Giá trị hợp đồng tương lai được chuẩn hóa tại CME

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản trị rủi ro tỷ giá tại ngân hàng TMCP công thương việt nam (Trang 37 - 39)

tương lai

Australian Dollar AUD 100 000

British Pound GBP 62 500

Canadian Dollar CAD 100 000

Mexican Peso MXN 500 000

Japanese Yen JPY 12 500 000

Swiss Franc CHF 125 000

Nguồn: Nguyễn Văn Tiến (2008)

Cách sử dụng hợp đồng tương lai để phòng ngừa rủi ro tỷ giá tương tự như hợp đồng kỳ hạn. Để phòng ngừa rủi ro tỷ giá tăng, ngân hàng thực hiện mua hợp đồng tương lai và ngược lại, bán hợp đồng tương lai nếu dự đoán tỷ giá giảm.

Hợp đồng hoán đổi ngoại tệ (FX Swap Contract)

Theo Jeff Mandura, hợp đồng hốn đổi là một thỏa thuận trong đó hai bên đồng ý thực hiện các thanh toán định kỳ.

Giao dịch hoán đổi ngoại tệ được sử dụng cho ba mục đích chính:

- Giúp ngân hàng cân đối được nguồn vốn mà không chịu rủi ro về tỷ giá: thực tế rất nhiều trường hợp xảy ra đối với ngân hàng là tại một thời điểm tạm thời dư thừa đồng tiền này nhưng lại thiếu hụt đồng tiền khác. Khi đó, với giao dịch hốn đổi ngoại tệ, nhu cầu ngoại tệ của ngân hàng trong hiện tại sẽ được đáp ứng và có lại được đồng tiền sở hữu trong tương lai mà không chịu rủi ro về tỷ giá.

- Không làm phát sinh trạng thái ngoại tệ của các ngân hàng: giao dịch hoán đổi ngoại tệ kết hợp hai giao dịch ngược chiều nhau với cùng số lượng ngoại tệ nên

khi thực hiện giao dịch, trạng thái ngoại tệ của ngân hàng sẽ bị triệt tiêu. Do vậy, nhiều ngân hàng thực hiện giao dịch hoán đổi ngoại tệ để phục vụ nhu cầu ngoại tệ trong tương lai nhưng không làm phát sinh trạng thái ngoại tệ của ngân hàng.

- Giúp điều chỉnh kỳ hạn các hợp đồng kỳ hạn đã ký như kéo dài thời hạn hợp đồng hoặc rút ngắn thời hạn hợp đồng.

Trong các mục đích trên thì mục đích để giúp ngân hàng cân đối được nguồn vốn mà không chịu rủi ro về tỷ giá là mục đích chính, các ngân hàng thường sử dụng để linh hoạt phục vụ nhu cầu về vốn theo từng đồng tiền của mình.

Hợp đồng quyền chọn ngoại tệ (FX Option Contract)

Hợp đồng quyền chọn là một cơng cụ phịng ngừa rủi ro tỷ giá rất hữu hiệu và ưu việt so với các hợp đồng phái sinh tiền tệ khác bởi người mua quyền chọn được quyền thực hiện hoặc không thực hiện hợp đồng đã ký. Điều này cho phép người mua quyền chọn tránh được rủi ro tỷ giá khi dự đoán sai xu hướng của thị trường và tỷ giá biến động ngược chiều. Rủi ro của người mua quyền chọn khi đó chỉ giới hạn trong số tiền phí mua hợp đồng quyền chọn.

Đối với các ngân hàng, trong trường hợp cần phòng ngừa rủi ro tỷ giá giảm cho trạng thái ngoại tệ trường thì ngân hàng có thể sử dụng chiến lược mua quyền chọn bán, bán quyền chọn mua hoặc kết hợp cả hai hợp đồng. Trường hợp cần phòng ngừa rủi to tỷ giá tăng cho trạng thái ngoại tệ đoản, ngân hàng có thể sử dụng chiến lược mua quyền chọn mua, bán quyền chọn bán hoặc đồng thời kết hợp cả hai hợp đồng.

Trên thực tế, để bảo hiểm rủi ro tỷ giá hiệu quả, các ngân hàng thường kết hợp nhiều hợp đồng quyền chọn lại để tạo thành các chiến thuật quyền chọn. Sau đây là một số chiến thuật quyền chọn và cách sử dụng:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản trị rủi ro tỷ giá tại ngân hàng TMCP công thương việt nam (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)