Những hạn chế của pháp luật bảo vệ quyền và lợi ích của chủ nợ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật bảo vệ quyền và lợi ích của chủ nợ trong xử lý nợ xấu của ngân hàng thương mại bằng biện pháp bảo lãnh ở việt nam (Trang 71 - 75)

2.5. Đánh giá thực trạng pháp luật bảo vệ quyền và lợi ích của

2.5.2. Những hạn chế của pháp luật bảo vệ quyền và lợi ích của chủ nợ

nợ trong xử lý nợ xấu của ngân hàng thương mại bằng biện pháp bảo lãnh và nguyên nhân của hạn chế

Trong thời gian vừa qua, mặc dù đã có những sửa đổi, bổ sung nhưng pháp luật về bảo vệ quyền chủ nợ trong xử lý nợ xấu của ngân hàng thương mại bằng biện pháp bảo lãnh vẫn còn nhiều điểm hạn chế, bất cập. Các bất cập của hệ thống pháp luật và các vướng mắc nảy sinh chủ yếu trong việc thi hành các quy định pháp luật làm cho cơ chế bảo vệ quyền chủ nợ hợp pháp của tổ chức tín dụng hoạt động kém hiệu quả, hệ thống cưỡng chế thi hành các thỏa thuận, hợp đồng không được xây dựng, vận hành có hiệu quả, chưa là chỗ dựa tin cậy cho các bên liên quan bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

Thứ nhất, các quy định pháp luật trao nhiều quyền chủ động, tự chủ cho các chủ thể tham gia vào quan hệ bảo lãnh nhiều trường hợp lại khiến cho các bên lúng túng khi áp dụng, và nhiều trường hợp do buông lõng quản lý, kiểm soát cho vay không hiệu quả khiến cho quyền và lợi ích của chủ nợ trong xử lý nợ xấu của các ngân hàng thương mại không được bảo đảm. Chủ thể bảo lãnh thực chất không có hoặc không đủ khả năng để thực hiện bảo lãnh, hay việc thỏa thuận bảo lãnh không được lập thành văn bản hoặc việc lập văn bản chứa nội dung bảo lãnh thiếu chặt chẽ, thiếu tính ràng buộc trách nhiệm của bên bảo lãnh...

Thứ hai, việc quy định về trách nhiệm dân sự của bên bảo lãnh tưởng chừng là chặt chẽ, song thực chất, nếu chỉ bảo lãnh bằng uy tín, thì khi bên bảo lãnh bội tín buộc phải sử dụng biện pháp kiện tụng để yêu cầu bên bảo lãnh thực hiện trách nhiệm dân sự, lúc đó, bên nhận bảo lãnh sẽ rơi vào tình trạng không có một bảo đảm tin cậy nào bảo đảm cho nghĩa vụ bảo lãnh. Pháp luật cũng có quy định các bên có thể thỏa thuận với nhau sử

dụng biện pháp bảo đảm bằng tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh. Tuy nhiên, việc bảo đảm bằng tài sản này nhiều khi còn bị nhầm lẫn là dùng tài sản của bên thứ ba bảo lãnh cho nghĩa vụ của bên được bảo lãnh và đã gây ra tình trạng lúng túng áp dụng pháp luật trong thời gian qua.

Điển hình là Bản án kinh tế sơ thẩm số 26/2011/KT-ST ngày 05/08/2011 và Bản án kinh doanh thương mại sơ thẩm số 48/2011/KDTM-ST ngày 22/09/2011 của Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Ngãi có nội dung sơ lược như sau:

Một ngân hàng đã cho khách hàng vay một khoản tiền lớn và nhận tài sản đảm bảo của bên thứ ba. Tuy nhiên, khi khách hàng không trả nợ, ngân hàng tiến hành xử lý tài sản thế chấp, ở đây là nhà đất, thì bên thứ ba khởi kiện, yêu cầu tòa án tuyên hợp đồng vô hiệu. TAND tỉnh Quảng Ngãi đã chấp nhận đơn khởi kiện vì Hội đồng xét xử cho rằng, đáng lẽ các đương sự phải ký hợp đồng bảo lãnh thế chấp, chứ không phải hợp đồng thế chấp, dù rằng hợp đồng thế chấp tài sản bảo đảm được các phòng công chứng xác thực và đăng ký thế chấp tại văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất. Phiên xử phúc thẩm diễn ra sau đó vẫn y án sơ thẩm.

Chính vì vậy, trên thực tế hiện nay, các ngân hàng thương mại thường sử dụng biện pháp bảo lãnh như là một biện pháp bảo đảm bổ sung, đi kèm với biện pháp nhận cầm cố, thế chấp tài sản.

Thứ ba, trách nhiệm của bên bảo lãnh và bên được bảo lãnh chưa cao khi phát sinh nghĩa vụ bảo lãnh, các NHTM thường phải yêu cầu Tòa án ra phán quyết buộc các bên thực hiện nghĩa vụ. Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới [15], thời gian bình quân để giải quyết tranh chấp tại Việt Nam theo con đường Tòa án là 400 ngày, với chi phí 29% giá trị khoản nợ và chỉ số chất lượng tố tụng tư pháp của Việt Nam chỉ đạt 6,5/18. Đồng thời, số lượng vụ việc thi hành án dân sự liên quan tín dụng ngân hàng còn tồn đọng chưa được

thi hành 2016 là 15.949 việc với giá tiền tồn đọng, chưa được thi hành là 58.997 tỷ đồng [26].

