Đặc điểm của bảo lãnh để bảo vệ quyền và lợi ích của chủ nợ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật bảo vệ quyền và lợi ích của chủ nợ trong xử lý nợ xấu của ngân hàng thương mại bằng biện pháp bảo lãnh ở việt nam (Trang 40 - 44)

1.4. Khái niệm, đặc điểm của biện pháp bảo lãnh để bảo vệ

1.4.2. Đặc điểm của bảo lãnh để bảo vệ quyền và lợi ích của chủ nợ

trong xử lý nợ xấu của ngân hàng thương mại

Bảo lãnh là một trong chín biện pháp bảo đảm được quy định tại BLDS và là một trong các biện pháp bảo đảm phổ biến, truyền thống trong hoạt động cho vay của ngân hàng. Bảo lãnh có các đặc điểm của các biện pháp bảo đảm nói chung, đó là: Các biện pháp bảo đảm mang tính chất bổ sung cho nghĩa vụ chính; Các biện pháp bảo đảm đều có mục đích nâng cao trách nhiệm của các bên trong quan hệ nghĩa vụ dân sự; Phạm vi bảo đảm của các biện pháp bảo đảm không vượt quá phạm vi nghĩa vụ đã được xác định trong nội dung của quan hệ nghĩa vụ chính; Các biện pháp bảo đảm nghĩa vụ chỉ được áp dụng khi có sự vi phạm nghĩa vụ; Các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ được xác lập từ sự thỏa thuận giữa các bên.

Bên cạnh đó, bảo lãnh còn có những đặc điểm riêng:

Một là, bảo lãnh là biện pháp bảo đảm mang tính chất đối nhân, hay còn gọi là biện pháp bảo đảm không bằng tài sản. “Trái chủ chỉ được thi hành quyền của mình đối với người thụ trái, không được thi hành quyền của mình trên bất kỳ một tài sản cụ thể nào. Việc thi hành quyền yêu cầu của trái chủ phụ thuộc

vào tài sản đang có hoặc sẽ có trong tương lai của người thụ trái” [6]. Bảo đảm

đối nhân ở đây là bên có quyền (bên nhận bảo lãnh) được quyền yêu cầu đối với chính bên cam kết là người cụ thể, xác định (bên bảo lãnh) thực hiện nghĩa vụ thay nghĩa vụ của bên có nghĩa vụ chứ không được quyền ưu tiên thu nợ, hay

xử lý trực tiếp đối với một tài sản cụ thể nào của bên bảo lãnh này. Khác với các biện pháp bảo đảm đối vật là bên bảo đảm trao cho bên có quyền (bên nhận bảo đảm) quyền đối với tài sản bảo đảm và quyền ưu tiên thu nợ từ tài sản bảo đảm cụ thể này, cho dù tài sản đó đang nằm trong tay ai và tình trạng thực tế như thế nào. Nếu như trong biện pháp cầm cố, thế chấp bên có quyền được bên có nghĩa vụ chuyển giao quyền chiếm hữu, quản lý tài sản hoặc tài liệu chứng minh quyền sở hữu đối với tài sản, quyền xử lý tài sản bảo đảm đối với một tài sản cụ thể, xác định thì trong quan hệ bảo lãnh, bên có quyền không có bất cứ quyền nào đối với bất kỳ tài sản nào của bên bảo lãnh. Bên cạnh đó, bảo lãnh không chỉ mang tính chất đối nhân thông thường, mà nó có quan hệ với các biện pháp bảo đảm khác mang tính đối vật. Điều này thể hiện ở chỗ bên bảo lãnh có thể sử dụng tài sản của mình để cầm cố, thế chấp, đặt cọc hay kí quỹ cho bên nhận bảo lãnh để đảm bảo thực hiện cho nghĩa vụ bảo lãnh của mình. Điều này xuất phát từ việc về nguyên tắc, bảo lãnh là một biện pháp bảo đảm mang tính đối nhân, việc thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh hay quyền của bên nhận bảo lãnh có được bảo đảm hay không phụ thuộc hoàn toàn vào khả năng tài sản của bên bảo lãnh. Bên cạnh bảo lãnh, trong các biện pháp bảo đảm còn có tín chấp là biện pháp mang tính đối nhân. Tuy nhiên, tín chấp mang đặc tính đặc biệt bởi nó mang tính chất tương trợ xã hội đối với những trường hợp có điều kiện kinh tế khó khăn và đối với bên đảm bảo là tổ chức chính trị – xã hội còn bảo lãnh mang tính chất là quan hệ dân sự đơn thuần.

