Sự cần thiết phải bảo vệ quyền và lợi ích của chủ nợ trong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật bảo vệ quyền và lợi ích của chủ nợ trong xử lý nợ xấu của ngân hàng thương mại bằng biện pháp bảo lãnh ở việt nam (Trang 31 - 36)

lý nợ xấu của ngân hàng thƣơng mại

Xuất phát từ vai trò rất quan trọng của chính các ngân hàng thương mại trong nền kinh tế. Đó là, ngân hàng thương mại là nơi cung cấp vốn cho nền

kinh tế, là công cụ quan trọng thúc đẩy sự phát triển của sản xuất lưu thông hàng hóa. Thực tế cho thấy để phát triển kinh tế các đơn vị kinh tế cần phải có một khối lượng lớn vốn đầu tư cho hoạt động sản xuất kinh doanh và các hoạt động khác. Thông qua chức năng huy động vốn, cho vay và đầu tư các ngân hàng thương mại đã huy động nguồn vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế, cho vay dưới các hình thức khác nhau đối với các ngành nghề kinh tế và các thành phần kinh tế, đáp ứng nhu cầu vốn của nền kinh tế để sản xuất kinh doanh qua đó thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Ngân hàng thương mại là một công cụ để Nhà nước điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Với chức năng tạo tiền, ngân hàng thương mại là một trong những chủ thể tham gia vào quá trình cung ứng tiền, tạo ra một khối lượng phương tiện thanh toán rất lớn trong nền kinh tế. Ngân hàng thương mại thực hiện việc dẫn dắt các luồng tiền tập hợp và phân chia vốn của thị trường, điều khiển chúng một cách có hiệu quả. Ngân hàng thương mại là cầu nối giữa nền tài chính quốc gia với nền tài chính quốc tế. Có thể nói sự hội nhập kinh tế quốc gia với thế giới đem lại những lợi ích kinh tế to lớn, thúc đẩy nền kinh tế phát triển nhanh, bền vững. Một trong những điều kiện quan trọng góp phần thúc đẩy sự hội nhập kinh tế quốc gia với nền kinh tế thế giới đó là nền tài chính quốc gia. Nền tài chính quốc gia là cầu nối với nền tài chính quốc tế thông qua hoạt động của các ngân hàng thương mại trong các lĩnh vực kinh doanh như: nhận tiền gửi, cho vay, nghiệp vụ thanh toán, nghiệp vụ ngoại hối và các nghiệp vụ khác.

Tuy nhiên, với những quy định pháp lý hiện nay và thực tiễn thi hành thì trong nhiều trường hợp các quyền lợi hợp pháp, chính đáng của chủ nợ là các ngân hàng cho vay vẫn chưa thực sự bảo đảm. Nợ xấu ngân hàng thời gian qua chính là biểu hiện rõ nét cho sự xâm phạm các quyền, lợi ích chính đánh, hợp pháp của bên chủ nợ là như thế. Yêu cầu thực tiễn hiện nay cũng đòi hỏi việc bảo vệ quyền lợi của chủ nợ không chỉ ở giai đoạn xử lý thu hồi

nợ cho vay mà còn cả trước và trong giai đoạn cho vay. Với vai trò trung gian tài chính huy động vốn để đầu tư cho phát triển nền kinh tế thông qua hoạt động cho vay cho các tổ chức, cá nhân để đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh ngân hàng là một chủ thể cực kỳ quan trọng. Trong nền kinh tế hiện đại, ngân hàng càng khẳng định vị trí, sứ mệnh đó của mình.

Thêm vào đó, hoạt động kinh doanh của ngân hàng là một loại hình kinh doanh đặc biệt, một loại hình kinh doanh luôn chứa đựng rất nhiều rủi ro. Ngân hàng thương mại thực hiện hoạt động kinh doanh với đối tượng kinh doanh là tiền và thu nhập chủ yếu của ngân hàng được tạo ra từ hoạt động cho vay. Bất kỳ một khoản vay nào cũng đều chứa đựng những rủi ro nhất định và mang tính chất dây chuyền đối với nhiều lợi ích khác nhau trong xã hội. Rủi ro là một trong những đặc trưng cơ bản của hoạt động tín dụng. Rủi ro tồn tại tất yếu trong hoạt động của ngân hàng và một khi có rủi ro xảy ra thì ngân hàng phải chịu tổn thất. Chính vì vậy, các ngân hàng thương mại đặc biệt chú trọng việc phòng ngừa, giảm thiểu và khắc phục các rủi ro tín dụng. Trong đó, quản lý và xử lý nợ xấu là một vấn đề được ưu tiên đặc biệt.