Theo NHNN, tỷ lệ nợ xấu nội bảng ước tính đến cuối tháng 6/2019 là 1,91%. Như vậy, có sự đi ngược lại xu thế giảm dần các năm gần đây, tỷ lệ nợ xấu nội bảng đã tăng nhẹ so với mức cuối năm 2018 là 1,89% [35]. Điều đó cho thấy, vấn đề nợ xấu vẫn đang còn rất nhức nhối, pháp luật cần phải hoàn thiện để bảo vệ tốt hơn quyền và lợi ích của chủ nợ trong xử lý nợ xấu của các ngân hàng thương mại, nhất là việc xử lý nợ xấu bằng biện pháp bảo lãnh.

Nguyên nhân của những hạn chế nêu trên trước hết xuất phát từ văn hóa pháp luật chưa cao, tâm lý pháp luật với sự tôn trọng, tuân thủ pháp luật chưa triệt để của nhiều người trong xã hội. Trong cộng đồng chưa tạo được một ý thức tôn trọng, tự giác chấp hành, thực hiện các quy định pháp luật. Các cơ quan thực thi pháp luật chưa thực thi triệt để các quyền hành, nghĩa vụ được giao khiến cho cùng một vụ việc nhưng lại có nhiều kiểu cách xử lý khác nhau. Bên cạnh đó là nguyên nhân do pháp luật chưa có các quy định để trao quyền quyết liệt cho chủ nợ, đối tượng cần được phép sử dụng các biện pháp tích cực, hợp lý nhằm thu hồi được khoản nợ; trong đó các quy định về quyền được tiếp cận, xử lý nhanh chóng các tài sản của bên có nghĩa vụ, bao gồm cả bên có nghĩa vụ thực hiện bảo lãnh để thu hồi giá trị vật chất cho khoản nợ. Song song với đó cần thiết có các quy định chế tài có tính răn đe cao nhằm nâng cao trách nhiệm của các bên giao kết. Pháp luật cũng cần quy định các cơ chế thực thi trong quá trình xử lý nợ xấu giúp các cơ quan công quyền áp dụng hiệu quả, minh bạch hỗ trợ công tác xử lý nợ xấu.

Kết luận Chƣơng 2

Hệ thống pháp luật nói chung và hệ thống pháp luật về kinh tế nói riêng vẫn bộc lộ nhiều bất cập, đặc biệt là các quy định về bảo vệ quyền chủ nợ của tổ chức tín dụng trong xử lý nợ xấu bằng biện pháp bảo lãnh. Các bất cập của hệ thống pháp luật và các vướng mắc nảy sinh trong việc thi hành các quy định pháp luật làm cho cơ chế bảo vệ quyền chủ nợ hợp pháp của tổ chức tín dụng hoạt động kém hiệu quả, hệ thống cưỡng chế thi hành các thỏa thuận, hợp đồng không được xây dựng, vận hành có hiệu quả, chưa là chỗ dựa tin cậy cho các bên liên quan bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

Với nhiều ưu điểm của pháp luật về bảo vệ quyền và lợi ích của chủ nợ trong xử lý nợ xấu của các ngân hàng thương mại bằng biện pháp bảo lãnh tuy nhiên vẫn có thể nhận thấy một số điểm bất cập như: Pháp luật về bảo lãnh hiện hành không có quy định riêng về điều kiện đặc biệt nào đối với chủ thể bảo lãnh, không hạn chế chủ thể bảo lãnh; Nếu lấy tiêu chí đăng ký để xác lập thứ tự ưu tiên thanh toán thì không đảm bảo quyền và lợi ích hợp của bên nhận bảo lãnh do biện pháp bảo lãnh không thuộc diện đăng ký giao dịch bảo đảm; Chủ nợ có bảo đảm gặp nhiều khó khăn khi tiếp cận tài sản của bên bảo lãnh để thu hồi nợ có bảo đảm do quy trình phức tạp, do không có cơ chế hợp lý trong việc xử lý tài sản bảo đảm, phù hợp với yêu cầu thực tế. Còn trường hợp các bên không có thỏa thuận về việc cầm cố, thế chấp tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh thì việc buộc bên bảo lãnh phải giao tài sản thuộc sở hữu của mình là không có tính khả thi...

Thời gian qua hoạt động xử lý nợ xấu đã đạt được nhiều kết quả tích cực; tuy nhiên, với các quy định hiện tại và thực tế thực thi quy định về bảo lãnh thì việc bảo vệ các quyền, lợi ích của chủ nợ là các ngân hàng thương mại trong xử lý nợ xấu vẫn chưa hoàn toàn triệt để. Do đó, vấn đề định hướng và đưa ra các giải pháp hoàn thiện pháp luật vẫn luôn cấp thiết, thường trực.

CHƢƠNG 3

ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ QUYỀN VÀ LỢI ÍCH CỦA CHỦ NỢ TRONG XỬ LÝ NỢ XẤU

CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI BẰNG BIỆN PHÁP BẢO LÃNH Ở VIỆT NAM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật bảo vệ quyền và lợi ích của chủ nợ trong xử lý nợ xấu của ngân hàng thương mại bằng biện pháp bảo lãnh ở việt nam (Trang 71 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)