành nên rào cản từ trong tƣ duy, tâm lý. Hiện nay, hầu hết các cơ sở giáo dục đào tạo vẫn đang áp dụng hình thức giảng

dạy truyền thống, và chƣa có đƣợc sự kết hợp nhuần nhuyễn với các hình thức giảng dạy khác, các chƣơng trình ngoại khóa. Thực tế, việc quyết định hình thức đào tạo chỉ phụ thuộc một phần vào khả năng, quy chế thực hiện giảng dạy của giảng viên, còn lại phần lớn là phụ thuộc vào ý chí chủ quan của ban lãnh đạo các cơ sở đào tạo.

Từ khi ra đời Luật phòng, chống tham nhũng năm 2005, việc tuyên truyền, phổ biến chủ trƣơng, chính sách, pháp luật về phòng, chống tham nhũng đã đƣợc Đảng và Nhà nƣớc chú trọng hơn. Hoạt động tuyên truyền, phổ biến không còn dừng lại ở cấp độ cán bộ, công chức mà đã mở rộng ra toàn xã hội, bao gồm cả đối tƣợng là học sinh, sinh viên.

Hiện nay, hầu hết các cơ sở giáo dục, đào tạo đều tiến hành phổ biến kiến thức có nội dung liên quan tới phòng, chống tham nhũng cho sinh viên thông qua các hình thức nhƣ: Đợt sinh hoạt “tuần công dân”, sinh hoạt chính trị, phổ biến bản tin phòng chống tham nhũng trong sinh hoạt định kỳ; Sinh hoạt “Học tập và làm theo tấm gƣơng đạo đức Hồ Chí Minh” hàng tháng theo qui định của trƣờng. Đối với các trƣờng đào tạo chuyên ngành luật thì tiến hành giảng dạy phòng, chống tham nhũng nhƣ một môn học độc lập, hoặc lồng ghép cùng các môn học khác…biểu hiện nhƣ sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giáo dục phòng, chống tham nhũng ở việt nam (Trang 74 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)