Xây dựng kế hoạch tuyển dụng

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Tuyển dụng nhân lực tại công ty TNHH sản xuất vật liệu xây dựng Phương Nam, Ninh Bình (Trang 26 - 31)

3 .M ục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

6. Kết cấu luận văn

1.4. Nội dung tuyển dụng nhân lực trong doanh nghiệp

1.4.1. Xây dựng kế hoạch tuyển dụng

Việc xây dựng kế hoạch tuyển dụng có vai trò quan trọng đối với DN giúp cho công tác tuyển dụng đƣợc thành công do xác định đƣợc nhu cầu nhân lực. Kế hoạch tuyển dụng gồm có các nội dung:

1.4.1.1.Xác định người thực hiện tuyển dụng

Tuyển dụng là một trong những chức năng cơ bản của quản trị nhân lực. Bộ phận thực hiện các công việc liên quan đến nhân lực của tổ chức

thông thƣờng là bộ phận tổ chức hành chính, bộ phận nhân sự tùy thuộc vào từng công ty. Công tác tuyển dụng cũng là một trong những chức năng mà

phòng tổ chức hành chính phải thực hiện. Căn cứ vào các nhu cầu của các

phòng ban, đơn vịtrong DN đề xuất lên mà phòng tổ chức hành chính sẽ xây dựng kế hoạch tuyển dụng cụ thể tùy vào từng vị trí.

1.4.1.2.Xác định nhu cầu tuyển dụng

“Xác định nhu cầu tuyển dụng nhằm xác định đúng nhu cầu nhân lực của doanh nghiệp trong hiện tại và tƣơng lai. Căn cứ vào nhu cầu sản xuất

kinh doanh, định hƣớng phát triển của doanh nghiệp để có thể biết đƣợc cần tuyển bao nhiêu nhân sự, ở vị trí nào, yêu cầu về trình độ chuyên môn để có thể xác định nhu cầu tuyển dụng một cách chính xác nhất.”

Việc xác định nhu cầu tuyển dụng là việc DN xác định đƣợc số lƣợng, chất lƣợng và cơ cấu nhân lực cần tuyển và thời gian cụ thể cần nhân lực đó

tại DN.

Nhu cầu tuyển dụng phản ánh trạng thái thiếu hụt lao động của DN trong một khoảng thời gian nhất định. DN có thể có nhiều biện pháp khác

nhau để giải quyết sự thiếu hụt này nhƣ: luân chuyển, kiêm nhiệm, tăng ca,

làm thêm giờ, thuê gia công, ký hợp đồng phụ…Chỉtrong các trƣờng hợp mà các biện pháp trên không thể đáp ứng đƣợc nữa thì DN mới có nhu cầu tuyển dụng.

Việc xác định nhu cầu về số lƣợng và chất lƣợng đóng vai trò quan

trọng trong kế hoạch tuyển dụng. Nó đƣợc thể hiện ở bảng tiêu chuẩn công việc nhƣ: trình độ chuyên môn, kinh nghiệm, kỹ năng của ứng viên cần tuyển.

Ngoài ra để tuyển dụng đƣợc đúng nhân sự cho các vị trí thì công ty cần phải xây dựng bản mô tả công việc cụ thể cho từng vịtrí định tuyển.

Việc xây dựng đƣợc bảng mô tả công việc và bảng tiêu chuẩn công việc giúp cho công tác tuyển dụng của công ty tiến hành khách quan và chính xác, giúp công ty tuyển đƣợc đúng ngƣời, đúng vị trịđảm nhận công việc.

1.4.1.3. Lập kế hoạch tuyển dụng cụ thể

Công tác lập kế hoạch tuyển dụng cần phải có một số nội dung nhƣ:

nguồn tuyển dụng, phƣơng pháp tuyển dụng, chi phí tuyển dụng, thời gian,

địa điểm tuyển dụng.

*Xác định phương pháp tuyển dụng:

Doanh nghiệp có thể sử dụng một số phƣơng pháp tuyển dụng dƣới

đây:

-Sàng lọc hồsơ: Các ứng viên khi một ứng tuyển vào DN thƣờng cung

cấp cho DN một hồsơ. Hồ sơ của ứng viên thông thƣờng sẽ cung cấp một số thông tin nhƣ: trình độ học vấn, chuyên môn, kinh nghiệm làm việc, giới tính, tuổi, chiều cao, cân nặng,..Các thông tin rút ra từ hồ sơ không đủ đánh giá

toàn diện về ứng viên nhƣng có thể dùng để loại bớt các ứng viên không đáp ứng đƣợc một số yêu cầu cơ bản của DN.

-Thi trắc nghiệm: Sau khi qua sàng lọc hồ sơ để kiểm tra trình độ

chuyên môn cũng nhƣ khảnăng phản ứng nhanh, các bài trắc nghiệm IQ, EQ

đƣợc xây dựng. Việc thực hiện thi trắc nghiệm sẽ giúp cho DN loại bớt đƣợc các ứng viên không phù hợp thông qua tiêu chí đánh giá cụ thể.