Hai là, bên bảo đảm trong bảo lãnh là người thứ ba, ngoài bên có quyền và bên có nghĩa vụ, bảo đảm cho bên có nghĩa vụ trong quan hệ nghĩa vụ chính. Đặc điểm này là dễ nhận diện nhất và có hình thức biểu hiện ra bên ngoài khác biệt nhất để xác định đây là biện pháp bảo lãnh. Trong các biện pháp bảo đảm khác, bên có nghĩa vụ thường đồng thời là bên đảm bảo để thực hiện cho chính nghĩa vụ của mình. Trong bảo lãnh, bên bảo đảm và

bên có nghĩa vụ là hai chủ thể hoàn toàn độc lập. Bảo lãnh được hình thành khi bên có nghĩa vụ không đủ điều kiện để bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ của mình. Trong quan hệ bảo lãnh, bên bảo lãnh luôn là người thứ ba, dùng tài sản của mình hoặc cam kết dùng tài sản của mình để thực hiện thay nghĩa vụ cho bên có nghĩa vụ trước bên có quyền (bên nhận bảo lãnh) nếu nghĩa vụ đó không có khả năng thực hiện hoặc bị vi phạm. Như vậy, ở đây có sự chuyển giao nghĩa vụ từ bên được bảo lãnh sang bên bảo lãnh. Về mặt nguyên tắc, ngoài những nghĩa vụ gắn liền với nhân thân hoặc những nghĩa vụ pháp luật quy định không được chuyển giao thì các bên có thể thỏa thuận về việc chuyển giao thực hiện nghĩa vụ nếu bên có quyền đồng ý. Việc pháp luật quy định việc chuyển giao thực hiện nghĩa vụ bắt buộc phải có sự đồng ý của bên có quyền nhằm đảm bảo quyền lợi của bên có quyền, hạn chế trường hợp chuyển giao nghĩa vụ cho bên không có khả năng thực hiện. Tựu chung, bảo lãnh là một mối quan hệ với sự tham gia của nhiều bên (ba bên) và có sự phụ thuộc quyền, nghĩa vụ lẫn nhau giữa các bên. Khi có nhiều bên cùng chịu nghĩa vụ đối với khoản vay tại ngân hàng thì quyền chủ nợ càng được bảo đảm tốt nhất.

Ba là, trong bảo lãnh, có thể có nhiều người bảo lãnh cho người có nghĩa vụ chính, những người bảo lãnh này phải liên đới thực hiện việc bảo lãnh trừ trường hợp giữa họ có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác. Thông thường, đối với một nghĩa vụ chỉ cần một người bảo lãnh là có thể đủ để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ dân sự. Tuy nhiên trong một số trường hợp, việc một người bảo lãnh cho người khác có thể xảy ra những khả năng sau: họ chỉ cam kết phạm vi bảo lãnh cho một phần nghĩa vụ hoặc họ cam kết bảo đảm toàn bộ nghĩa vụ nhưng thực tế khả năng để đảm bảo cho việc thực hiện toàn bộ nghĩa vụ là không chắc chắn. Hệ lụy của hai trường hợp

trên rất có thể dẫn đến tình trạng quyền của bên nhận bảo lãnh không được bảo đảm đầy đủ hoặc không được thực hiện mặc dù vẫn áp dụng biện pháp bảo đảm. Do đó, pháp luật quy định trường hợp các bên có thể thỏa thuận nhiều người cùng bảo lãnh một nghĩa vụ, theo đó những người này phải liên đới thực hiện việc bảo lãnh.

Điều 338 Bộ Luật Dân sự năm 2015 quy định:

Khi nhiều người cùng bảo lãnh một nghĩa vụ thì phải liên đới thực hiện việc bảo lãnh, trừ trường hợp có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định bảo lãnh theo các phần độc lập; bên có quyền có thể yêu cầu bất cứ ai trong số những người bảo lãnh liên đới phải thực hiện toàn bộ nghĩa vụ. Khi một người trong số những người bảo lãnh liên đới đã thực hiện toàn bộ nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh thì có quyền yêu cầu những người bảo lãnh còn lại phải thực hiện phần nghĩa vụ của họ đối với mình.

Bên ngân hàng cho vay là chủ nợ được đảm bảo tối đa bằng việc có thể yêu cầu bất cứ ai trong số những người bảo lãnh thực hiện toàn bộ nghĩa vụ. Đồng thời, pháp luật quy định khi một người trong số những người bảo lãnh liên đới đã thực hiện toàn bộ nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh thì có quyền yêu cầu những người bảo lãnh còn lại phải thực hiện phần nghĩa vụ của họ đối với mình.

Bốn là, bảo lãnh phải gắn liền với việc bảo vệ quyền và lợi ích của chủ nợ trong xử lý nợ xấu của các ngân hàng thương mại. Không chỉ đơn thuần là một biện pháp bảo đảm có tính dân sự thông thường mà bảo lãnh ở đây, trước hết, khi xử lý nợ xấu phải đáp ứng được mục tiêu bảo vệ được quyền và các lợi ích hợp pháp của chủ nợ. Bảo lãnh bảo đảm cho việc các ngân hàng cho vay thu hồi được khoản tiền đã cho vay và phần lợi nhuận hợp pháp từ việc cho vay khi tiến hành xử lý nợ xấu.

1.5. Nội dung của pháp luật bảo vệ quyền và lợi ích của chủ nợ trong xử lý nợ xấu của ngân hàng thƣơng mại bằng biện pháp bảo lãnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật bảo vệ quyền và lợi ích của chủ nợ trong xử lý nợ xấu của ngân hàng thương mại bằng biện pháp bảo lãnh ở việt nam (Trang 40 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)