Diễn biến tỷ giá USD/VND từ 2011 đến nay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản trị rủi ro tỷ giá tại ngân hàng TMCP công thương việt nam (Trang 49)

1.1 .TỔNG QUAN RỦI RO TỶ GIÁ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

2.1. KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ RỦI RO TỶ GIÁ TẠI NGÂN

2.1.2.1. Diễn biến tỷ giá USD/VND từ 2011 đến nay

Xuất phát là một nước nhập siêu lớn, nguồn ngoại tệ luôn thiếu hụt, thị trường ngoại hối và tỷ giá ln trong tình trạng căng thẳng trong những năm trước 2010. Từ năm 2011, với nhiều biện pháp điều hành vĩ mơ quyết liệt của Chính phủ nhằm cải thiện cán cân thương mại, đồng thời NHNN đã nhiều lần thay đổi cơ chế tỷ giá và can thiệp sâu vào thị trường ngoại tệ bằng những biện pháp mua bán, duy trì chính sách chênh lệch lãi suất VND và USD nhằm đảm bảo nắm giữ tiền đồng có lợi hơn so với USD, tỷ giá USD/VND trong giai đoạn từ 2011 đến nay đã có những sự ổn định tương đối, cung cầu ngoại tệ dần trở về trạng thái cân bằng. Cụ thể những diễn biến chính về tỷ giá USD/VND từ 2011 đến nay:

- Ngày 11/2/2011, NHNN ban hành Quyết định 230/QĐ-NHNN điều chỉnh tỷ giá bình quân liên ngân hàng lên 20.693 VND, tăng 9,3% so với mức 18.932 VND trước đó, đồng thời thu hẹp biên độ giao dịch từ ±3% xuống ±1%. NHNN cũng ban hành Thông tư số 07/TT-NHNN ngày 24/3/2011 thu hẹp đối tượng cho vay ngoại tệ của tổ chức tín dụng đối với khách hàng vay là người cư trú. Tiếp đó, NHNN ban hành hàng loạt văn bản quy định giảm trần lãi suất huy động USD từ 6%/năm xuống 2%/năm, điều chỉnh tăng dự trữ bắt buộc tiền gửi ngoại tệ đối với các TCTD thêm 2% lên 6%, mở rộng đối tượng doanh nghiệp Nhà nước thực hiện bán ngoại tệ cho các TCTD, chuyển dần quan hệ huy động - cho vay ngoại tệ trong nước của TCTD sang quan hệ mua bán ngoại tệ, xử lý các giao dịch ngoại tệ bất hợp pháp trên thị trường tự do.

Với những động thái mạnh mẽ này, tính đến cuối năm 2011, tỷ giá USD/VND tăng 10% với năm 2010, tuy nhiên đã đặt dấu mốc cho sự ổn định trong 3 năm tiếp theo 2012 – 2013 – 2014 với biến động tăng không quá 2% mỗi năm.

Năm 2015 được coi là một năm đầy biến động, nhiều thách thức trong chính sách tiền tệ và chính sách tỉ giá trước bối cảnh USD liên tục tăng giá do kỳ vọng Fed điều chỉnh tăng lãi suất và Trung Quốc bất ngờ điều chỉnh mạnh tỷ giá đồng Nhân dân tệ, kéo theo làn sóng giảm giá mạnh của đồng tiền các quốc giá khu vực Châu Á, trong đó có Việt Nam. Ở trong nước, việc huy động trái phiếu Chính phủ (TPCP) để

bù đắp thâm hụt ngân sách không thành công đã đẩy lãi suất TPCP tăng cao, tạo áp lực kép lên thị trường tiền tệ. Dư thừa thanh khoản trong ngắn hạn trong khi lãi suất tăng cao trong dài hạn, qua đó gián tiếp cản trở mục tiêu tiếp tục giảm lãi suất cho vay và ổn định tỷ giá. Trước động thái phá giá đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc khoảng 4,6% trong vòng 2 tháng và Fed tăng lãi suất USD thêm 0,25% sau 10 năm duy trì ở mức 0 – 0,25%; tỷ giá USD/VND đã tăng thêm 5,3% so với năm 2014.

