Quy trình quản trị rủi ro tỷ giá tại VietinBank

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản trị rủi ro tỷ giá tại ngân hàng TMCP công thương việt nam (Trang 59 - 63)

a. Nhận diện rủi ro

Nhận diện rủi ro là bước phân tích các yếu tố nội bộ và bên ngồi gây phát sinh rủi ro tỷ giá đối với từng sản phẩm và toàn bộ hoạt động kinh doanh vốn.

Nhận diện rủi ro tỷ giá được thực hiện khi phát sinh sản phẩm mới hoặc sản phẩm đang triển khai có những thay đổi về các yếu tố nội bộ và bên ngồi.

b. Đo lường và kiểm sốt rủi ro

Bước này xây dựng các phương pháp và mơ hình đo lường rủi ro, từ đó đề xuất khẩu vị rủi ro và các hạn mức rủi ro (bao gồm các điều kiện tuân thủ khác như đồng tiền, kỳ hạn được phép giao dịch...).

Mơ hình/ phương pháp đo lường được xây dựng khi có sản phẩm mới hoặc được điều chỉnh theo kết quả kiểm định mơ hình. Khẩu vị rủi ro của VietinBank được rà sốt ít nhất hàng năm hoặc đột xuất phù hợp với thực tế kinh doanh và tình hình thị trường; trong khi hạn mức rủi ro được rà sốt ít nhất 6 tháng/lần hoặc đột xuất phù hợp với thực tế kinh doanh. Quy trình thực hiện cơng việc này gồm (i) đơn vị kinh doanh cung cấp thông tin về kết quả và kết hoạch kinh doanh; (ii) Phòng QLRRTT thực hiện phân tích, đánh giá và đề xuất hạn mức và khẩu vị rủi ro tỷ giá. Sau đó phịng QLRRTT gửi đơn vị kinh doanh để rà soát, thống nhất; (iii) Phịng QLRRTT và đơn vị kinh doanh trình BLĐ phê duyệt các hạn mức và khẩu vị rủi ro.

c. Giám sát rủi ro tỷ giá

Bước này giám sát hoạt động kinh doanh nhằm phát hiện kịp thời các trường hợp vi phạm hạn mức, khẩu vị rủi ro tỷ giá đã được phê duyệt và đề xuất các phương án hành động để giảm thiểu rủi ro.

Phòng QLRRTT thực hiện thu thập dữ liệu giao dịch, thông tin từ các phòng/ban, hệ thống hỗ trợ liên quan để thiết lập báo cáo tuân thủ hạn mức và khẩu vị rủi ro tỷ giá. Nếu vi phạm hạn mức mềm, phòng QLRRTT liên hệ với đơn vị kinh doanh yêu cầu giải trình bằng email lý do vi phạm và thực hiện các biện pháp theo kế hoạch hành động thống nhất để đưa trạng thái rủi ro về hạn mức cho phép. Nếu vi phạm vượt hạn mức cứng, đơn vị kinh doanh phải dừng giao dịch làm phát sinh thêm trạng thái rủi ro, đồng thời phòng QLRRTT báo cáo vi phạm lên cấp có thẩm quyển quyền và đề xuất phương án xử lý nhằm đưa trạng thái kinh doanh về trong hạn mức phê duyệt.

d. Kiểm nghiệm sức căng

Bước kiểm nghiệm sức căng được thực hiện theo lộ trình triển khai Basel II/ICAAP và theo quy định của NHNN, nhằm mục đích đo lường tổn thất đối với ngân hàng trong điều kiện thị trường gặp khủng hoảng. Các giả định và kịch bản căng thẳng phải được rà sốt ít nhất 1 năm/lần hoặc đột xuất theo u cầu quản trị.

của ngân hàng; phân tích các dữ liệu và dự báo các sự kiện có thể xảy ra trong tương lai gây rủi ro đến hoạt động tài chính của ngân hàng, từ đó xây dựng các giả định và kịch bản kiểm nghiệm sức căng và trình cấp có thẩm quyền kết quả kiểm nghiệm sức căng.

e. Kiểm định mơ hình

Phịng QLRRTT thực hiện kiểm định mơ hình định giá và kiểm định mơ hình VaR để đảm bảo tính chính xác và độ tin cậy của mơ hình đo lường được sử dụng trong quý trình quản trị rủi ro tỷ giá.

- Test hệ thống quản trị giao dịch: Phòng QLRRTT đầu mối phối hợp cùng đơn vị kinh doanh và Trung tâm Công nghệ thông tin thực hiện test hệ thống quản trị giao dịch đảm bảo các thông tin về dữ liệu đầu vào, cách cài đặt chỉ số, cơng thức tính trên hệ thống đều tn theo nội dung quy định.