Hầu hết các quốc gia đều quan tâm xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về xử lý nợ mất khả năng thanh toán và bảo vệ quyền chủ nợ của các ngân hàng thương mại. Bởi lẽ, chúng đóng vai trò là nền tảng giúp cho các quốc gia trong quá trình nâng cao tính vững chắc của hệ thống các tổ chức tín dụng và ổn định nền kinh tế. Sự cần thiết của việc bảo vệ quyền và lợi ích của chủ nợ trong xử lý nợ xấu của các ngân hàng thương mại thể hiện qua:

Thứ nhất, nhằm hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay của các ngân hàng thương mại, Trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng luôn có rất nhiều loại rủi ro đi song hành: rủi ro tín dụng hay rủi ro trong hoạt động cho vay (là rủi ro thất thoát tài sản có thể phát sinh khi khách hàng không thực hiện thanh toán nợ cho dù là nợ gốc hay nợ lãi khi khoản nợ đến hạn), rủi ro

thị trường (là rủi ro tổn thất xảy ra trong bảng cân đối do giá cả biến động thất thường của lãi suất, vốn, tỷ giá, hàng hóa…), rủi ro tác nghiệp (là rủi ro tổn thất xảy ra do các hoạt động quản lý nội bộ, do con người, do hệ thống, hoặc do các sự cố bên ngoài không phù hợp hoặc bị hỏng), rủi ro thanh khoản (là rủi ro ngân hàng mất khả năng thanh toán), và các loại rủi ro khác như: rủi ro pháp lý, rủi ro công nghệ, rủi ro uy tín, rủi ro hoạt động … Các loại rủi ro trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng nêu trên luôn có mối quan hệ mật thiết với nhau, rủi ro này là nguyên nhân của rủi ro kia. Trong hoạt động tín dụng, để xảy ra rủi ro với tỷ lệ nợ xấu cao, khả năng thu hồi nợ thấp sẽ dẫn đến rủi ro thanh khoản. Khi ngân hàng để xảy ra rủi ro thanh khoản, phải đi vay vốn trên thị trường, phải huy động vốn với lãi suất cao hơn, lại gây ra rủi ro nguồn vốn và rủi ro lãi suất. Rủi ro trong hoạt động bởi nguyên nhân con người, sự không đầy đủ hay vận hành không tốt các quy trình, hệ thống, các sự kiện khách quan bên ngoài lại gây ro rủi ro tín dụng và rủi ro ngoại hối,… Trong đó, rủi ro tín dụng hay rủi ro trong hoạt động cho vay của ngân hàng là có sự thể hiện rõ nét, phổ biến và có tác động mạnh mẽ nhất đến sự hoạt động của các ngân hàng thương mại.

Rủi ro trong hoạt động cho vay của ngân hàng là một yếu tố khách quan, có tính tất yếu, khó loại trừ. Rủi ro phát sinh từ nhiều yếu tố tuy nhiên rủi ro trong hoạt động cho vay của ngân hàng thường có nguyên nhân từ phía khách hàng gây ra. Đó là khả năng xảy ra tổn thất trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết [12]. Nó tiềm ẩn trong quá trình cho vay của ngân hàng, bao gồm giai đoạn trước, trong và sau khi cho vay. Rủi ro trong hoạt động cho vay được thể hiện ở nhiều mức độ khác nhau, có thể là ngân hàng cho vay không thu hồi được lãi hoặc gốc đúng hạn hoặc cả hai; tính chất cũng khác nhau, có thể là nợ quá hạn, nợ khó đòi, nợ xấu. Rủi ro trong hoạt động cho vay của ngân hàng là loại rủi ro chiếm tỷ trọng cao nhất

trong các loại rủi ro của các ngân hàng thương mại, có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho các tổ chức này cũng như nền kinh tế như tăng nợ xấu, dẫn đến ngân hàng mất khả năng thanh toán và là nguyên nhân của các cuộc khủng hoảng tài chính ngân hàng.

