Phạm vi bảo lãnh để bảo vệ quyền và lợi ích của chủ nợ trong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật bảo vệ quyền và lợi ích của chủ nợ trong xử lý nợ xấu của ngân hàng thương mại bằng biện pháp bảo lãnh ở việt nam (Trang 48 - 50)

xử lý nợ xấu

Phạm vi bảo lãnh là giới hạn về nghĩa vụ ràng buộc giữa bên bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh trên cơ sở cam kết và sự chấp thuận cam kết của các bên trong hợp đồng bảo lãnh. Điều này có ý nghĩa thiết thực đến quyền và lợi ích của ngân hàng thương mại được bảo vệ trong xử lý nợ xấu, là khả năng bảo đảm quyền lợi khi xử lý bằng biện pháp bảo lãnh. Theo đó, giới hạn nghĩa vụ bên bảo lãnh phải thực hiện đối với bên nhận bảo lãnh có thể là một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ của bên được bảo lãnh đối với bên có quyền. Điều 336 BLDS 2015 quy định về phạm vi bảo lãnh như sau:

1. Bên bảo lãnh có thể cam kết bảo lãnh một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ cho bên được bảo lãnh.

2. Nghĩa vụ bảo lãnh bao gồm cả tiền lãi trên nợ gốc, tiền phạt, tiền bồi thường thiệt hại, lãi trên số tiền chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

3. Các bên có thể thỏa thuận sử dụng biện pháp bảo đảm bằng tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.

4. Trường hợp nghĩa vụ được bảo lãnh là nghĩa vụ phát sinh trong tương lai thì phạm vi bảo lãnh không bao gồm nghĩa vụ phát sinh sau khi người bảo lãnh chết hoặc pháp nhân bảo lãnh chấm dứt tồn tại.

Pháp luật dân sự luôn đề cao sự thỏa thuận của các bên trong quan hệ dân sự. Do vậy, đối với quan hệ bảo lãnh, các bên cũng được tự do thỏa thuận, bên bảo lãnh có thể cam kết với bên nhận bảo lãnh việc thực hiện một phần hay toàn bộ nghĩa vụ của bên được bảo lãnh trên cơ sở nghĩa vụ bảo lãnh bao gồm: tiền nợ gốc, tiền lãi trên nợ gốc, tiền phạt, tiền bồi thường thiệt hại, lãi trên số tiền chậm trả. Trong quan hệ dân sự, từ một nghĩa vụ luôn có thể làm phát sinh nhiều nghĩa vụ khác. Trong hợp đồng cho vay, ngoài nghĩa vụ trả tiền vay của bên vay, các bên còn có thể thỏa thuận cam kết thêm về các nghĩa vụ khác có thể phát sinh như: lãi trong hạn, lãi quá hạn, tiền phạt, tiền bồi thường thiệt hại… Với sự đa dạng thỏa thuận như thế, đây được coi là sự dự liệu của pháp luật về phạm vi bảo lãnh. Theo đó, có thể hiểu là nếu các bên trong quan hệ bảo lãnh không có thỏa thuận nào khác thì nghĩa vụ bảo lãnh sẽ bao gồm cả tiền lãi trên nợ gốc, tiền phạt, tiền bồi thường thiệt hại, lãi trên số tiền chậm trả. Như vậy khi xử lý nợ xấu, ngân hàng thương mại được quyền yêu cầu bên bảo lãnh thanh toán toàn bộ nghĩa vụ của khoản vay, cả bồi thường thiệt hại nếu có; tuy nhiên toàn bộ giá trị này phải nằm trong phạm vi bảo lãnh các bên đã cam kết theo hợp đồng bảo lãnh.

Đối với việc thỏa thuận sử dụng biện pháp bảo đảm bằng tài sản để bảo đảm cho nghĩa vụ bảo lãnh của các bên xuất phát từ tính chất đối nhân của biện pháp bảo đảm bằng bảo lãnh. Trong khi các bên xác lập mối quan hệ là nhằm hướng tới các lợi ích vật chất, quyền của bên nhận bảo lãnh có thỏa

mãn được hay không hoàn toàn phụ thuộc vào khả năng tài sản của bên bảo lãnh. Do đó, để nâng cao tinh thần trách nhiệm của bên bảo lãnh trong việc nghiêm túc thực hiện nghĩa vụ của mình, pháp luật dự liệu cho phép các bên có thể thỏa thuận sử dụng biện pháp bảo đảm bằng tài sản để bảo đảm cho nghĩa vụ bảo lãnh. Bởi lẽ, trường hợp bên bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ bảo lãnh thì bên nhận bảo lãnh chỉ có quyền yêu cầu bên bảo lãnh thanh toán giá trị nghĩa vụ phải thực hiện và bồi thường thiệt hại nếu có mà bên nhận bảo lãnh không có quyền xử lý trực tiếp tài sản của bên bảo lãnh. Quy định này đã khắc phục được bất cập nêu trên, bảo vệ thiết thực kịp thời quyền, lợi ích chính đáng của bên nhận bảo đảm, quyền được xử lý tài sản của bên bảo lãnh ngay khi bên bảo lãnh có sự vi phạm.

Đối với nghĩa vụ được bảo lãnh là nghĩa vụ phát sinh trong tương lai, BLDS 2005 quy định: “Trường hợp nghĩa vụ được bảo lãnh là nghĩa vụ phát sinh trong tương lai thì phạm vi bảo lãnh không bao gồm nghĩa vụ phát sinh

sau khi người bảo lãnh chết hoặc pháp nhân bảo lãnh chấm dứt tồn tại”. Như

vậy, có nghĩa là phạm vi bảo lãnh không bao gồm nghĩa vụ phát sinh sau khi người bảo lãnh chết hoặc pháp nhân bảo lãnh chấm dứt hoạt động, bởi vì các chủ thể này không còn năng lực chủ thể trong các quan hệ pháp luật nó chung và quan hệ bảo lãnh nói riêng. Điều này là phù hợp với quy định căn cứ chấm dứt nghĩa vụ dân sự: “Bên có nghĩa vụ là cá nhân chết hoặc là pháp nhân chấm dứt tồn tại mà nghĩa vụ phải do chính cá nhân, pháp nhân đó thực hiện” [21, Điều 372]. Điều này cũng xuất phát từ tính chất đối nhân của biện pháp bảo đảm bằng bảo lãnh. Chủ thể đã chấm dứt tư cách pháp lý thì không thể tuyên bố một cam kết hay thực hiện theo cam kết đó.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật bảo vệ quyền và lợi ích của chủ nợ trong xử lý nợ xấu của ngân hàng thương mại bằng biện pháp bảo lãnh ở việt nam (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)