Tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý bồi dưỡng năng lực giáo dục theo chuẩn nghề nghiệp cho giáo viên ở các trường mầm non huyện quế võ, tỉnh bắc ninh​ (Trang 111 - 132)

TT Tên biện pháp Tính cần thiết Tính khả thi X TB X TB 1

Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng năng lực giáo dục theo chuẩn nghề nghiệp cho giáo viên mầm non

3.58 1 3.39 1

2

Tổ chức bồi dưỡng năng lực giáo dục cho giáo viên mầm

non theo chuẩn nghề nghiệp 3.29 4 3.14

4

3

Chỉ đạo Thiết kế nội dung bồi dưỡng năng lực giáo dục phù hợp và thiết thực cho giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp

3.38 3 3.27 3

4 Tăng cường phối hợp các lực lượng bồi dưỡng năng lực

giáo dục theo chuẩn nghề nghiệp cho giáo viên mầm non 3.26 5 3.29 2

5

Quản lý việc đầu tư và sử dụng cơ sở vật chất vào hoạt động bồi dưỡng năng lực giáo dục theo chuẩn nghề nghiệp cho giáo viên mầm non

3.51 2 3.03 5

6

Tăng cường kiểm tra đánh giá hoạt động bồi dưỡng năng lực giáo dục cho giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp.

3.02 6 2.77 6

Kết quả khảo sát cho thấy, đánh giá mức độ cần thiết và mức độ khả thi của các cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên về các biện pháp quản lý bồi dưỡng NLGD theo chuẩn nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên ở các trường Mầm non huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh là hoàn toàn phù hợp nhau. Các biện pháp này hoàn toàn có thể thực hiện được trong thực tiễn ở trường các trường Mầm non huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh.

* Kết luận chương 3

Trên cơ sở lý luận và hạn chế quản lý bồi dưỡng NLGD theo CNN cho giáo viên MN trên địa bàn huyện Quế Võ. Đề tài đề xuất 6 biện pháp quản lý bồi dưỡng NLGD theo CNN cho giáo viên MN trên địa bàn huyện Quế Võ nhằm làm cho cán bộ, giáo viên thấy được nội dung, vai trò, tầm quan trọng của quản lý hoạt động bồi dưỡng NLGD theo CNN cho giáo viên MN trên địa bàn huyện Quế Võ để từ đó nhà trường, địa phương, giáo viên có cách nhìn nhận đúng đắn, có phương pháp hợp lý, chính sách phù hợp trong việc quản lý bồi dưỡng NLGD theo CNN cho giáo viên MN trên địa bàn huyện Quế Võ. Qua đó khắc phục những tồn tại hạn chế mà các trường đang vướng mắc để tạo môi trường nâng cao NLGD. Tuy nhiên, với những đặc điểm của mỗi trường, người Hiệu trưởng cần linh hoạt và lựa và lựa chọn những biện pháp ưu tiên để phát huy tính hiệu quả. Bên cạnh đó, có những biện pháp phải thực hiện trong thời gian dài nên cần có lộ trình và kế hoạch thực hiện, cần phát huy trí tuệ và sức mạnh tập thể, tận dụng thế mạnh của nhà trường, địa phương, các tổ chức xã hội, nắm bắt cơ hội thì kết quả quản lý bồi dưỡng NLGD theo CNN cho giáo viên MN trên địa bàn huyện Quế Võ sẽ đạt hiệu quả cao.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

Quản lý bồi dưỡng NLGD cho đội ngũ GVMN theo chuẩn NN có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong đối với GVMN huyện Quế Võ nói riêng và đội ngũ GVMN nói chung nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, nhằm đáp ứng những yêu cầu của thời đại mới. Nghiên cứu đề tài “Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực giáo dục cho giáo viên các trường mầm non huyện Quế Võ, Tỉnh Bắc Ninh theo chuẩn

nghề nghiệp”, luận văn thu được một số kết quả sau:

1.1. Trên cơ sở kế thừa các nghiên cứu đi trước, luận văn đã tìm hiểu những khái niệm cơ bản về quản lý, quản lý giáo dục, quản lý bồi dưỡng NLGD theo chuẩn nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên. Chúng tôi đã tìm hiểu tổng quan về tình hình nghiên cứu hoạt động bồi dưỡng NLGD cho đội ngũ GVMN và quản lý bồi dưỡng NLGD cho đội ngũ giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp. Trong hoạt động bồi dưỡng NLGD theo chuẩn nghề nghiệp cho đội ngũ GVMN cần chú ý đến những thuận lợi, khó khăn trong công tác quản lý; cần chú ý đến các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý bồi dưỡng NLGD theo chuẩn nghề nghiệp cho đội ngũ GVMN để hạn chế những tác động tiêu cực và phát huy những tác động tích cực trong quá trình quản lý bồi dưỡng NLGD theo chuẩn nghề nghiệp cho đội ngũ GVMN trường Mầm non huyện Quế Võ, thị xã Từ Sơn, Tỉnh Bắc Ninh.

1.2. Qua kết quả khảo sát thực trạng hoạt động bồi dưỡng NLGD cho GVMN của MN huyện Quế Võ theo CNN, chúng tôi nhận thấy phần lớn CBQL, GV nhận thức khá tốt nhưng còn một số ít chưa nhận thức đúng tầm quan trọng về hoạt động bồi dưỡng NLGD theo CNN. Mục tiêu, nội dung, hình thức bồi dưỡng chưa đồng bộ, thiếu sâu sát và hiệu quả thấp. Hiệu trưởng lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, đánh giá hoạt động bồi dưỡng đạt kết quả khá nhưng còn hạn chế; chưa có những biện pháp thiết thực, công tác bồi dưỡng chưa thường xuyên và chưa tạo điều kiện để GV tiếp cận, rèn luyện kỹ năng SPMN thiết yếu và cần thiết, hiện đại, thiếu sự kiểm tra đánh giá, khích lệ, động viên nên GV chưa có động cơ để cùng nhà trường tham gia tích cực việc thực hiện hoạt động bồi dưỡng NLGD theo CNN. Có nhiều nguyên nhân ảnh hưởng đến việc QL hoạt động bồi dưỡng NLGD cho GVMN. Trong đó, năng lực,

phẩm chất của chủ thể quản lý, GV; nội dung, hình thức tổ chức, phương tiện, điều kiện thực hiện. Thực trạng QL hoạt động bồi dưỡng NLGD cho GVMN hiện nay cần có những biện pháp quản lý hiệu quả cao hơn.

1.3. Để các biện pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng NLGD cho giáo viên các trường mầm non huyện Quế Võ, Tỉnh Bắc Ninh phát huy vai trò, tác dụng trong việc nâng cao hiệu quả quản lý. Chúng tôi đưa ra một số đề xuất biện pháp sau: 1) Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng năng lực giáo dục theo chuẩn nghề nghiệp cho giáo viên mầm non; 2) Tổ chức bồi dưỡng năng lực giáo dục cho giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp; 3) Chỉ đạo Thiết kế nội dung bồi dưỡng năng lực giáo dục phù hợp và thiết thực cho giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp; 4) Tăng cường phối hợp các lực lượng bồi dưỡng năng lực giáo dục theo chuẩn nghề nghiệp cho giáo viên mầm non; 5) Quản lý việc đầu tư và sử dụng cơ sở vật chất vào hoạt động bồi dưỡng năng lực giáo dục theo chuẩn nghề nghiệp cho giáo viên mầm non; 6) Tăng cường kiểm tra đánh giá hoạt động bồi dưỡng năng lực giáo dục cho giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp.

Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi cho thấy, các biện pháp đưa ra được đánh giá có tính cần thiết và rất cần thiết với trị TB (3.68), và tính khả thi với trị TB (3.00).

2. Khuyến nghị

2.1. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bắc Ninh

- Xây dựng đề án tổng thể của ngành về đào tạo và bồi dưỡng NLGD theo chuẩn nghề nghiệp cho đội ngũ GVMN.