- Backtesting mơ hình VaR: Phịng QLRRTT thực hiện backtesting mơ hình VaR theo hướng dẫn từng thời kỳ và báo cáo kết quả kiểm định lên cấp thẩm quyền phê duyệt. Trường hợp kết quả backtesting hợp lý, mơ hình tiếp tục được sử dụng. Trường hợp kết quả backtesting khơng hợp lý, Phịng QLRRTT đầu mối làm việc với đơn vị kinh doanh thực hiện điều chỉnh mơ hình.

- Kiểm định mơ hình định giá: Phịng QLRRTT thực hiện so sánh kết quả định giá của sản phẩm theo mơ hình đo lường trên hệ thống quản trị giao dịch với giá thị trường (nếu có) và báo cáo kết quả kiểm định lên cấp thẩm quyền phê duyệt. Trường hợp kết quả kiểm định hợp lý, mơ hình tiếp tục được sử dụng. Trường hợp kết quả kiểm định không hợp lý, Phòng QLRRTT đầu mối làm việc với đơn vị kinh doanh điều chỉnh mơ hình.

2.2.3. Ứng dụng mơ hình VaR đo lường rủi ro tỷ giá tại VietinBank

Hiện nay, phòng QLRRTT đang sử dụng mơ hình VaR để đánh giá mức độ rủi ro của các trạng thái ngoại tệ đang nắm giữ, từ đó đưa ra quyết định cảnh báo tới đơn vị kinh doanh, đặc biệt là bộ phận kinh doanh ngoại tệ của VietinBank. Việc chạy dữ liệu, mơ hình hiện nay đều đã có hệ thống để tính tốn, tuy nhiên để minh

họa cho việc sử dụng VaR trong quản trị rủi ro tỷ giá tại VietinBank, tác giả xin đưa ra một ví dụ.

Giả sử hơm nay là ngày 4/3/2015, VietinBank đang có trạng thái kỳ hạn của các đồng tiền như sau: +20.000 USD, -2.000 EUR, + 100.000 JPY, + 10.000 GBP, - 5.000 AUD.

Nếu lấy theo tỷ giá tại ngày 4/3/2015, ta có tổng trạng thái quy đổi ra VND là:

20.000 x 20.990 – 2.000 x 27.412 + 100.000 x 225,51 + 10.000 x 31.669 – 5.000 x 21.327 = 597.582.000 VND.

Ta có tỷ lệ phần trăm của các đồng tiền trong danh mục trên là: USD (70%), EUR (9%), JPY (4%), GBP (53%), AUD (18%).

Sử dụng 3 phương pháp tính VaR bao gồm phương pháp mô phỏng lịch sử (với độ tin cậy 95%, 583 ngày dữ liệu gần nhất), phương pháp phương sai – hiệp phương sai và phương pháp Monte Carlo (10.000 kịch bản) ta có kết quả VaR theo từng phương pháp như sau:

Bảng 2.4: Kết quả tính VaR theo 3 phương pháp

Đơn vị: đồng

Phương pháp Mô phỏng lịch sử Phương sai – Hiệp

phương sai

Monte Carlo

Kết quả VaR 95% 5.540.929 16.951.865 8.385.566

Kết quả VaR theo từng phương pháp sẽ khác nhau do mỗi phương pháp tác giả đều có những giả định nhất định. Vậy chọn kết quả nào? Theo lý thuyết đã đề cập ở trên, kết quả VaR tính theo phương pháp Monte Carlo là chính xác nhất bởi số lượng kịch bản xây dựng lớn (10.000 kịch bản). Như vậy với độ tin cậy 95% thì khoản lỗ lớn nhất mà VietinBank có thể gặp từ danh mục trạng thái kỳ hạn đang nắm giữ trên là 8.385.566 VND.

Tiếp tục với ví dụ trên, tác giả tiến hành so sánh kết quả với những khoản lỗ thực sự trong quá khứ. Kết quả cho thấy có 15 ngày trong quá khứ mà khoản lỗ thực sự lớn hơn giá trị VaR tìm được. Tuy nhiên với độ tin cậy 95% và kích thước mẫu là 583 ngày, số ngày có lỗ vượt qua giới hạn VaR được chấp nhận là 5% x 583 = 29 ngày > 15 ngày. Như vậy giá trị VaR = 8.385.566 VND vừa tìm được là đáng tin cậy.

Để kiểm tra giá trị rủi ro trong trường hợp có đột biến, tác giả dùng Stress-test với độ biến động được mở rộng thêm 3% so với giá trị mã của giao động tỷ giá trong quá khứ. Kết quả Stress-test với 10.000 kịch bản:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản trị rủi ro tỷ giá tại ngân hàng TMCP công thương việt nam (Trang 59 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)