1.1 .TỔNG QUAN RỦI RO TỶ GIÁ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.2. QUẢN TRỊ RỦI RO TỶ GIÁ TẠI NHTM
1.2.2.4. Các biện pháp quản trị rủi ro tỷ giá
a. Sử dụng các giới hạn trạng thái ngoại tệ
Hạn mức là giới hạn trạng thái tối đa mà mỗi nhóm, mỗi giao dịch viên kinh doanh ngoại tệ được phép thực hiện. Tùy theo kinh nghiệm, trình độ, mục đích kinh doanh, năng lực tài chính và cơng nghệ mà hạn mức giữa các tổ chức, giữa các nhân viên kinh doanh là không giống nhau. Việc quản trị hạn mức kinh doanh tại một ngân hàng có thể căn cứ vào một số tiêu chí sau:
- Hạn mức chung cho cả phịng kinh doanh: trên cơ sở đó phân bổ hạn mức cho từng giao dịch viên cụ thể. Nguyên tắc phân bổ hạn mức cho từng giao dịch viên chủ yếu dựa vào kinh nghiệm thâm niên và năng lực kinh doanh trên thị trường ngoại hối. Ví dụ như những giao dịch viên chính được giao hạn mức cao hơn rất nhiều so với những giao dịch viên vừa vào nghề.
- Hạn mức theo các đồng tiền kinh doanh: ngoài việc quy định tổng hạn mức chung, đối với những nhóm và cá nhân kinh doanh liên quan đến nhiều đồng tiền, thì việc quy định hạn mức kinh doanh đối với mỗi đồng tiền là cần thiết. Những đồng tiền ít biến động thì hạn mức có thể cao, cịn những đồng tiền biến động mạnh thì hạn mức thấp hơn.
b. Sử dụng các cơng cụ phái sinh
Cơng cụ tài chính phái sinh được hiểu là những công cụ được phát hành trên cơ sở những cơng cụ tài chính đã có nhằm nhiều mục tiêu khác nhau như phân tán rủi ro, bảo vệ lợi nhuận hoặc tạo ra lợi nhuận. Giá trị của công cụ phái sinh bắt nguồn từ một số công cụ cơ sở khác như tỷ giá, lãi suất, giá hàng hóa…. Trong khn khổ luận văn này, tác giả chỉ xin đề cập tới việc sử dụng các giao dịch phái sinh về ngoại tệ để phòng ngừa rủi ro tỷ giá, bao gồm:
- Hợp đồng ngoại tệ kỳ hạn (FX Forward Contract) - Hợp đồng ngoại tệ tương lai (FX Futures Contract) - Hợp đồng hoán đổi ngoại tệ (FX Swap Contract) - Hợp đồng quyền chọn ngoại tệ (FX Option Contract)
Hợp đồng ngoại tệ kỳ hạn (FX Forward Contract)
Theo định nghĩa của NHNN tại Thông tư 15/2015/TT-NHNN ngày 2/10/2015, giao dịch kỳ hạn là giao dịch hai bên cam kết mua, bán với nhau một lượng ngoại tệ với Đồng Việt Nam hoặc với một ngoại tệ khác theo tỷ giá kỳ hạn xác định tại ngày giao dịch. Kỳ hạn của giao dịch kỳ hạn từ 03 (ba) ngày làm việc trở lên.
Các ngân hàng thường ứng dụng hợp đồng kỳ hạn để bảo hiểm rủi ro tỷ giá khi có khoản phải thu hoặc khoản phải chi bằng ngoại tệ trong tương lai, hoặc cung cấp cho các khách hàng để bảo hiểm rủi ro tỷ giá từ các hợp đồng xuất nhập khẩu hay các khoản vay của họ. Cụ thể:
- Bảo hiểm rủi ro tỷ giá giảm: giả sử ngân hàng sẽ có một khoản thu từ hoạt động đầu tư trong vòng 3 tháng tới bằng đồng USD. Tuy nhiên các phân tích dự báo cho thấy tỷ giá USD/VND sẽ giảm mạnh trong các tháng tới. Đến thời điểm nhận được khoản tiền USD của mình, tỷ giá giảm sẽ làm số tiền VND quy đổi ít hơn so với hiện nay. Do vậy, để bảo hiểm rủi ro, ngân hàng sẽ thực hiện bán kỳ hạn 3 tháng số tiền USD cho ngân hàng khác hoặc khách hàng với tỷ giá kỳ hạn cố định. Đến
ngày thực hiện, tỷ giá giao ngay giảm sẽ không ảnh hưởng đến số tiền VND ngân hàng nhận được bởi tỷ giá kỳ hạn đã được cố định từ ngày giao dịch của hợp đồng.
