Về thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật bảo vệ quyền và lợi ích của chủ nợ trong xử lý nợ xấu của ngân hàng thương mại bằng biện pháp bảo lãnh ở việt nam (Trang 83 - 86)

3.2. Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về bảo lãnh nhằm bảo

3.2.4. Về thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh

Pháp luật cần quy định hướng dẫn cụ thể, rõ ràng về cách thức xử lý trách nhiệm về tài sản đối với các bên bảo lãnh và đặc biệt trong trường hợp

có thỏa thuận sử dụng biện pháp bảo đảm bằng tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh. Bởi lẽ, việc xử lý tài sản luôn là vấn đề nhạy cảm, nhức nhối trong công tác xử lý nợ xấu, thu hồi khoản nợ. Nếu pháp luật không có các quy định chi tiết, cụ thể, thống nhất thì điệp khúc tồn tại bấy lâu là việc khiếu nại, khiếu kiện, chống đối, trì hoãn đối với hoạt động xử lý nợ xấu cũng như xử lý tài sản của ngân hàng vẫn sẽ còn gặp nhiều vướng mắc. Người bảo lãnh bị xử lý tài sản chưa tâm phục, cơ quan công quyền chưa có căn cứ pháp lý rõ ràng thì quyền và lợi ích của chủ nợ trong xử lý nợ xấu của ngân hàng thương mại sẽ còn chưa được bảo đảm.

Theo đó, các ngân hàng thương mại phải được quyền thu giữ, xử lý các tài sản này nếu đủ điều kiện khi tiến hành xử lý nợ xấu.Thậm chí có thể quy định quyền của bên nhận bảo lãnh được quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời trong trường hợp bên bảo lãnh cố tình không hợp tác giao tài sản để xử lý thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh. Về mặt pháp lý và trên thực tiễn thi hành cần thừa nhận quyền xử lý tài sản của bên bảo lãnh nhanh chóng, tránh mâu thuẫn trong hệ thống pháp luật. Nên coi đó là quyền mặc nhiên của ngân hàng và có cơ chế bảo đảm cho quyền này được thực thi. Các cơ quan chức năng cần có sự phối hợp chặt chẽ, cơ chế hoạt động và kỹ cương thực hiện để việc xử lý trách nhiệm tài sản có hiệu quả.

Ngân hàng có thể thỏa thuận nội dung trường hợp đến hạn thực hiện nghĩa vụ thay cho khách hàng mà bên bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ, bên bảo lãnh phải: (i) giao tài sản cho ngân hàng để xử lý theo yêu cầu của ngân hàng (trường hợp không có thỏa thuận về việc bên bảo lãnh sử dụng biện pháp bảo đảm bằng tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh); (ii) giao tài sản đã thế chấp và/hoặc chấp nhận để ngân hàng xử lý tài sản thu hồi nợ của khách hàng theo thỏa thuận trong hợp đồng

bảo đảm (trường hợp bên bảo lãnh sử dụng biện pháp bảo đảm bằng tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh); (iii) tiếp tục giao tài sản của mình cho ngân hàng để xử lý nếu số tiền thu được sau khi xử lý tài sản không đủ thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh (trường hợp bên bảo lãnh sử dụng biện pháp bảo đảm bằng tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh); (iv) chấp nhận để ngân hàng phong tỏa/tạm khóa số dư tiền gửi/số dư trên tài khoản thanh toán của mình trong và ngoài nước (nếu có), đồng thời được quyền yêu cầu các tổ chức tín dụng chuyển mọi khoản tiền về cho ngân hàng chủ nợ để thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.

Với đặc tính của một biện pháp bảo đảm đối nhân trong khi tại giai đoạn xử lý nợ xấu các ngân hàng chủ nợ lại mong muốn thu hồi được các lợi ích vật chất nhằm làm hạn chế tổn thất của khoản nợ xấu nhưng tại giai đoạn này bên bảo lãnh thường đã vi phạm, không tuân thủ cam kết bảo lãnh của mình thì cơ chế cho phép ngân hàng được tiếp cận, xử lý các tài sản của bên bảo lãnh là hoàn toàn cần thiết. Việc cho phép các bên tự do thỏa thuận và ngân hàng xử lý nợ xấu được chủ động xử lý các tài sản của bên bảo lãnh để thực hiện bảo đảm sẽ giảm bớt được các thủ tục pháp lý hiện đang nhiều cồng kềnh, rút ngắn thời gian xử lý, đồng thời tiết giảm được rất nhiều chi phí cho ngân hàng. Có như vậy việc xử lý nợ xấu của các ngân hàng mới mang lại nhiều hiệu quả thiết thực bởi vốn dĩ khi khoản nợ chuyển thành nợ thì ngân hàng đã phải ít nhiều chịu tổn thất và sẽ còn nguy cơ gánh chịu thêm các thiệt hại khác nếu khoản nợ xấu không được xử lý kịp thời.

Trong xu hướng xây dựng một nền pháp quyền thượng tôn pháp luật, các chủ thể tham gia giao dịch trong quan hệ bảo lãnh nói riêng và các giao dịch dân sự nói chung cần phải có trách nhiệm với các cam kết của mình. Chủ nợ là các ngân hàng thương mại là bên có quyền lợi hợp pháp cần phải được bảo vệ, đặc biệt trong giao đoạn xử lý nợ xấu. Bất kể hành vi vi phạm

nào xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của người khác đều phải chịu chế tài thích đáng. Các chủ thể khi tham gia vào quan hệ bảo lãnh hoặc bất kỳ một quan hệ nào cũng phải có sự cân nhắc, thận trọng và sẵn sàng chấp nhận các rủi ro có khả năng phát sinh. Như thế ý thức pháp luật trong đời sống dân sự mới được nâng cao, xã hội dần phát triển đi lên thành một xã hội dân sự tiến bộ, văn minh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật bảo vệ quyền và lợi ích của chủ nợ trong xử lý nợ xấu của ngân hàng thương mại bằng biện pháp bảo lãnh ở việt nam (Trang 83 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)