Hợp đồng bảo lãnh để bảo vệ quyền và lợi ích của chủ nợ trong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật bảo vệ quyền và lợi ích của chủ nợ trong xử lý nợ xấu của ngân hàng thương mại bằng biện pháp bảo lãnh ở việt nam (Trang 50 - 53)

xử lý nợ xấu

lãnh, bên được bảo lãnh với bên nhận bảo lãnh về việc bên bảo lãnh cam kết với bên nhận bảo lãnh (ngân hàng) sẽ thực hiện trả nợ thay cho bên được bảo lãnh (bên vay tiền ngân hàng) nếu khi đến thời hạn trả nợ mà bên vay tiền không trả hoặc không trả đủ nợ. Nếu hai bên có thỏa thuận, bên bảo lãnh chỉ phải trả nợ cho ngân hàng khi bên vay tiền không có khả năng trả nợ. Hợp đồng bảo lãnh cũng có thể chỉ được ký chỉ giữa bên bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh. Do đó, hợp đồng bảo lãnh có sự độc lập tương đối đối với hợp đồng cho vay giữa bên được bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh. Lúc này, trong nội dung của hợp đồng sẽ dẫn chiếu đến nội dung nghĩa vụ được bảo lãnh, chính là nghĩa vụ trả nợ của người đi vay tiền từ ngân hàng.

Với phương thức là hợp đồng thì bảo lãnh không phải là một hành vi pháp lý đơn phương vì nó có sự chấp thuận giao kết hợp đồng giữa bên bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh, bên được bảo lãnh. Từ thời điểm giao kết hợp đồng bảo lãnh, bên bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh là các ngân hàng thương mại (thậm chí cả bên được bảo lãnh) được tự do, tự nguyện, chủ động cam kết, thỏa thuận với nhau về các nội dung bảo lãnh, phù hợp với quy định của pháp luật, không vi phạm điều cấm, không trái đạo đức xã hội.Theo đó, các bên phải chịu trách nhiệm với những nội dung đã cam kết, thỏa thuận. Trong xử lý nợ xấu của các ngân hàng thương mại, hợp đồng bảo lãnh chính là căn cứ để ngân hàng bảo vệ được các quyền và lợi ích của mình.

Như vậy, ngay từ thời điểm giao kết hợp đồng bảo lãnh, các ngân hàng thương mại phải dự kiến, kiểm soát các rủi ro từ các nội dung thỏa thuận bảo lãnh được bên bảo lãnh đưa ra. Đồng thời, ngân hàng phải chủ động đưa vào hợp đồng các điều khoản có nội dung có lợi nhằm đảm bảo được quyền lợi của ngân hàng. Từ đó, khi phải xử lý nợ xấu bằng biện pháp bảo lãnh, ngân hàng có căn cứ để thực hiện áp dụng các hình thức, cách thức, biện pháp bảo vệ quyền và lợi ích chủ nợ của mình.

Kết luận Chƣơng 1

Nợ xấu phát sinh từ hoạt động cho vay của các ngân hàng thương mại và có nguy cơ gây nên những hậu quả khôn lường cho chính ngân hàng và thậm chí cả nền kinh tế. Việc bảo vệ quyền lợi hợp pháp của chủ nợ là các ngân hàng cho vay trong xử lý nợ xấu là một yêu cầu chính đáng và đây cũng chính là việc bảo vệ cho nền kinh tế chung phát triển lành mạnh, bền vững.

Khi phát sinh nợ xấu, chủ nợ có đầy đủ các quyền được pháp luật cho phép và bằng các phương thức hợp pháp để thực hiện truy đòi khoản tiền đã cho khách hàng vay và các khoản lợi chính đáng đáng lẽ ngân hàng được hưởng theo thỏa thuận. Theo đó, đối với chủ nợ thì quyền trước tiên và căn bản nhất chính là quyền đòi nợ. Bảo lãnh, một trong các biện pháp bảo đảm tiền vay được quy định trong pháp luật dân sự nhằm mục tiêu bảo đảm quyền đòi nợ đó, cũng chính là bảo vệ quyền và lợi ích chủ nợ trong xử lý nợ xấu.

Bảo lãnh là một trong chín biện pháp bảo đảm được quy định tại BLDS và là một trong các biện pháp bảo đảm phổ biến, truyền thống trong hoạt động cho vay của ngân hàng. Trong hoạt động xử lý nợ xấu, bảo lãnh phải gắn liền với việc bảo vệ quyền và lợi ích của chủ nợ. Chủ nợ yêu cầu bên bảo lãnh thanh toán toàn bộ giá trị nghĩa vụ phải thực hiện và bồi thường thiệt hại nếu có từ đó xử lý các tài sản, lợi ích vật chất của bên bảo lãnh mà bên bảo lãnh đã cam kết để bảo đảm cho khoản vay của bên được bảo lãnh; tuy nhiên toàn bộ giá trị này phải nằm trong phạm vi bảo lãnh các bên đã cam kết theo hợp đồng bảo lãnh.

Mặc dù về mặt quy định của pháp luật, xử lý nợ xấu bằng biện pháp bảo lãnh dường như đã bảo vệ được quyền và lợi ích của chủ nợ là các ngân hàng thương mại cho vay nhưng thực tế việc các quy định pháp luật và việc thi hành vẫn còn nhiều bất cập. Chương 2 sau đây sẽ làm rõ hơn về vấn đề này.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ QUYỀN VÀ LỢI ÍCH CỦA

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật bảo vệ quyền và lợi ích của chủ nợ trong xử lý nợ xấu của ngân hàng thương mại bằng biện pháp bảo lãnh ở việt nam (Trang 50 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)