BÀI HỌC KINH NGHIỆM TRONG QUẢN TRỊ RỦI RO TỶ GIÁ TẠI NGÂN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản trị rủi ro tỷ giá tại ngân hàng TMCP công thương việt nam (Trang 41 - 44)

1.1 .TỔNG QUAN RỦI RO TỶ GIÁ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.3. BÀI HỌC KINH NGHIỆM TRONG QUẢN TRỊ RỦI RO TỶ GIÁ TẠI NGÂN

nghiệp Việt Nam năm 2004

Do yếu kém trong quản trị rủi ro tỷ giá và lỗ hổng trong quy trình quản trị rủi ro tỷ giá, năm 2014, Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam đã để xảy ra rủi ro trong

hoạt động kinh doanh ngoại tệ, làm phát sinh rủi ro tỷ giá gây thiệt hại gần 500 tỷ đồng cho ngân hàng.

Chỉ trong 3 tháng cuối năm 2014, số lỗ kinh doanh ngoại tệ của Ngân hàng Nông nghiệp đã lên tới con số 447,6 tỷ đồng, lũy kế cả năm 2014 lỗ 499,8 tỷ đồng. Nguyên nhân gây ra khoản lỗ lớn này là các giao dịch EUR/USD mà cán bộ tại Sở Quản trị Kinh doanh vốn thực hiện trong các ngày cuối tháng 12/2004. Cụ thể, trong các ngày 22 và 23/12, các cán bộ đã thực hiện 2 giao dịch mua EUR/USD với khối lượng 30 triệu EUR/giao dịch. Ngày 24/12, các cán bộ tại đây tiếp tục thực hiện 4 giao dịch mua EUR cùng với khối lượng 30 triệu EUR/giao dịch và ngày 27/12 cũng thực hiện 4 giao dịch mua EUR với cùng khối lượng. Với tổng trạng thái dương EUR lớn như vậy và tỷ giá EUR/USD biến động ngược chiều, tổn thất từ các giao dịch EUR/USD gây ra cho Ngân hàng Nông nghiệp là 28,3 triệu USD.

Sau khi điều tra, cơ quan điều tra nhận thấy tất cả giao dịch từ bé đến lớn tại Sở đều do một mình Phó giám đốc trực tiếp giao dịch hoặc chỉ đạo nhận viên trong phòng kinh doanh ngoại tệ giao dịch, và phần lớn các giao dịch EUR gây thiệt hại cho Ngân hàng Nơng nghiệp đều do Phó giám đốc này trực tiếp thực hiện. Sự việc khơng bị phát hiện sớm bởi chính Phó giám đốc của Sở đã chỉ đạo lập báo trạng thái ngoại tệ khơng chính xác gửi NHNN báo cáo.

Như vậy, đứng trên góc độ quản trị rủi ro hoạt động, hành vi của vị Phó giám đốc Sở Quản trị Kinh doanh vốn của Ngân hàng Nông nghiệp đã vi phạm rất nhiều nguyên tắc như: người thực hiện giao dịch khơng có thẩm quyền, khơng có cơ chế kiểm tra chéo (cơ chế 4 mắt), có hành vi gian lận trong việc lập báo cáo trạng thái ngoại tệ gửi NHNN…

Trên góc độ về quản trị rủi ro tỷ giá, sự việc xảy ra tại Ngân hàng Nông nghiệp do một số nguyên nhân sau:

- Bộ phận quản trị rủi ro thị trường/ rủi ro tỷ giá yếu kém, khơng hồn thành chức năng giám sát, phát hiện nguy cơ rủi ro.

- Các văn bản quy định, quy trình về hoạt động kinh doanh ngoại tệ và quản trị rủi ro tỷ giá của Ngân hàng Nơng nghiệp có nhiều kẽ hở và có thể cịn khơng có.

- Khơng có các cơng cụ, biện pháp phịng ngừa rủi ro tỷ giá.

Bài học kinh nghiệm

Qua vụ việc trên cho thấy hoạt động kinh doanh ngoại tệ nói riêng và các hoạt động liên quan đến ngoại tệ tiềm ẩn rất nhiều rủi ro, trong đó nghiêm trọng nhất là rủi ro về tỷ giá. Nếu các ngân hàng không nhận thức được điều này và củng cố hệ thống, chính sách quản trị rủi ro tỷ giá của ngân hàng mình thì tổn thất liên quan đến tỷ giá có thể xảy ra bất cứ lúc nào và quy mô không lường trước được.

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TỶ GIÁ TẠI NGÂN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản trị rủi ro tỷ giá tại ngân hàng TMCP công thương việt nam (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)