- Phỏng vấn: Đây là phƣơng pháp trao đổi thông tin trực tiếp giữa ứng viên và nhà tuyển dụng. Nhà tuyển dụng sẽ kiểm tra về kiến thức, kỹ năng,

kinh nghiệm, xác định động cơ làm việc của ứng viên để xác định xem ứng

viên đó có thể làm tốt công việc ứng tuyển không. Bƣớc này đƣợc diễn ra sau

hơn về ứng viên, quan sát phản ứng của họ với các câu hỏi đƣợc đƣa ra, quan

sát khảnăng giao tiếp của họ. Các loại phỏng vấn:

+ Phỏng vấn theo mẫu: các nhà tuyển dụng chuẩn bị sẵn một số câu

hỏi liên quan, yêu cầu ứng viên trả lời và căn cứ vào tiêu chuẩn sẵn có để đánh giá ứng viên.

+ Phỏng vấn tình huống: Nhà tuyển dụng đƣa ra một tình huống giảđịnh

hoặc đã từng xảy ra trong thực tế rồi yêu cầu ứng viên xử lý tình huống đó.

+ Phỏng vấn mục tiêu:Đƣợc xác định dựa vào công việc cụ thể mà các

ứng viên phải trả lời theo mục tiêu xác định từtrƣớc.

- Điều tra xác minh: Đây là phƣơng pháp đƣợc sử dụng khi nhà tuyển

dụng đã có quyết định lựa chọn ứng viên. Mục đích của phƣơng pháp này là

giúp cho nhà tuyển dụng củng cố quyết định lựa chọn. Nhà tuyển dụng có thể

yêu cầu ứng viên cung cấp tên của một số ngƣời giới thiệu, những ngƣời có thể đánh giá hoặc cung cấp thông tin về phẩm chất, kinh nghiệm, năng lực của ứng viên.

*Xác định nơi tuyển dụng

“Nơi tuyển dụng là nơi phát sinh nhu cầu tuyển dụng. Đây có thể là nơi

mà DN hoạt động hoặc là nơi mà DN lựa chọn phụ thuộc yêu cầu của công việc và đặc điểm của thịtrƣờng lao động.

Các DN cần phải lựa chọn thị trƣờng, vùng để tuyển dụng. Có thể xác

định vùng tuyển dụng tại một sốđịa điểm nhƣ:

- Thị trƣờng lao động đô thị: tập trung các nguồn lao động có chất

lƣợng cao của nhiều ngành nghề khác nhau.

- Các trƣờng đại học, cao đẳng, trung cấp, dạy nghề

- Các trung tâm công nghiệp dịch vụ, các khu chế xuất, khu vực có vốn

*Xác định thời gian tuyển dụng:

Khi đã xác định đƣợc địa điểm tuyển dụng thì trong kế hoạch tuyển dụng DN cần phải xác định cụ thể thời gian tuyển dụng. Việc xác định thời gian tuyển dụng phụ thuộc vào quá trình tuyển dụng của DN. DN có thể chia quá trình tuyển dụng thành nhiều bƣớc nhỏ, mỗi bƣớc sẽ ứng với một mốc thời gian.

*Xác định chi phí tuyển dụng

Chi phí cho tuyển dụng bao gồm:

- Chi phí thời gian thông qua các cấp bậc trong doanh nghiệp cũng nhƣ các chuyên viên QTNL trong việc xác định và xây dựng nhu cầu tuyển dụng.

- Chi phí đăng tin tuyển dụng

- Chi phí phải trả cho văn phòng tuyển dụng

- Chi phí thời gian bỏ ra trong việc phê duyệt thƣ, hồ sơ ứng tuyển, phỏng vấn ứng viên

- Chi phí cho nhân viên mới: đào tạo nhân viên mới, thích nghi với

môi trƣờng làm việc nên năng suất thấp hơn mức bình thƣờng.

Các đợt tuyển dụng khác nhau của công ty sẽ có các mức chi phí khác nhau nhiều hay ít tùy thuộc vào quy mô tuyển dụng của DN.

*Thành lập hội đồng tuyển dụng

Hội đồng tuyển dụng là bộ phận quyết định và điều hành toàn bộ quá trình tuyển dụng của DN. Việc thành lập Hội đồng tuyển dụng sẽ đảm bảo cho việc tuyển dụng đƣợc diễn ra đũng trình tự. Để có thể lựa chọn đƣợc các

ứng viên xuất sắc, hội đồng tuyển dụng sẽ là những ngƣời có khả năng nhìn

nhận, đánh giá, họ là những ngƣời có chuyên môn, nghiệp vụ, có kinh nghiệm phỏng vấn đểđảm bảo tuyển dụng đƣợc đúng ngƣời, đúng việc, theo

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Tuyển dụng nhân lực tại công ty TNHH sản xuất vật liệu xây dựng Phương Nam, Ninh Bình (Trang 26 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)