Đối với cơ sở giáo dục đào tạo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giáo dục phòng, chống tham nhũng ở việt nam (Trang 87 - 88)

3. Giáo dục phòng, chống tham nhũng như một môn học độc lập hoặc lồng ghép vào các môn học khác

3.4.1. Đối với cơ sở giáo dục đào tạo

Thứ nhất, đổi mới, cải tiến hình thức, phƣơng pháp giảng dạy giáo dục phòng, chống tham nhũng trong các giờ học trên lớp. Nhà trƣờng cần thay đổi quan điểm dạy học theo hƣớng lấy ngƣời học làm trung tâm, cần phải lan tỏa tinh thần tích cực học hỏi, khơi dậy khả năng tìm tòi phƣơng pháp học tập mới, kích thích sự ham muốn có đƣợc kiến thức của ngƣời học. Điều đó có nghĩa là, trên lớp, cả ngƣời dạy và ngƣời học đều chung một mục tiêu là tri thức, giáo viên thực hiện hoạt động truyền đạt tri thức, còn học trò thì tiếp nhận tri thức đó và biến nó thành của mình để tƣơng lai áp dụng vào các hoạt động phòng, chống tham nhũng trong thực tiễn. Một khi ngƣời học đã muốn tìm hiểu về phòng, chống tham nhũng, ngƣời giáo viên sẽ sử dụng kiến thức của mình hƣớng dẫn cho họ cách tiếp cận, góc nhìn mới về phòng, chống

tham nhũng, chỉ cho họ cách liên hệ giữa lí luận và thực tiễn, định hƣớng cho ngƣời học tìm ra các giải pháp thiết thực cho việc học môn học chính cũng nhƣ nội dung vấn đề phòng, chống tham nhũng đƣợc lồng ghép trong đó.

Thứ hai, các cơ sở giáo dục đào tạo cần lựa chọn những hình thức giáo dục ngoại khóa phù hợp, đạt hiệu quả cao. Nhà trƣờng cần có sự phối hợp với Đoàn Thanh niên, Hội sinh viên… tổ chức thƣờng kỳ các hoạt động tìm hiểu kiến thức phòng, chống tham nhũng; hoặc lồng ghép nội dung phòng chống tham nhũng vào các hoạt động ngoại khóa khác ở cơ sở giáo dục mình. Tổ chức các buổi tọa đàm chia sẻ kiến thức có mời các chuyên gia trong lĩnh vực phòng, chống tham nhũng để ngƣời học nắm đƣợc thực tiễn và hiểu rõ hơn những kiến thức về lý luận đã học.

Điểm cần lƣu ý đó là việc tổ chức các hoạt động ngoại khóa tìm hiểu kiến thức phải đƣợc tổ chức thƣờng xuyên, có kế hoạch cụ thể rõ ràng, đƣa ra mục đích về kết quả đầu ra và nghiêm túc thực hiện, tránh tổ chức các hoạt động chỉ mang tính phong trào, hình thức, thiếu thực tế. Để có thể tổ chức đƣợc các hoạt động giáo dục phòng, chống tham nhũng đạt hiệu quả cao cần có sự đầu tƣ, chủ động, tích cực tham gia của toàn xã hội. Những hoạt động liên quan đến công tác này đòi hỏi tính thực chất cao và thƣớc đo cho sự thành công phải đƣợc thể hiện bởi ý thức chấp hành pháp luật của ngƣời học, ý thức đấu tranh với các hành vi tham nhũng trong thực tế…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giáo dục phòng, chống tham nhũng ở việt nam (Trang 87 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)