Định hƣớng hoàn thiện pháp luật về bảo vệ quyền và lợi ích

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật bảo vệ quyền và lợi ích của chủ nợ trong xử lý nợ xấu của ngân hàng thương mại bằng biện pháp bảo lãnh ở việt nam (Trang 75 - 77)

của chủ nợ trong xử lý nợ xấu của ngân hàng thƣơng mại bằng biện pháp bảo lãnh ở Việt Nam

Hoàn thiện pháp luật về bảo vệ quyền và lợi ích của chủ nợ trong xử lý nợ xấu của ngân hàng thương mại bằng biện pháp bảo lãnh xuất phát từ việc nâng cao hiệu quả thực thi các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong Bộ luật dân sự. Thực tiễn quá trình áp dụng và thi hành các quy định về bảo đảm nghĩa vụ dân sự, trong đó có biện pháp bảo lãnh, một số quy định chưa theo kịp được mục tiêu, yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của nước ta hiện nay. Các quy định về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bằng bảo lãnh chưa tạo một cơ chế cho chủ nợ có bảo đảm thực thi tốt nhất quyền năng trên thực tế, chưa tạo hành lang an toàn pháp lý cho tất cả các chủ thể tham gia quan hệ bảo lãnh. Do đó, định hướng hoàn thiện pháp luật bảo vệ quyền và lợi ích của chủ nợ trong xử lý nợ xấu của ngân hàng thương mại bằng biện pháp bảo lãnh phải bảo đảm:

Thứ nhất, nhằm hạn chế rủi ro trong hoạt động động cho vay của các ngân hàng thương mại, giảm tỷ lệ nợ xấu, đảm bảo an toàn cho hệ thống ngân hàng. Với vai trò đặc biệt và tầm quan trọng của mình, sự an toàn hệ thống ngân hàng luôn là vấn đề được sự quan tâm, chú trọng. Để đảm bảo được sự an toàn này thì tỷ lệ nợ xấu phải được giảm thiểu tối đa. Đồng nghĩa với đó là các rủi ro trong hoạt động cho vay của ngân hàng phải được hạn chế, loại bỏ, thậm chí bị triệt tiêu để không tiềm ẩn nguy cơ hình thành các khoản nợ xấu.

Bảo lãnh với vai trò là biện pháp bảo đảm cho việc thu hồi khoản nợ cho ngân hàng, hay bảo vệ quyền lợi cho chủ nợ chính là biện pháp để hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay của ngân hàng. Không chỉ hạn chế rủi ro trong việc tiềm ẩn hình thành các khoản nợ xấu, mà bảo lãnh phải là biện pháp khi được thực thi mang lại tính hiệu quả, phát huy được các ưu điểm của biện pháp bảo đảm bảo vệ được tốt nhất quyền lợi của chủ nợ.

Thứ hai, nhằm khắc phục những bất cập của pháp luật hiện hành về bảo lãnh để bảo vệ quyền và lợi ích của chủ nợ là ngân hàng thương mại trong việc xử lý thu hồi nợ xấu. Sự bất cập trong pháp luật có thể là do sự không phù hợp trong chính các quy định cụ thể của pháp luật, cũng có thể do sự vận động của xã hội đã làm cho những quy định cũ trở nên lỗi thời không còn đáp ứng được xu hướng phát triển. Do đó, hoàn thiện hệ thống pháp luật luôn là một đòi hỏi thường trực và cấp thiết trong một xã hội luôn có sự vận động, thay đổi. Việc hoàn thiện pháp luật bảo lãnh để bảo vệ quyền và lợi ích của chủ nợ là các ngân hàng thương mại (cũng chính là quyền lợi chính đáng đối với chủ nợ) trong xử lý nợ xấu không nằm ngoài việc hoàn thiện hệ thống pháp luật nói chung này ở Việt Nam. Trong hoạt động xử lý nợ xấu của các ngân hàng thương mại, biện pháp bảo lãnh bên cạnh đã thể hiện những ưu điểm tích cực của mình cũng đã bộc bộ nhiều hạn chế, bất cập. Các bất cập của bảo lãnh khiến cho biện pháp này kém hiệu quả thực thi, các bên khó đạt được mục đích của giao kết nên e ngại trong việc lựa chọn áp dụng, và không bảo đảm được tính đồng bộ, tương thích với các quy định khác trong hệ thống pháp luật.

Thứ ba, để phù hợp với xu hướng hoàn thiện pháp luật về các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự. Pháp luật hiện hành không chỉ đáp ứng nhu cầu xã hội phát triển hiện tại mà còn phải dự đoán được xu hướng trong tương lai để đón đầu phù hợp, thích nghi với việc luôn thay đổi, vận

động của đời sống xã hội. Pháp luật về các biện pháp bảo đảm nói chung và biện pháp bảo lãnh nói riêng phải được được quy định đầy đủ, không chồng chéo và được hiểu, áp dụng nhất quán; Trao quyền tự chủ cho các chủ thể dân sự: đó là, các bên được tự do thỏa thuận, cam kết không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội; Đảm bảo tính thực thi hiệu quả trên thực tế: đó là các biện pháp bảo đảm phải phát huy được hiệu quả tối đa khi được xử lý, bảo vệ tốt nhất quyền lợi của bên có quyền, đặc biệt là quyền của bên nhận bảo đảm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật bảo vệ quyền và lợi ích của chủ nợ trong xử lý nợ xấu của ngân hàng thương mại bằng biện pháp bảo lãnh ở việt nam (Trang 75 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)