Sau những biến động mạnh về tỷ giá trong năm 2015, NHNN đã thay đổi phương thức điều hành tỷ giá linh hoạt và chủ động hơn với tỷ giá trung tâm, đồng thời ra các quy định thắt chặt mục đích mua ngoại tệ cũng như vay ngoại tệ của các tổ chức, cá nhân. Những biện pháp này đã giúp tỷ giá USD/VND và thị trường ngoại hối biến động trong biên độ hẹp trong năm 2016 và các tháng đầu năm 2017.

19,000 20,000 21,000 22,000

Nguồn: Tổng hợp

Hình 2.2: Diễn biến tỷ giá USD/VND từ 2011 đến nay2.1.2.2. Các hoạt động liên quan đến rủi ro tỷ giá của VietinBank 2.1.2.2. Các hoạt động liên quan đến rủi ro tỷ giá của VietinBank

VietinBank là một trong những ngân hàng hàng đầu trên thị trường tài chính Việt Nam, tăng trưởng về nguồn vốn và dư nợ hàng năm đều đạt mức cao so với mặt bằng ngành. Khơng những vậy, do có các chi nhánh ở nước ngồi và nhiều đối

động huy động vốn và cho vay bằng ngoại tệ cũng như hoạt động kinh doanh ngoại tệ chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong tổng nguồn vốn huy động và cho vay của ngân hàng. Điều này đồng nghĩa với việc rủi ro tỷ giá từ các hoạt động huy động vốn, hoạt động cho vay, hoạt động kinh doanh ngoại tệ cũng như các dịch vụ khác có liên quan đến ngoại tệ ln tiềm ẩn, sẵn sàng gây ra tổn thất về tài chính, uy tín và hoạt động của VietinBank.

a. Hoạt động huy động vốn

Có thể khẳng định huy động vốn là một trong những mặt mạnh của VietinBank khi so sánh với nhiều ngân hàng thương mại khác. Với mạng lưới các chi nhánh rộng khắp trên cả nước cùng với sản phẩm tiền gửi ngày càng đa dạng, đã đem lại nhiều tiện ích cho các khách hàng đến gửi tiền. Đây là lý do khiến tổng nguồn vốn huy động hàng năm của Vietinbank ln có sự tăng trưởng cao. Trong cơ cấu vốn huy động của VietinBank, số vốn huy động bằng ngoại tệ luôn chiếm một tỷ trong tương đối.

Bảng 2.2: Cơ cấu một số chỉ tiêu huy động vốn của VietinBank

Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu 2016 2015 2014 Tiền gửi khách hàng 655.060.148 492.960.064 424.181.174 Bằng ngoại tệ 45.455.017 44.669.183 38.632.648 Phát hành GTCG 23.849.453 20.860.497 5.294.073 Bằng ngoại tệ 5.536.450 5.458.860 5.289.643 Vốn đi vay 89.960.284 112.396.331 108.501.268 Bằng ngoại tệ 39.242.969 55.623.446 57.390.931 Vay TCTD 85.151.867 99.169.216 103.769.865 Bằng ngoại tệ 39.242.969 55.623.446 57.390.931 Vay của NHNN 4.808.417 13.227.115 4.731.403 Bằng ngoại tệ - - -

Nhận vốn tài trợ, ủy thác đầu tư 6.075.468 54.237.247 32.021.693

Bằng ngoại tệ 5.267.023 8.189.083 7.730.867

Tổng vốn huy động 774.945.353 680.454.139 569.998.208

Bằng ngoại tệ 95.501.459 113.940.572 109.044.089

Nguồn:Báo cáo thường niên VietinBank 2014,2015,2016

Hoạt động cho vay của VietinBank là hoạt động mang lại nguồn thu nhập chính cho ngân hàng. Tốc độ tăng trưởng về dư nợ được duy trì đều qua các năm. VietinBank vừa duy trì chất lượng của các khoản vay, vừa đảm bảo mang lại hiệu quả về tài chính.