- Có chính sách đãi ngộ khuyến khích đội ngũ GVMN tích cực bồi dưỡng NLGD theo chuẩn nghề nghiệp đáp ứng cho yêu cầu đổi mới GDMN.

- Tăng cường hỗ trợ cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học và các điều kiện phục vụ hoạt động bồi dưỡng NLGD cho đội ngũ GVMN.

- Tăng cường đầu tư kinh phí cho công tác bồi dưỡng NLGD theo chuẩn nghề nghiệp cho đội ngũ GVMN.

- Tiếp tục chỉ đạo bằng văn bản cụ thể để các Phòng Giáo dục và Đào tạo, các trường Mầm non đẩy mạnh công tác quản lý, triển khai có hiệu quả công tác bồi

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn dưỡng NLGD theo chuẩn nghề nghiệp cho đội ngũ GVMN; xây dựng các tiêu chí cụ thể, đổi mới công tác đánh giá hiệu quả bồi dưỡng NLGD cho đội ngũ GVMN.

2.2. Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Quế Võ

- Chủ động, sáng tạo, đổi mới xây dựng kế hoạch bồi dưỡng NLGD theo chuẩn nghề nghiệp cho đội ngũ GVMN trên cơ sở kế hoạch chung của Sở Giáo dục và Đào tạo và tình hình thực tế của địa phương. Tăng cường thanh tra, kiểm tra hoạt động bồi dưỡng NLGD theo chuẩn nghề nghiệp của các cơ sở GDMN.

- Tổ chức chỉ đạo tốt hoạt động bồi dưỡng NLGD theo chuẩn nghề nghiệp cho đội ngũ GVMN theo cụm trường. Xây dựng và phát triển trường điển hình về hoạt động bồi dưỡng NLGD theo chuẩn nghề nghiệp ở cơ sở.

- Tổ chức tham quan học tập giao lưu, học hỏi giữa các trường trong, các trường trong thành phố và ở các tỉnh, thành khác về bồi dưỡng NLGD theo chuẩn nghề nghiệp cho đội ngũ GVMN.

2.3. Đối với các cơ sở giáo dục mầm non

- Tích cực tuyên truyền, vận động phụ huynh và cộng đồng để huy động mọi nguồn lực của xã hội cho GDMN nói chung và hoạt động bồi dưỡng nói riêng, đặc biệt là hoạt động bồi dưỡng NLGDtheo chuẩn nghề nghiệp cho đội ngũ GVMN.

- Tăng cường giáo dục nâng cao nhận thức cho GVMN về công tác bồi dưỡng NLGDtheo chuẩn nghề nghiệp. Thực hiên nghiêm túc có kế hoạch các nội dung bồi dưỡng của cấp trên, của trường; CBQL trường Mầm non cần phải gương mẫu trong thực hiện bồi dưỡng NLGDtheo chuẩn nghề nghiệp.

- Có chế độ khuyến khích giáo viên bồi dưỡng NLGD theo chuẩn nghề nghiệp. Sắp xếp hợp lý, tạo điều kiện để mọi giáo viên đều được tham gia các lớp bồi dưỡng chuyên môn, NLGD theo chuẩn nghề nghiệp.

- Mỗi GVMN cần nhận thức đúng đắn về vai trò, nhiệm vụ của mình và luôn có ý thức trong việc bồi dưỡng NLGD theo chuẩn nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu đổi mới GDMN trong giai đoạn hiện nay.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Apduninna (1978), Hình thành cho sinh viên những kĩ năng dạy học trong việc tổ chức công tác giáo dục học sinh. Nxb Giáo dục, Hà Nội

2. Ban Bí thư Trung ương Đảng (2004), Chỉ thị số 40 - CT/ TW về việc xây dựng nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, Hà Nội. 3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (25/5/2002), Phát triển Giáo dục Mầm non theo tinh

thần nghị quyết TW 2 (khóa VIII) và Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, Tài liệu dùng trong Hội nghị của Thủ tướng Chính phủ về công tác GDMN, Hà Nội.

