Về đăng ký giao dịch bảo đảm đối với biện pháp bảo lãnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật bảo vệ quyền và lợi ích của chủ nợ trong xử lý nợ xấu của ngân hàng thương mại bằng biện pháp bảo lãnh ở việt nam (Trang 81 - 83)

3.2. Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về bảo lãnh nhằm bảo

3.2.3. Về đăng ký giao dịch bảo đảm đối với biện pháp bảo lãnh

Mục tiêu xác lập các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của các bên chủ thể là hướng tới bù đắp lợi ích vật chất. Trong hoạt động xử lý nợ xấu các

ngân hàng thương mại mục đích của xử lý nợ xấu bằng biện pháp bảo lãnh cũng là hướng đến việc thu hồi được khoản nợ. Với tính chất của một biện pháp mang tính đối nhân thì biện pháp bảo lãnh trong xử lý nợ xấu có hiệu quả thiết thực chỉ khi chủ nợ được đảm bảo thu hồi được giá trị khoản nợ, đồng thời được ưu tiên thanh toán khi xử lý tài sản nếu có để thu hồi khoản nợ. Đăng ký giao dịch bảo đảm cũng chính là nhằm mục tiêu này.

Theo quy định pháp luật, bảo lãnh hiện không thuộc trường hợp phải đăng ký giao dịch bảo đảm. Thậm chí, trong trường hợp có nhu cầu các bên trong quan hệ bảo lãnh cũng không thể thực hiện được việc đăng ký giao dịch bảo đảm. Điều này cũng không quy định trường hợp bảo lãnh có kèm theo biện pháp cầm cố, thế chấp để bảo đảm nghĩa vụ bảo lãnh thì phải đăng ký hay không.

Do đó, quy định về đăng ký giao dịch bảo đảm cần có hướng dẫn thêm cho trường hợp bảo lãnh có kèm theo biện pháp bảo đảm bằng tài sản để bảo đảm nghĩa vụ bảo lãnh nêu trên theo hướng phải đăng ký. Có thể theo hướng yêu cầu các bên phải đăng ký giao dịch bảo đảm đối với hợp đồng bảo lãnh đồng thời với thủ tục đăng ký biện pháp cầm cố, thế chấp bảo đảm nghĩa vụ bảo lãnh nếu pháp luật yêu cầu tài sản đó phải tuân thủ các thủ tục này. Quy định đăng ký giao dịch bảo đảm đối với hợp đồng bảo lãnh và biện pháp cầm cố, thế chấp bảo đảm nghĩa vụ bảo lãnh như thế là khá tương thích với các quy định pháp luật khác.

Hoặc, pháp luật mở theo hướng các bên có thể thỏa thuận với nhau về việc đăng ký giao dịch bảo đảm đối với giao dịch bảo lãnh. Quy định này đảm bảo tính tự chủ của các bên giao kết. Khi đó, các ngân hàng cho vay có kèm theo biện pháp bảo lãnh được quyền chủ động, linh hoạt thỏa thuận với các bên có liên quan về việc đăng ký giao dịch bảo đảm. Tuy nhiên, để thực hiện mục tiêu này, pháp luật phải hướng tới việc không giới hạn các giao

dịch bảo đảm có thể được đăng ký và đơn giản hóa các thủ tục đăng ký, tạo điều kiện cho các ngân hàng thương mại thậm chí mọi người dân có thể tiếp cận dễ dàng nhất với các thủ tục và thông tin về những giao dịch bảo đảm đã được đăng ký.

Giá trị pháp lý thực sự của hành vi đăng ký giao dịch bảo đảm không chỉ nhằm chứng minh sự tồn tại trên thực tế cũng như về mặt pháp lý của giao dịch bảo đảm đã đăng ký, mà chính là ở chỗ nó thừa nhận tài sản đã được chủ sở hữu đem bảo đảm cho việc thực hiện một hay nhiều nghĩa vụ dân sự của chính họ hoặc người khác đối với bên có quyền. Hành vi này sẽ là sự kiện pháp lý để làm phát sinh quyền được ưu tiên thanh toán của chủ nợ trong xử lý nợ xấu trong giao dịch bảo đảm đã đăng ký, so với bên nhận bảo đảm khác trong các giao dịch bảo đảm chưa được đăng ký. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc coi hành vi đăng ký giao dịch bảo đảm là sự kiện pháp lý để “đánh dấu” thứ tự hình thành các giao dịch bảo đảm đã được xác lập đối với một tài sản nào đó của người bảo lãnh và từ đó xác định thứ tự ưu tiên thanh toán khi xử lý tài sản bảo đảm đối với các chủ nợ có bảo đảm bằng tài sản. Thông qua việc đăng ký giao dịch bảo đảm, quyền và lợi ích của chủ nợ trong xử lý nợ xấu của các ngân hàng thương mại mới thực sự được bảo đảm.

Bên cạnh đó, việc đăng ký giao dịch bảo đảm góp phần làm minh bạch hệ thống thông tin tài sản, bảo vệ quyền dân sự chính đáng của mọi người dân và tổ chức, giúp họ tự bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của chính mình trước các rủi ro pháp lý trong quá trình thiết lập các giao dịch bảo đảm. Đối với các ngân hàng với vai trò là chủ nợ khi được tiếp cận các thông tin tình trạng tài sản như thế sẽ có những ứng xử chủ động, linh hoạt hơn trong phương án xử lý nợ xấu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật bảo vệ quyền và lợi ích của chủ nợ trong xử lý nợ xấu của ngân hàng thương mại bằng biện pháp bảo lãnh ở việt nam (Trang 81 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)