Bảng 2.3: Cơ cấu một số chỉ tiêu cho vay của VietinBank

Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu 31/12/2016 31/12/2015 31/12/2014

Cho vay khách hàng 655.125.731 538.079.829 439.869.027

Bằng ngoại tệ 98.268.860 80.711.974 65.980.354 Tiền gửi và cho vay các

TCTD 94.469.281 66.018.789 8.271.562

Bằng ngoại tệ 27.816.814 44.986.935 3.293.130

Tổng cho vay 749.595.012 604.098.618 448.140.589

Bằng ngoại tệ 126.085.674 125.698.909 69.273.484

Nguồn:Báo cáo thường niên VietinBank 2014,2015,2016

Tương tự như cơ cấu nguồn vốn huy động, dư nợ cho vay bằng ngoại tệ chiếm một tỷ trong tương đối trong tổng dư nợ cho vay của VietinBank. Do vậy yếu tố rủi ro tỷ giá liên quan đến đến hoạt động cho vay của VietinBank tương đối lớn.

c. Hoạt động kinh doanh ngoại tệ

VietinBank là một trong hai ngân hàng dẫn đầu về hoạt động kinh doanh ngoại tệ trên thị trường ngoại hối Việt Nam. Hiên nay, VietinBank đang dẫn đầu về thị phần giao dịch trên thị trường liên ngân hàng với doanh số giao dịch ngoại tệ khoảng 100 tỷ USD quy đổi/ năm. Trên thị trường mua bán ngoại tệ với khách hàng, VietinBank đang là một trong hai ngân hàng dẫn đầu thị trường với doanh số giao dịch xấp xỉ 30 tỷ USD/năm. Quy mô giao dịch lớn trên cả hai thị trường đặt ra yêu cầu cấp thiết đối với việc quản trị rủi ro tỷ giá trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ cũng như hoạt động kinh doanh ngoại tệ đóng vai trị là nơi thực hiện các giao dịch phòng ngừa rủi ro tỷ giá phát sinh từ các hoạt động huy động vốn, cho vay của VietinBank.

2.2. Thực trạng quản trị rủi ro tỷ giá tại Ngân hàng TMCP Công Thương ViệtNam Nam

2.2.1. Tổ chức quản trị

Để công tác quản trị rủi ro thị trường nói chung và quản trị rủi ro tỷ giá nói chung đảm bảo chuyên sâu, tồn diện và hiệu quả, VietinBank đã thiết lập mơ hình tổ chức quản trị rủi ro tỷ giá theo mơ hình “Ba vịng kiểm sốt” của Basel II. Bao gồm:

- Vịng kiểm sốt thứ nhất: Các đơn vị kinh doanh thuộc khối kinh doanh

vốn, khối khách hàng đóng vai trị là vịng kiểm sốt thứ nhất, thực hiện các chức năng chính:

Quản trị rủi ro thị trường và rủi ro tỷ giá hàng ngày, bao gồm các công việc nhận diện, đo lường rủi ro, chủ động đề xuất và thực hiện các biện pháp phòng ngừa/giảm thiểu rủi ro nhằm đảm bảo trạng thái rủi ro tỷ giá tuân thủ các giới hạn đã được phê duyệt;

Phối hợp với vịng kiểm sốt thứ 2 đề xuất các hạn mức kiểm soát rủi ro phù hợp với khẩu vị rủi ro và chiến lược kinh doanh của VietinBank.

- Vịng kiểm sốt thứ hai: Phòng Quản trị rủi ro thị trường thực hiện chức

năng Vịng kiểm sốt thứ hai, chịu trách nhiệm:

Đầu mối xây dựng hệ thống quy định, quy trình, hướng dẫn quản trị rủi ro tỷ giá; đề xuất các hạn mức quản trị rủi ro tỷ giá, giám sát việc quản trị rủi ro tỷ giá của các đơn vị tại vòng 1, báo cáo độc lập tình hình rủi ro cho BLĐ và các đơn vị liên quan;

Phối hợp chặt chẽ với các đơn vị vòng 1 để đảm bảo rằng rủi ro tỷ giá phát sinh trong hoạt động kinh doanh được nhận diện, đo lường và quản trị chặt chẽ và được báo cáo kịp thời tới BLĐ.

