Đánh giá chung về thực trạng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý bồi dưỡng năng lực giáo dục theo chuẩn nghề nghiệp cho giáo viên ở các trường mầm non huyện quế võ, tỉnh bắc ninh​ (Trang 88 - 93)

9. Cấu trúc luận văn

2.5. Đánh giá chung về thực trạng

2.5.1. Ưu điểm

Thực hiện Chỉ thị 40-CT/TW ngày 15/6/2004 của Ban Bí thư TW Đảng về việc “Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục” và Quyết định số 26/2018/TT-BGDĐT - BGD ĐT ngày 08 tháng 10 năm 2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về hệ thống các tiêu chí xác định năng lực nghề nghiệp của GVMN; trong thời gian qua, các trường Mầm non huyện Quế Võ đã tăng cường công tác quản lý đội ngũ GVMN, quán triệt nghiêm túc những định hướng chỉ đạo của các cấp QLGD, các nhà trường đã có những chủ trương đúng đắn, biện pháp cụ thể về công tác quản lý bồi dưỡng đội ngũ giáo viên để nâng cao trình độ mọi mặt về phẩm chất chính trị, năng lực chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ GV.

Các cấp QLGD đã chú trọng xây dựng kế hoạch quản lý GVMN có lộ trình. Có kế hoạch cụ thể trong từng năm học theo đúng mục tiêu đề ra. Từng bước đổi mới nội dung, chương trình bồi dưỡng, tăng cường kinh phí, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động bồi dưỡng NLGD cho GVMN theo CNN. Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn do kinh tế địa phương, song các cấp QLGD đã tạo điều kiện thuận lợi

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn cho GVMN tham gia các lớp bồi dưỡng dài hạn và ngắn hạn, tổ chức bồi dưỡng nâng cao theo chuyên đề với nhiều hình thức phong phú. Tranh thủ được sự quan tâm chỉ đạo của Đảng uỷ, chính quyền địa phương, sự đồng tình ủng hộ của các Ban ngành đoàn thể và của nhân dân địa phương về công tác quản lý GV. Đội ngũ GV nhà trường đã không ngừng phát triển và đáp ứng với yêu cầu đổi mới, giữ vững được niềm tin yêu mà nhân dân địa phương dành cho.

Lãnh đạo, cũng các cấp, các ngành đã quán triệt sâu sắc sự định hướng chỉ đạo về giáo dục của Đảng và Nhà nước, sự lãnh đạo chỉ đạo của các cấp QLGD; xác định rõ nhiệm vụ yêu cầu mà xã hội đặt ra cho giáo dục, nắm bắt sâu sắc đặc điểm của GVMN, từ đó cụ thể hoá thành những chủ trương đúng đắn trong công tác quản lý đội ngũ GV.

GVMN của các trường trong huyện có sức khoẻ tương đối lớn, họ có điều kiện về thời gian, về tinh thần để tập trung tốt cho công tác BDCM.

Một số ít GV có triển vọng tốt, có thể sẽ sớm nằm trong kế hoạch lãnh đạo kế cận trong thời gian tới.

GVMN có bằng cấp trên chuẩn nhiều.

2.5.2. Hạn chế, nguyên nhân

Trong 1 thời gian dài, các trường MN của huyện chưa thực sự được quan tâm nhiều đến hoạt động bồi dưỡng GVMN và quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên cốt cán: chưa tổ chức thường xuyên liên tục, chưa có các biện pháp quản lý để nâng cao chất lượng cho đội ngũ này (chỉ tổ chức bồi dưỡng theo thời điểm: khi chuẩn bị đến các kỳ thi giáo viên dạy giỏi các cấp thì các trường mới thành lập các tổ bồi dưỡng và tiến hành bồi dưỡng trong 1 - 2 tuần).

Thứ nhất: Nhận thức còn hạn chế, phiến diện

Hoạt động bồi dưỡng GVMN các trường MN huyện Quế Võ trong những năm vừa qua chưa được quan tâm, chú trọng. Các nhà quản lý giáo dục của thị xã cũng như các cán bộ quản lý ở các trường chưa thấy hết được tầm quan trọng của hoạt động bồi dưỡng NLGD cho GVMN theo CNN. Điều đó đã lý giải vì sao số lượng và chất lượng giáo viên cốt cán của huyện trong những năm qua không được nâng lên, chất lượng dạy và học chỉ được duy trì chứ không phát triển, vẫn còn tỷ lệ trẻ bị suy dinh dưỡng thể nhẹ cân, chất lượng giáo dục còn hạn chế.

