Những ưu điểm của pháp luật bảo vệ quyền và lợi ích của chủ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật bảo vệ quyền và lợi ích của chủ nợ trong xử lý nợ xấu của ngân hàng thương mại bằng biện pháp bảo lãnh ở việt nam (Trang 67 - 71)

2.5. Đánh giá thực trạng pháp luật bảo vệ quyền và lợi ích của

2.5.1. Những ưu điểm của pháp luật bảo vệ quyền và lợi ích của chủ

nợ trong xử lý nợ xấu của ngân hàng thương mại bằng biện pháp bảo lãnh

Bảo lãnh là một trong các biện pháp bảo đảm tiền vay có vai trò tích cực trong công tác xử lý nợ xấu của ngân hàng thương mại. Với những đặc điểm riêng, pháp luật bảo lãnh có nhiều ưu điểm đã phần nào góp phần vào việc bảo vệ quyền và lợi ích của chủ nợ trong xử lý nợ xấu.

Thứ nhất, biện pháp bảo lãnh đã làm đa dạng biện pháp bảo đảm giúp cho cơ chế bảo vệ chủ nợ được đa dạng, hiệu quả hơn và ngân hàng được linh hoạt trong lựa chọn hình thức áp dụng biện pháp bảo đảm. Các bên có thể lựa chọn biện pháp bảo lãnh để bảo đảm tiền vay hoặc có thể sử dụng cả biện pháp bảo lãnh và các biện pháp bảo đảm khác như cầm cố, thế chấp của chính bên có nghĩa vụ để làm tăng khả năng bảo đảm xử lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại. Đây cũng là một biện pháp bảo đảm hết sức nhân văn khi có sự tham gia của bên thứ ba thể hiện sự tương trợ của bên bảo lãnh đối với bên có nghĩa vụ.

Thứ hai, quy định về bảo lãnh đã trao quyền chủ động hơn cho các bên khi giao kết. Pháp luật không có quy định cụ thể về các điều kiện đặc biệt đối với chủ thể bảo lãnh cũng như đối với hình thức giao kết bảo lãnh. Các bên cũng được tự do thỏa thuận, tự nguyện cam kết không vi phạm điều cấm, không trái đạo đức xã hội. Theo đó, các ngân hàng thương mại khi nhận bảo lãnh có thể đưa vào các điều khoản để bảo vệ tốt hơn quyền và lợi ích của chủ nợ khi phát sinh xử lý nợ xấu.

Thứ ba, về quy định, bảo lãnh chính là biện pháp bảo vệ tốt quyền và lợi ích của chủ nợ trong xử lý nợ xấu. Bởi bên bảo lãnh không chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi một hoặc vài tài sản xác định như biện pháp thế chấp mà phải chịu bằng toàn bộ khả năng của mình để thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh. Được coi như toàn bộ tài sản của bên bảo lãnh được dùng bảo đảm cho nghĩa vụ được bảo lãnh, thậm chí là đối với các tài sản hình thành trong tương lai của bên bảo lãnh.

Thứ tư, khi xử lý nợ xấu các ngân hàng thương mại sẽ được bảo đảm khả năng trả nợ tốt hơn khi có quyền yêu cầu và xử lý đối với bên thứ ba ngoài bên đi vay tiền. Việc xử lý nợ xấu bằng biện pháp bảo lãnh không làm chủ nợ mất đi quyền xử lý nợ đối với bên đi vay nếu khoản nợ chưa được tất toán hết nghĩa vụ. Ngân hàng sẽ có nhiều cơ hội xử lý nợ xấu được hiệu quả hơn khi có nhiều chủ thể để yêu cầu, nhiều khả năng tài sản hơn để xử lý.

Với các ưu điểm của biện pháp bảo lãnh trong xử lý nợ xấu đã góp phần làm tỷ lệ nợ xấu của các NHTM đã giảm khá nhiều, đó là kết quả của việc đa dạng hóa các biện pháp giải quyết nợ xấu. Theo đó, tỷ lệ nợ xấu qua các năm giảm dần đều, bao gồm cả tỷ lệ nợ xấu, tỷ lệ nợ xấu gộp. Mục tiêu mà cả hệ thống ngân hàng đang đặt ra là giảm tỷ lệ nợ xấu gộp về 3% đến cuối năm 2020 là khả thi.

