Khái niệm bảo lãnh để bảo vệ quyền và lợi ích của chủ nợ trong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật bảo vệ quyền và lợi ích của chủ nợ trong xử lý nợ xấu của ngân hàng thương mại bằng biện pháp bảo lãnh ở việt nam (Trang 36 - 40)

1.4. Khái niệm, đặc điểm của biện pháp bảo lãnh để bảo vệ

1.4.1. Khái niệm bảo lãnh để bảo vệ quyền và lợi ích của chủ nợ trong

trong xử lý nợ xấu của ngân hàng thương mại

Quyền và lợi ích của chủ nợ trong xử lý nợ xấu chỉ được bảo vệ khi khoản tiền cho vay được bảo đảm. Bảo đảm tiền vay là hàng loạt các giải pháp nhằm mục đích thực hiện cho được yêu cầu buộc vốn cho vay ra phải

được quay về với người cho vay sau một chu kỳ nhất định với đầy đủ cả gốc và lãi. Theo nghĩa hẹp hơn, bảo đảm tiền vay là những biện pháp mà các ngân hàng cho vay áp dụng nhằm ngăn ngừa và hạn chế tới mức thấp nhất những rủi ro có thể xảy ra trong hoạt động cho vay của mình, cụ thể là bảo đảm cho việc thu hồi vốn và lãi suất vay [25]. Khi tham gia quan hệ tín dụng, các chủ thể sẽ thỏa thuận thiết lập, áp dụng dựa trên các quy định của pháp luật về biện pháp bảo đảm nói chung và bảo đảm tiền vay nói riêng, để tạo sự yên tâm cho nhau. Các biện pháp bảo đảm này là các biện pháp tác động mang tính chất dự phòng nhằm qua đó để đảm bảo cho việc thực hiện nghĩa vụ đồng thời ngăn ngừa và khắc phục những hậu quả xấu do việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ gây ra, ngăn ngừa các hành vi vi phạm của bên có nghĩa vụ vừa bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của bên có quyền. Trong giao lưu dân sự, đặc biệt trong quan hệ kinh doanh thương mại, hoạt động cho vay của ngân hàng biện pháp bảo đảm càng đóng một vai trò hết sức quan trọng. Trong hoạt động cho vay đây chính là các biện pháp bảo vệ chủ nợ phổ biến, hiệu quả nhất.

Các biện pháp bảo đảm trong hoạt động cho vay của ngân hàng dựa trên cơ sở các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự. Do đó, các biện pháp này được áp dụng nhằm hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay của ngân hàng có thuộc tính của các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự trong pháp luật dân sự. Theo quy định của Bộ luật dân sự hiện hành có 9 biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ, đó là: cầm cố tài sản, thế chấp tài sản, bảo lãnh, tín chấp, đặt cọc, ký cược, ký quỹ, bảo lưu quyền sở hữu và cầm giữ tài sản. Trong hoạt động cho vay của các ngân hàng thương mại các biện pháp phổ biến được sử dụng là: cầm cố tài sản, thế chấp tài sản (là hai biện pháp bảo đảm dùng tài sản của khách hàng để để bảo đảm cho nghĩa vụ trả nợ của chính khách hàng đó tại ngân hàng) và bảo lãnh (là trường hợp người thứ ba

cam kết với ngân hàng thực hiện trả nợ thay cho khách hàng nếu khách hàng không thực hiện đúng nghĩa vụ của họ đối với ngân hàng).

Khái niệm bảo lãnh dưới góc độ kinh tế xã hội và góc độ pháp lý được hiểu theo các cách khác nhau. Theo từ điển Tiếng Việt, bảo lãnh được hiểu theo nghĩa: “bảo đảm cho (một cá nhân hoặc tổ chức) làm một việc hoặc hưởng một quyền lợi có gắn với nghĩa vụ, chịu trách nhiệm nếu (cá nhân