- Bảo hiểm rủi ro tỷ giá tăng: giả sử ngân hàng phải trả một khoản phí bảo hiểm cho đối tác nước ngoài trong 3 tháng tới bằng đồng USD và tỷ giá USD/VND được dự báo sẽ tăng mạnh trong các tháng tới. Như vậy, nếu 3 tháng tới ngân hàng mới mua USD để trả cho đối tác thì số tiền VND phải trả sẽ nhiều hơn hiện tại. Do vậy, để bảo hiểm rủi ro, ngân hàng sẽ thực hiện mua kỳ hạn 3 tháng số tiền USD từ ngân hàng khác hoặc khách hàng với tỷ giá kỳ hạn cố định. Đến ngày thực hiện, tỷ giá giao ngay tăng sẽ không ảnh hưởng đến số tiền VND ngân hàng nhận được bởi tỷ giá kỳ hạn đã được cố định từ ngày giao dịch của hợp đồng.
Các hợp đồng kỳ hạn của ngân hàng nêu trên được thực hiện với giả định ngân hàng không thực hiện các nghiệp vụ tự doanh về kinh doanh ngoại tệ.
Hợp đồng ngoại tệ tương lai (FX Futures Contract)
Theo Jeff Mandura, hợp đồng tương lai là một thỏa ước pháp lý giữa một bên là người mua (hoặc bán) và một bên là sở giao dịch hoặc trung tâm thanh toán về việc giao và nhận một khối lượng tài sản xác định tại một thời điểm nhất định trong tương lai với một mức giá đã được ấn định sẵn.
Trong một định nghĩa khác, giao dịch ngoại hối tương lai là giao dịch mua/bán ngoại tệ mà việc chuyển giao được thực hiện sau một thời hạn nhất định được thiết lập bởi sở giao dịch (Nguyễn Văn Tiến, 2008).
Như vậy hợp đồng ngoại tệ tương lai về cơ bản cũng giống như hợp đồng ngoại tệ kỳ hạn, giúp phòng ngừa rủi ro tỷ giá khi người tham gia vào hợp đồng ấn định tỷ giá giao dịch trong tương lai ngay tại ngày giao dịch. Tuy nhiên hợp đồng tương lai có những đặc điểm sau khác biệt so với hợp đồng kỳ hạn:
- Tất cả các hợp đồng tương lai đều được thực hiện trên sản giao dịch của sở giao dịch tiền tệ tương lai, hay còn gọi là sở giao dịch như CME (The Chicago Mercantile Exchange) ở Chicago, LIFFE (London International Financial Future Exchange) ở London. Các thành viên tham gia bao gồm các cá nhân, doanh nghiệp,
cho các nhà môi giới hoặc các thành viên của sở giao dịch. Khác với hợp đồng kỳ hạn, tất cả các hợp đồng ngoại tệ tương lai đều được chuẩn hóa về loại ngoại tệ, số lượng ngoại tệ giao dịch, cách yết giá và ngày giá trị. Ví dụ như tại CME, các ngoại tệ giao dịch chỉ bao gồm một số ngoại tệ mạnh như AUD, GBP, CAD, USD, EUR, JPY, CHF… Số tiền trong mỗi hợp đồng là cố định đối với từng đồng tiền. Ngày giá trị bị hạn chế, chỉ có 4 ngày giá trị cố định trong năm, đó là ngày thứ 4 của tuần thứ ba trong các tháng 3,6,9 và 12.
Bảng 1.2: Giá trị hợp đồng tương lai được chuẩn hóa tại CMETên đồng tiền Giá trị chuẩn của một hợp đồng Tên đồng tiền Giá trị chuẩn của một hợp đồng
tương lai
Australian Dollar AUD 100 000
British Pound GBP 62 500
Canadian Dollar CAD 100 000
Mexican Peso MXN 500 000
Japanese Yen JPY 12 500 000
Swiss Franc CHF 125 000
Nguồn: Nguyễn Văn Tiến (2008)
Cách sử dụng hợp đồng tương lai để phòng ngừa rủi ro tỷ giá tương tự như hợp đồng kỳ hạn. Để phòng ngừa rủi ro tỷ giá tăng, ngân hàng thực hiện mua hợp đồng tương lai và ngược lại, bán hợp đồng tương lai nếu dự đoán tỷ giá giảm.
Hợp đồng hoán đổi ngoại tệ (FX Swap Contract)
Theo Jeff Mandura, hợp đồng hốn đổi là một thỏa thuận trong đó hai bên đồng ý thực hiện các thanh toán định kỳ.