Như vậy, khoản cho vay không thu hồi được nêu trên chính là biểu hiện cụ thể của rủi ro trong hoạt động cho vay của ngân hàng. Nhiều khoản vay không thu hồi được như thế càng tích tụ và chuyển thành nợ xấu dẫn đến gây ảnh hưởng tiêu cực không nhỏ đến cả hệ thống ngân hàng và nền kinh tế. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, hoạt động kinh doanh luôn gắn liền với yếu tố rủi ro và rủi ro trong chính hoạt động kinh doanh của khách hàng vay vốn chính là một trong các nguyên nhân dẫn đến việc các ngân hàng không thu hồi được các khoản nợ đã cho vay. Do đó, việc hạn chế, xử lý rủi ro chính là kiểm soát và xử lý các khoản nợ nêu trên phải được chú trọng và tổ chức thực hiện quyết liệt. Trước, trong và sau khi cho vay, ngân hàng luôn có sự kiểm tra, giám sát chặt chẽ hoạt động cho vay. Đặc biệt, trước khi ký kết hợp đồng tín dụng cần thẩm định kỹ khả năng tài chính cũng như hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, khách hàng; luôn có sự theo dõi, thẩm định tình hình khách hàng trong suốt quá tình quan hệ tín dụng. Đồng thời đưa ra các biện pháp bảo đảm tiền vay nhằm phòng ngừa và hạn chế tối đa thiệt hại cho tổ chức tín dụng khi xảy ra rủi ro.

Thứ hai, xử lý được nợ xấu làm giảm thiểu các tổn thất về tài chính cho các ngân hàng thương mại, làm giảm chi phí cấp tín dụng của các ngân hàng cho khách hàng, tạo điều kiện cho khách hàng dễ dàng tiếp cận nguồn vốn ngân hàng. Khi các ngân hàng thương mại cung cấp vốn cho khách hàng để có khoản thu (lợi tức) từ hoạt động cho vay này, thì họ luôn phải đương đầu với những rủi ro, và thậm chí có thể sẽ không thu được cả tiền gốc lẫn lãi nếu khách hàng không thanh toán những hợp đồng vay nợ. Việc chiếm dụng vốn vay phổ biến, tràn lan sẽ làm suy yếu nghiêm trọng hiệu quả của

cả hệ thống tài chính. Bảo vệ chủ nợ bằng hệ thống luật pháp là biện pháp hiệu quả nhất để hạn chế tình trạng chiếm dụng vốn trong nền kinh tế. Chủ nợ sẽ sẵn sàng cung cấp nhiều vốn cho các khách hàng một khi quyền lợi của họ được luật pháp bảo vệ một cách có hiệu quả và chính các quy định pháp luật và việc thực thi các quy định pháp luật nghiêm minh hình thành nên những quyền trên.

Thứ ba, góp phần thực hiện mục tiêu bảo đảm an toàn và lành mạnh của hệ thống ngân hàng. Việc xây dựng và kiện toàn hệ thống pháp luật về xử lý nợ mất khả năng thanh toán và bảo vệ quyền chủ nợ sẽ làm gia tăng tính chủ động trong kế hoạch kinh doanh của các TCTD, qua đó nâng cao tính ổn định cho từng TCTD nói riêng và toàn hệ thống nói chung. Ngoài ra, với những ràng buộc về pháp lý, các điều khoản minh bạch, rõ ràng về quá trình xử lý tài sản đảm bảo quy định trong hệ thống pháp luật sẽ là áp lực cần thiết và hiệu quả đối với các khách hàng trong quá trình sử dụng nguồn vốn vay. Chính vì vậy, pháp luật về xử lý nợ mất khả năng thanh toán và bảo vệ quyền chủ nợ đặc biệt được chú trọng xây dựng và áp dụng phổ biến tại hầu hết các quốc gia phát triển, và cả ở những nền kinh tế đang phát triển và chuyển đổi. Một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh với các biện pháp xử lý nợ mất khả năng thanh toán sẽ cho phép các TCTD gia tăng tỷ lệ thu hồi nợ, giảm nợ xấu và lành mạnh hoá hoạt động tín dụng ngân hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật bảo vệ quyền và lợi ích của chủ nợ trong xử lý nợ xấu của ngân hàng thương mại bằng biện pháp bảo lãnh ở việt nam (Trang 31 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)