hoặc tổ chức ấy) sau này không thực hiện nghĩa vụ” [37]. Từ định nghĩa trên

cho thấy, dưới góc độ kinh tế xã hội, bảo lãnh là việc một người đứng ra bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ của người khác. Trong trường hợp người có nghĩa vụ không thực hiện được thì người bảo lãnh phải chịu trách nhiệm cho việc không thực hiện nghĩa vụ được bảo lãnh đó. “Bảo lãnh” theo giải nghĩa của Từ điển Tiếng Việt nêu trên vừa có thể là một hành vi pháp lý mang tính chất đối vật (bảo đảm bằng tài sản), vừa có thể là hành vi pháp lý mang tính chất đối nhân (bảo đảm bằng uy tín). Tính chất đối vật của sự bảo lãnh thể hiện ở chỗ, người đứng ra bảo lãnh có thể cam kết dùng quyền của mình đối với các tài sản xác định để bảo đảm cho nghĩa vụ của một người khác. Còn tính chất đối nhân của sự bảo lãnh lại thể hiện ở chỗ, người đứng ra bảo lãnh có thể cam kết dùng tư cách, phẩm chất, uy tín của mình đối với người khác để bảo đảm cho hành động hay tư cách của người thứ ba. Trong lĩnh vực pháp lý Việt Nam hiện đại, bảo lãnh được quan niệm là một trong những biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và được quy định trong Bộ luật Dân sự.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 335 BLDS 2015 quy định về bảo lãnh: Bảo lãnh là việc người thứ ba (sau đây gọi là bên bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (sau đây gọi là bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (sau đây gọi là bên được bảo lãnh), nếu khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.

Theo quy định trên thì bảo lãnh trong hoạt động cho vay của các ngân hàng thương mại là mối quan hệ có sự tham gia của ba chủ thể. Đó là việc một người hay một tổ chức (gọi là bên bảo lãnh) cam kết với ngân hàng cho vay (gọi là bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho cá nhân, tổ chức vay (gọi là bên được bảo lãnh) nếu khi đến thời hạn mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ trả nợ. Như vậy, khác với cầm cố, thế chấp và các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự khác, trong bảo lãnh có sự xuất hiện của chủ thể thứ ba ngoài bên có quyền và bên có nghĩa vụ đó là bên bảo lãnh. Bảo lãnh ở đây có tính chất đối nhân. Nếu tính chất bảo đảm trong cầm cố, thế chấp được gắn liền với tài sản bảo đảm thì trong quan hệ bảo lãnh tính chất bảo đảm được thể hiện thông qua sự cam kết của người thứ ba (bên bảo lãnh) với bên có quyền (bên nhận bảo lãnh hay là ngân hàng) về việc thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (bên được bảo lãnh).

Như vậy, bảo lãnh để bảo vệ quyền và lợi ích của chủ nợ trong xử lý nợ xấu của ngân hàng thương mại là biện pháp bảo đảm việc thu hồi vốn và lãi suất vay trong xử lý nợ xấu của các ngân hàng cho vay.

Có thể nói, trong hoạt động cho vay của các ngân hàng hiện nay, bảo lãnh là một trong những biện pháp được áp dụng khá phổ biến với những điều kiện, thủ tục thuận tiện. Khi tham gia quan hệ vay với các ngân hàng thương mại, bên đi vay thường phải có năng lực tài chính hoặc tài sản để bảo đảm cho nghĩa vụ trả nợ của mình. Trên thực tế, không phải lúc nào bên đi vay cũng có đủ tài sản để cầm cố hoặc thế chấp nhằm bảo đảm nghĩa vụ trả nợ khi đến hạn. Việc tham gia của bên bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ sẽ giúp cho nhiều tổ chức, cá nhân có khả năng được vay vốn; dòng tiền vay từ ngân hàng được đưa vào sản xuất, kinh doanh rộng rãi, phổ biến hơn thúc đẩy nền kinh tế phát triển, tăng cường lợi nhuận. Như vậy, đây được coi như là biện pháp “ba bên

cùng có lợi” [27]. Bên vay được vay vốn phục vụ đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, tháo gỡ khó khăn đáp ứng nhu cầu đời sống; ngân hàng thu được càng nhiều lợi nhuận từ việc giải ngân được nhiều vốn vay, đưa được nhiều nguồn tín dụng vào lưu thông của nền kinh tế, len lõi được nhiều ngõ ngách của đời sống, xã hội; bên bảo lãnh nhận được những lợi ích từ việc bảo lãnh theo thỏa thuận với bên được bảo lãnh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật bảo vệ quyền và lợi ích của chủ nợ trong xử lý nợ xấu của ngân hàng thương mại bằng biện pháp bảo lãnh ở việt nam (Trang 36 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)