GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HỆ THỐNG PHÁP LUẬT PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giáo dục phòng, chống tham nhũng ở việt nam (Trang 83 - 84)

3. Giáo dục phòng, chống tham nhũng như một môn học độc lập hoặc lồng ghép vào các môn học khác

3.1. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HỆ THỐNG PHÁP LUẬT PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG

THAM NHŨNG Ở VIỆT NAM

Giáo dục phòng, chống tham nhũng hiện nay là nội dung đƣợc tăng cƣờng giảng dạy đối với tất cả các cấp bậc học. Nâng cao chất lƣợng tài liệu, cũng nhƣ hình thức, phƣơng pháp giảng dạy, bồi dƣỡng là một trong những cách nâng cao hiệu quả giảng dạy, góp phần hình thành văn hóa phòng, chống tham nhũng đối với mọi đối tƣợng. Đặc biệt, đối với thế hệ tri thức trẻ, xây dựng một môi trƣờng học tập lành mạnh, đảm bảo phát triển tốt nhân cách, sức khỏe, trí tuệ để nâng cao nhận thức cho đối tƣợng này chính là giúp dân tộc Việt Nam sớm sánh vai với các cƣờng quốc năm châu. Ngƣời viết đƣa ra một số giải pháp nâng cao chất lƣợng giáo dục phòng, chống tham nhũng bao gồm: Giải pháp hoàn thiện thể chế pháp luật; giải pháp nâng cao chất lƣợng nội dung, hình thức, phƣơng pháp giáo dục phòng, chống tham nhũng; giải pháp nâng cao chất lƣợng giảng dạy phòng, chống tham nhũng; nhóm giải pháp nâng cao trách nhiệm của các cơ sở giáo dục, tổ chức đoàn – hội trong giáo dục phòng, chống tham nhũng; nhóm giải pháp về tổ chức thực hiện công tác giáo dục phòng, chống tham nhũng.

3.1. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HỆ THỐNG PHÁP LUẬT PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG CHỐNG THAM NHŨNG

Đại hội XII của Đảng đã phân tích rõ nguyên nhân dẫn đến tham nhũng ở nƣớc ta, trong đó có nguyên nhân quan trọng từ hệ thống pháp luật còn thiếu đồng bộ. Vì vậy, việc hoàn thiện hệ thống pháp luật phòng, chống tham nhũng để đƣa vào thực tế thực thi đạt hiểu quả là cần thiết.

Đối với Luật Phòng, chống tham nhũng, cần tiếp tục hoàn thiện cơ chế phòng ngừa, ngăn chặn tham nhũng dựa trên các giải pháp nâng cao hiệu quả kiểm soát việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ và kiểm soát xung đột lợi ích

đối với các cơ quan nhà nƣớc. Nâng cao hiệu quả phòng ngừa, phát hiện tham nhũng thông qua việc xác định rõ trách nhiệm và cơ chế điều phối giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền.

Các cơ quan có thẩm quyền cần rà soát, nghiên cứu xây dựng hệ thống pháp luật về phòng, chống tham nhũng và các văn bản có liên quan theo hƣớng đồng bộ, có chế tài nghiêm khắc để thực sự là công cụ hữu hiệu trong việc thực hiện phòng, chống tham nhũng; tạo ra khuôn khổ pháp lý ngày càng hoàn thiện hơn góp phần tích cực vào việc phòng, chống tham nhũng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giáo dục phòng, chống tham nhũng ở việt nam (Trang 83 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)