Hiểu biết của CBQL và GV về NLGD, tầm quan trọng của hoạt động bồi dưỡng GVMN về NLGD chưa được quán triệt sâu sắc, đồng đều nên việc tập trung chỉ đạo, ưu tiên đầu tư các nguồn lực cho công tác quản lý NLGD chưa thoả đáng.

Thứ hai: Kế hoạch, nội dung, hình thức, phương pháp bồi dưỡng chưa thực sự khoa học, chưa bám sát được yêu cầu nâng cao chất lượng GV. Thời gian bồi dưỡng có lúc chưa hợp lý, chưa kịp thời. Hoạt động bồi dưỡng NLGD đôi khi còn nặng về hình thức và các thủ tục hành chính chưa bổ sung được những năng lực cụ thể mà GV đang khiếm khuyết và cần thiết trong quá trình thực hiện các hoạt động giáo dục.

Đội ngũ quản lý đã bồi dưỡng đội ngũ giáo viên theo lý thuyết mà chưa thực tế và chưa xác định đúng nội dung hữu hiệu để giúp họ nâng cao chuyên môn nghiệp vụ. Nội dung bồi dưỡng kỹ năng là nội dung mà giáo viên cần được bồi dưỡng nhiều nhất thì lại chưa làm được. Đây là hạn chế rất cơ bản trong việc bồi dưỡng NLGD cho giáo viên của Hiệu trưởng trường mầm non.

Về phương pháp bồi dưỡng: Giữa CBQL và GV chưa có sự thống nhất trong cách lựa chọn các phương pháp bồi dưỡng chuyên môn cho GV. Phương pháp thuyết trình, luyện tập được sử dụng ít. Đây là điều bất hợp lý. Khi bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên phương pháp luyện tập có vai trò củng cố những kiến thức, kỹ năng mà người giáo viên được cung cấp. Nhất là với giáo viên mới vào nghề thì phương pháp luyện tập có vai trò củng cố những kiến thức, kỹ năng mà người giáo viên mới được học.

Thứ ba: Về kế hoạch thiếu khả thi và không khoa học. Khi xây dựng kế hoạch, Hiệu trưởng và Phó hiệu trưởng còn lúng túng, chưa xác định đầy đủ các phần việc phải làm; chưa dựa trên cơ sở phát triển của nhà trường; chưa xác định một cách cụ thể mục tiêu cần đạt sau mỗi đợt bồi dưỡng; chưa xác định chuẩn mực cho quá trình thực hiện.

Việc xây dựng kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên chưa được coi là nhiệm vụ trọng tâm của nhà trường.

Tính chính xác, tính thực tiễn của kế hoạch mới chỉ dừng lại ở mức tương đối chưa chưa hoàn hảo. Hiệu trưởng chưa thực sự tự mình đầu tư thời gian, công sức nhiều cho QL hoạt động NLGD cho giáo viên, chưa đa dạng hoá các hình thức bồi dưỡng cho giáo viên; chưa tạo sự liên kết, phối hợp hài hoà giữa các cách tổ chức

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn thực hiện QL hoạt động NLGD cho giáo viên.Trong QL việc tổ chức thực hiện hoạt động bồi dưỡng cho giáo viên, Hiệu trưởng còn chưa thật chú trọng QL chỉ đạo thực hiện bồi dưỡng ôn kiến thức và rèn kỹ năng chuyên môn cho giáo viên.

Thứ tư: Năng lực của một số cán bộ quản lý và GVMN còn hạn chế

Một số giáo viên có ít kinh nghiệm sống và kinh nghiệm chuyên môn. Còn chưa mạnh dạn trong giao tiếp với đồng nghiệp, lãnh đạo và phụ huynh. Một số giáo viên có tuổi đời trong ngành thì khả năng sáng tạo, năng động còn hạn chế

Cán bộ quản lý và giáo viên chưa xác định đúng mục đích bồi dưỡng NLGD. Cả hai đối tượng đều chú ý đến mục đích kiến thức và vận dụng sáng tạo mà coi nhẹ hình thành kỹ năng. Trong thực tế hiện tại, ba mục đích trên cần được coi trọng tương đương và mục đích này phải tương trợ cho mục đích kia, nhưng cái đích cuối cùng là phải bồi dưỡng cho giáo viên tốt về kiến thức, biến kiến thức thành kỹ năng, kỹ xảo và vận dụng những kiến thức, kỹ năng này một cách linh hoạt, sáng tạo để thu được hiệu quả chuyên môn cao hơn.