Giao dịch hoán đổi ngoại tệ được sử dụng cho ba mục đích chính:
- Giúp ngân hàng cân đối được nguồn vốn mà không chịu rủi ro về tỷ giá: thực tế rất nhiều trường hợp xảy ra đối với ngân hàng là tại một thời điểm tạm thời dư thừa đồng tiền này nhưng lại thiếu hụt đồng tiền khác. Khi đó, với giao dịch hoán đổi ngoại tệ, nhu cầu ngoại tệ của ngân hàng trong hiện tại sẽ được đáp ứng và có lại được đồng tiền sở hữu trong tương lai mà không chịu rủi ro về tỷ giá.
- Không làm phát sinh trạng thái ngoại tệ của các ngân hàng: giao dịch hoán đổi ngoại tệ kết hợp hai giao dịch ngược chiều nhau với cùng số lượng ngoại tệ nên
khi thực hiện giao dịch, trạng thái ngoại tệ của ngân hàng sẽ bị triệt tiêu. Do vậy, nhiều ngân hàng thực hiện giao dịch hoán đổi ngoại tệ để phục vụ nhu cầu ngoại tệ trong tương lai nhưng không làm phát sinh trạng thái ngoại tệ của ngân hàng.
- Giúp điều chỉnh kỳ hạn các hợp đồng kỳ hạn đã ký như kéo dài thời hạn hợp đồng hoặc rút ngắn thời hạn hợp đồng.
Trong các mục đích trên thì mục đích để giúp ngân hàng cân đối được nguồn vốn mà không chịu rủi ro về tỷ giá là mục đích chính, các ngân hàng thường sử dụng để linh hoạt phục vụ nhu cầu về vốn theo từng đồng tiền của mình.
Hợp đồng quyền chọn ngoại tệ (FX Option Contract)
Hợp đồng quyền chọn là một cơng cụ phịng ngừa rủi ro tỷ giá rất hữu hiệu và ưu việt so với các hợp đồng phái sinh tiền tệ khác bởi người mua quyền chọn được quyền thực hiện hoặc không thực hiện hợp đồng đã ký. Điều này cho phép người mua quyền chọn tránh được rủi ro tỷ giá khi dự đoán sai xu hướng của thị trường và tỷ giá biến động ngược chiều. Rủi ro của người mua quyền chọn khi đó chỉ giới hạn trong số tiền phí mua hợp đồng quyền chọn.
Đối với các ngân hàng, trong trường hợp cần phòng ngừa rủi ro tỷ giá giảm cho trạng thái ngoại tệ trường thì ngân hàng có thể sử dụng chiến lược mua quyền chọn bán, bán quyền chọn mua hoặc kết hợp cả hai hợp đồng. Trường hợp cần phòng ngừa rủi to tỷ giá tăng cho trạng thái ngoại tệ đoản, ngân hàng có thể sử dụng chiến lược mua quyền chọn mua, bán quyền chọn bán hoặc đồng thời kết hợp cả hai hợp đồng.
Trên thực tế, để bảo hiểm rủi ro tỷ giá hiệu quả, các ngân hàng thường kết hợp nhiều hợp đồng quyền chọn lại để tạo thành các chiến thuật quyền chọn. Sau đây là một số chiến thuật quyền chọn và cách sử dụng:
Bảng 1.3: Các chiến thuật quyền chọn và cách sử dụng
Stt Chiến thuật Cách hình thành Điều kiện sử dụng
1 Long Spread Mua 1 quyền chọn mua ở giá thực hiện E1 và bán 1 quyền chọn mua ở giá thực hiện E2 với E1 < E2
Dự báo tỷ giá giao ngay tương lai S > E2
2 Short Spread Mua 1 quyền chọn bán ở giá thực hiện E1 và bán 1 quyền chọn bán ở giá thực hiện E2 với E1 > E2
Dự báo tỷ giá giao ngay tương lai S < E2
3 Long Strangle Mua 1 quyền chọn mua ở giá thực hiện E1 và mua 1 quyền chọn bán ở giá thực hiện E2 với E1 > E2
Dự báo tỷ giá giao ngay tương lai S < E2 hoặc S > E1
4 Short Strangle Bán 1 quyền chọn mua ở giá thực hiện E1 và bán 1 quyền chọn bán ở giá thực hiện E2 với E1 > E2
Dự báo thị trường đi ngang, E1 > S > E2
5 Long Butterfly Bán 1 quyền chọn mua ở giá thực hiện E1, Bán 1 quyền chọn mua ở giá thực hiện E2, Mua hai quyền chọn mua ở giá thực hiện E3 với E1 < E3 < E2.
Dự báo tỷ giá giao ngay tương lai S < E1 hoặc S < E2
6 Short Stradle Bán 1 quyền chọn mua và bán 1
quyền chọn bán ở giá thực hiện E
Dự báo thị trường đi ngan