- Vịng kiểm sốt thứ ba: Phịng Kiểm tốn nội bộ thực hiện chức năng

Vịng kiểm sốt thứ 3, kiểm toán tại các đơn vị kiểm sốt vịng 1 và vịng 2, đảm bảo việc thực hiện quản trị rủi ro tỷ giá đầy đủ và có hiệu quả.

Hình 2.3: Mơ hình quản trị rủi ro tỷ giá tại VietinBank

Để đảm bảo hiệu quả của mơ hình quản trị rủi ro tỷ giá, VietinBank đã quy định rõ chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận liên quan đến việc quản trị rủi ro tỷ giá, từ cấp Hội đồng quản trị đến cấp đơn vị kinh doanh. Cụ thể:

- Hội đồng quản trị: chịu trách nhiệm phê duyệt chiến lược kinh doanh, chiến lược quản trị rủi ro và khẩu vị rủi ro tổng thể của VietinBank, trong đó có khẩu vị rủi ro tỷ giá. Phê duyệt ban hành/sửa đổi/bổ sung/thay thế quy định khung về quản trị rủi ro, đảm bảo phù hợp với mục tiêu kinh doanh và chiến lược quản trị rủi ro của VietinBank, tuân thủ các quy định của cơ quan quản trị, cam kết với đối tác chiến lược và phù hợp với hướng dẫn của Ủy ban Basel. HĐQT giám sát việc triển khai và tuân thủ các chính sách, yêu cầu quản trị rủi ro, khẩu vị rủi ro đã được thông qua; định kỳ đánh giá lại các chính sách quản trị rủi ro và đưa ra các điều chỉnh cần thiết nhằm đảm bảo phù hợp với các thay đổi về mơi trường kinh doanh và tính chất hoạt động của VietinBank.

- Ủy ban quản trị rủi ro: chịu trách nhiệm rà soát và tham mưu cho HĐQT phê duyệt ban hành/sửa đổi/bổ sung/thay thế các quy định và chính sách quản trị rủi ro, trong đó có rủi ro tỷ giá. Ủy ban rà sốt và tham mưu cho HĐQT phê duyệt chiến lược quản trị rủi ro, khẩu vị rủi ro tỷ giá; đánh giá, giám sát việc triển khai các yêu cầu quản trị rủi ro tỷ giá đã được HĐQT thông qua bao gồm mức độ tuân thủ khẩu vị rủi ro, hiệu quả các chính sách/biện pháp nhằm phịng nừa/giảm thiểu rủi ro tỷ giá và các vấn đề trọng yêu khác về quản trị rủi ro tỷ giá, báo cáo HĐQT và đề xuất phương án xử lý/cải thiện trong trường hợp cần thiết.

- Ủy ban quản trị tài sản Nợ - tài sản Có: giúp việc HĐQT đảm bảo việc thực thi các chính sách quản trị rủi ro tỷ giá trong hoạt động kinh doanh hàng ngày và trong dài hạn, cụ thể bao gồm: phối hợp với Ủy ban quan lý rủi ro giam sát các trạng thái rủi ro tỷ giá, định hướng cấu trúc bảng cân đối tài sản để đảm bảo tăng trưởng bền vững và kiểm soát được các chỉ số hạn mức rủi ro tỷ giá; định kỳ họp xem xét tình hình thực hiện kế hoạch kinh doanh của VietinBank bao gồm chỉ tiêu về lợi nhuận, doanh số và trạng thái nắm giữ của hoạt động tự doanh, các chỉ số hạn mức quản trị rủi ro tỷ giá, đưa ra định hướng kinh doanh trong từng thời kỳ nhằm đảm bảo hiệu quả sinh lời và phù hợp với khẩu vị rủi ro đã được HĐQT phê duyệt.