Thực tế cho thấy nhiều cán bộ quản lý bố trí sắp xếp công việc chưa khoa học, không chủ động trong công việc.

Là một nhà quản lý phải xác định được trường mình đang thiếu gì, yếu về phần nào, cần gì, vấn đề nào thực hiện trước, vấn đề nào thực hiện sau, thời điểm thực hiện như thế nào, vấn đề nào là quan trọng, vấn đề nào quyết định đến chất lượng giáo dục của nhà trường để xây dựng kế hoạch và điều hành công việc một cách hợp lý. Bố trí đúng người đúng việc, sắp xếp công việc khoa học để phát huy được tối đa khả năng, năng lực của từng cá nhân giáo viên, đặc biệt phát huy được tiềm năng của đội ngũ giáo viên cốt cán.

Thứ năm: Nguồn lực cho hoạt động bồi dưỡng NLGD cho GVMN như kinh phí, cơ sở vật chất...còn yếu kém

Để tổ chức được các lớp bồi dưỡng thì điều kiện về kinh phí và cơ sở vật chất giữ một vai trò quan trọng. Từ phòng học, điện nước sinh hoạt, tài liệu tập huấn, kinh phí bồi dưỡng cho giảng viên, học viên. Các chế độ khen thưởng cho giáo viên đạt các danh hiệu thi đua hàng năm như: giáo viên dạy giỏi các cấp, lao động tiên tiến, chiến sĩ thi đua... để động viên khích lệ giáo viên cốt cán vươn lên và đạt kết quả cao trong rèn luyện, phấn đấu.

Thứ sáu: Công tác kiểm tra, đánh giá, thi đua, khen thưởng còn mang tính hình thức, đơn điệu.

Trong thời gian vừa qua, các cấp quản lý có kiểm tra, đánh giá nhưng không thường xuyên dẫn đến tình trạng bồi dưỡng theo kiểu hình thức không có hiệu quả, chỉ tổ chức cho có chứ không quan tâm đến chất lượng của bồi dưỡng.

* Tiểu kết chương 2

Qua kết quả khảo sát thực trạng hoạt động bồi dưỡng NLGD cho GVMN của MN huyện Quế Võ theo CNN, chúng tôi nhận thấy phần lớn CBQL, GV nhận thức khá tốt nhưng còn một số ít chưa nhận thức đúng tầm quan trọng về hoạt động bồi dưỡng NLGD theo CNN. Mục tiêu, nội dung, hình thức bồi dưỡng chưa đồng bộ, thiếu sâu sát và hiệu quả thấp. Hiệu trưởng lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, đánh giá hoạt động bồi dưỡng đạt kết quả khá nhưng còn hạn chế; chưa có những biện pháp thiết thực, công tác bồi dưỡng chưa thường xuyên và chưa tạo điều kiện để GV tiếp cận, rèn luyện kỹ năng SPMN thiết yếu và cần thiết, hiện đại, thiếu sự kiểm tra đánh giá, khích lệ, động viên nên GV chưa có động cơ để cùng nhà trường tham gia tích cực việc thực hiện hoạt động bồi dưỡng NLGD theo CNN. Có nhiều nguyên nhân ảnh hưởng đến việc QL hoạt động bồi dưỡng NLGD cho GVMN. Trong đó, năng lực, phẩm chất của chủ thể quản lý, GV; nội dung, hình thức tổ chức, phương tiện, điều kiện thực hiện. Thực trạng QL hoạt động bồi dưỡng NLGD cho GVMN hiện nay cần có những biện pháp quản lý hiệu quả cao hơn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

Chương 3

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC GIÁO DỤC THEO CHUẨN NGHỀ NGHIỆP CHO GIÁO VIÊN Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON HUYỆN

QUẾ VÕ, TỈNH BẮC NINH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý bồi dưỡng năng lực giáo dục theo chuẩn nghề nghiệp cho giáo viên ở các trường mầm non huyện quế võ, tỉnh bắc ninh​ (Trang 88 - 93)