Bảng 2.1: Số liệu nợ xấu toàn hệ thống giai đoạn 2015 – 2018 [33] Chỉ tiêu Đơn vị 2015 2016 2017 2018 1. Tỷ lệ nợ xấu Theo NHNN % 2,55 2,46 2 1,89 Theo UBGSTCQG % 2,4 2. Tỷ lệ nợ xấu gộp Theo NHNN % 10,08 7,36 6,5 Theo UBGSTCQG % 8,85 11,90 9,50 3. Nợ xấu đã xử lý Tỷ đồng 95.000 70.000

4. Nợ xấu tại VAMC

Đã mua lũy kế Tỷ đồng 228.416 264.755 307.932 280.000

Xử lý được Tỷ đồng 20.697 30.700 100.000

Ngày 21/6/2017 Nghị quyết số 42/2017/QH14 của Quốc hội về việc thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng được ban hành; với kỳ vọng giải quyết được rốt ráo, quyết liệt vấn đề nợ xấu, đánh tan được “cục máu đông” khơi thông tín dụng của ngân hàng. Chứng minh thực tế, việc thực thi các quy định của Nghị quyết này đã mang lại nhiều hiệu quả tích cực. Kết quả xử lý nợ xấu được xác định theo Nghị quyết 42, lũy kế từ 15/8/2017 đến cuối tháng 3/2019, toàn hệ thống TCTD đã xử lý được 227,86 nghìn tỷ đồng nợ xấu xác định theo Nghị quyết 42, trong đó, xử lý nợ xấu nội bảng đạt 117,8 nghìn tỷ đồng. Kết quả xử lý nợ xấu (xác định theo Nghị quyết số 42) theo hình thức khách hàng trả nợ có xu hướng tăng, phần nào phản ánh ý thức trả nợ của khách hàng đã cải thiện khi TCTD, VAMC có quyền thu giữ tài sản bảo đảm theo Nghị quyết số 42. Với kết quả này, sau gần 2 năm Nghị quyết 42 có hiệu lực, ước tính đã xử lý được gần 52% số nợ xấu (được xác định theo Nghị quyết 42).

qua, nhiều NHTM đã thực hiện mua lại toàn bộ trái phiếu đặc biệt tại VAMC gồm: VietinBank, Techcombank, MBBank, VIB và OCB. Nhiều ngân hàng khác như Eximbank, TPBank, Kienlongbank, VPBank, BIDV, Eximbank hay SHB cũng đang xúc tiến kế hoạch mua lại nợ của VAMC và tất toán trái phiếu đặc biệt ngay trong năm 2019.

Bảng 2.2: Tổng hợp số dư nợ xấu tại VAMC các ngân hàng thương mại [41]

TT Ngân hàng Trái phiếu VAMC

Năm 2018 Năm 2017 Thay đổi

1 Sacombank 40.233,2 43.266,7 -7,0% 2 SCB 26.685,2 23.848,8 11,9% 3 BIDV 14.138,0 19.347,0 -26,9% 4 Vietinbank 13.426,8 2.471,6 433,2% 5 SHB 7.501,2 8.118,8 -7,6% 6 Eximbank 5.487,4 5.991,6 -8,4% 7 SeABank 3.539,3 4.557,1 -22,3% 8 VPBank 3.161,1 4.048,4 -21,9% 9 ABBank 2.386,1 2.010,5 18,7% 10 BaoVietBank 1.664,9 1.279,7 30,1% 11 HDBank 1.407,8 1.838,9 -23,4% 12 LienVietPostBank 1.175,2 1.715,7 31,5% 13 SaiGonBank 1.132,8 613,0 84,8% 14 TPBank 756,5 949,5 -20,3% 15 BacABank 487,4 595,7 -18,2% 16 VietBank 242,0 290,1 -16,6% 17 ACB 40,4 40,4 0,0% 18 Vietcombank 0,0 0,0 19 OCB 0,0 727,6 20 Techcombank 0,0 0,0 21 MBBank 0,0 0,0 22 VIB 0,0 1.528,1 Tổng 123.465,2 123.239,2 0,2%

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật bảo vệ quyền và lợi ích của chủ nợ trong xử lý nợ xấu của ngân hàng thương mại bằng biện pháp bảo lãnh ở việt nam (Trang 67 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)