- Tổng giám đốc: chịu trách nhiệm điều hành hoạt động kinh doanh của VietinBank, đảm bảo tuân thủ khẩu vị rủi ro tổng thể đã được HĐQT phê duyệt và yêu cầu của cơ quan quản trị. TGĐ phê duyệt các hạn mức rủi ro tỷ giá theo bàn kinh doanh, sản phẩm, yếu tổ rủi ro, điều kiện giao dịch nhằm đảm bảo quản trị rủi ro tỷ giá phù hợp với khẩu vị rủi ro đã được HĐQT phê duyệt. TGĐ chịu trách nhiệm tổ chức, duy trì hoạt động của Ban rủi ro nhằm giám sát tình hình quản trị rủi ro tỷ giá và việc triển khai các chính sách, quy định, quy trình quản trị rủi ro tỷ giá; đảm bảo hệ thống công nghệ thông tin và hạ tầng cơ sở dữ liệu phù hợp để nhận diện, đo lường và kiểm soát rủi ro tỷ giá.

- Phó TGĐ phụ trách Khối Quản trị rủi ro: thực hiện các công việc được TGĐ phân công, ủy quyền liên quan đến quản trị rủi ro tỷ giá trong từng thời kỳ, bao gồm nhưng khơng giới hạn chỉ đạo triển khai các chính sách quản trị rủi ro tỷ giá của HĐQT trong từng thời kỳ; ban hành các quy trình, hướng dẫn thực hiện các

quy định, chính sách quản trị rủi ro tỷ giá đã được HĐQT thông qua; phê duyệt mơ hình và phương pháp đo lường rủi ro tỷ giá.

- Giám đốc Khối Quản trị rủi ro: chịu trách nhiệm đảm bảo việc triển khai hiệu quả các chính sách quản trị rủi ro tỷ giá đã được BLĐ VietinBank phê duyệt, bao gồm tổ chức triển khai các chính sách, quy đinh quản trị rủi ro tỷ giá được BLĐ phê duyệt trong từng thời kỳ; rà sốt, tham mưu cho TGĐ/Phó TGĐ phụ trách ban hành các quy trình, hướng dẫn thực hiện các quy định, chính sách quản trị rủi ro tỷ giá đã được HĐQT thơng qua; rà sốt và tham mưu cho BLĐ VietinBank phê duyệt ban hành mơ hình và phương pháp đo lường, khẩu vị và các hạn mức rủi ro tỷ giá; giám sát, kiểm soát việc triển khai các biện pháp quản trị rủi ro tỷ giá, các hệ thống công nghệ thông tin và hạ tầng cơ sở dữ liệu nhằm xác đinh, đo lường và kiểm soát rủi ro tỷ giá.

- Đơn vị kinh doanh (Vịng kiểm sốt thứ nhất): chịu trách nhiệm phối hợp với phịng QLRRTT xây dựng các chính sách, quy định, quy trình hướng dẫn về quản trị rủi ro tỷ giá, hệ thống và các công cụ đo lường giám sát rủi ro tỷ giá. Đơn vị kinh doanh xây dựng kế hoạch kinh doanh đối với danh mục quản trị, làm cơ sở để phịng QLRRTT xây dựng các hạn mức kiểm sốt rủi ro tỷ giá và khẩu vị rủi ro tỷ giá; áp dụng các hạn mức xuống cấp độ chi tiết theo cấp độ giao dịch, giao dịch viên.... Chủ động nhận diện, đo lường và quản trị trạng thái rủi ro tỷ giá, đánh giá, thiết lập các chốt kiểm soát và giám sát rủi ro tỷ giá tại đơn vị mình, đảm bảo tuân thủ các hạn mức rủi ro tỷ giá, các điều kiện giao dịch và sản phẩm đã được BLĐ phê duyệt. Và chịu trách nhiệm báo cáo, giải trình trước cấp có thẩm quyền các trường hợp vi phạm hạn mức rủi ro tỷ giá, khẩu vị rủi ro tỷ giá.

- Phòng Quản trị rủi ro thị trường (Vịng kiểm sốt thứ hai): độc lập nhận diện, đo lường, giám sát, kiểm soát và báo cáo về trạng thái rủi ro tỷ giá. Cụ thể:

- Đầu mối xây dựng các chính sách, quy định, quy trình và các hướng dẫn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản trị rủi ro tỷ giá tại ngân hàng TMCP công thương việt nam (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)