4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2017), Chương trình giáo dục phổ thông, Chương trình tổng thể

5. Bộ giáo dục và đào tạo: Chỉ thị số 22/2003/CT-BGD&ĐT ngày 5/6/2003 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về việc bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục hàng năm.

6. Bộ Giáo dục và Đào tạo: Điều lệ trường mầm non ban hành kèm theo Quyết định số 14/2008/QĐ-BGD&ĐT ngày 7/4/2008 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT

7. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), Quyết định số 02/2008/QĐ-BGD&ĐT ngày 22/1/2008 của Bộ GD&ĐT ban hành qui định về chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non.

8. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018), Quyết định số 26/2018/TT-BGDĐT ngày 08/10/2018 của Bộ GD&ĐT ban hành qui định về chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non.

9. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018), Quyết định số 26/2018/TT-BGDĐT ngày 08/10/2018 của Bộ GD&ĐT ban hành qui định về chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non.

10. Đặng Quốc Bảo (1999), Khoa học tổ chức và quản lý, Nxb Thống kê, Hà Nội. 11. Đặng Quốc Bảo, Đỗ Quốc Anh, Đinh Thị Kim Thoa (2007), “Cẩm nang nâng

cao năng lực và phẩm chất đội ngũ giáo viên”, Nx Đại học Quốc Gia Hà Nội 12. Bernd Meier, Nguyễn Văn Cường (2014), Lí luận dạy học hiện đại, NXB

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn 13. Bộ Giáo dục và Đào tạo (1998), Kế hoạch và chương trình bồi dưỡng thường

xuyên chu kỳ 1998 - 2000, Hà Nội

14. Trần Hữu Cát, Đoàn Minh Duệ (1999), Đại cương về khoa học quản lý, Hà Nội 15. Cục nhà giáo- Bộ GD&ĐT, Hội thảo về đổi mới phương pháp đào tạo bồi

dưỡng giáo viên mầm non.

16. Chính phủ (2017), Nghị định số 69/2017/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2017, quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

17. Nguyễn Văn Đệ, Vũ Văn Đức (2012), “Bàn về mô hình rèn luyện nghiệp vụ sư phạm ở các trường đào tạo giáo viên”, Tạp chí Khoa học Giáo dục, Số 79, 2012, Hà Nội

18. Đảng Cộng sản Việt Nam (2013), Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, Hà Nội

19. Nguyễn Minh Đường, Hoàng Thị Minh Phương (2014), Quản lý chất lượng đào tạo và chất lượng nhà trường theo mô hình hiện đại, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.

20. Phạm Minh Hạc (1996), Một số vấn đề về giáo dục và khoa học giáo dục, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

21. Đặng Thành Hưng (2012), “Năng lực và giáo dục theo tiếp cận năng lực”, Tạp chí Quản lí Giáo dục, số 43 tháng 12-2012

22. Đặng Thành Hưng (2002), Dạy học hiện đại, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội. 23. Lê Văn Hồng (1975) Một số vấn đề về năng lực của người giáo viên xã hội

chủ nghĩa. Tạp chí Đại học và Trung học chuyên nghiệp

24. Lê Văn Hồng, Lê Ngọc Lan, Trần Trọng Thủy (2015), Năng lực giáo dục học sinh, Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội

25. Bùi Minh Hiền, Nguyễn Vũ Bích Hiền (đồng chủ biên) (2015), Quản lý và lãnh đạo nhà trường, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội

26. H. Kontz (1992), Những vấn đề cốt yếu về quản lý, Nhà xuất bản khoa học kĩ thuật Hà Nội.

27. Đào Hải (2005), Nghiên cứu quy trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho đội ngũ giáo viên tiểu học miền núi, Luận án Tiến sĩ Giáo dục học, Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội, Hà Nội.

28. Lê Thị Hoa, Đoàn Thị Bảy (2003), “Quản lý công tác bồi dưỡng giáo viên của hiệu trưởng trường phổ thông nhằm nâng cao chất lượng dạy học”, Viện Nghiên cứu phát triển giáo dục, số tháng 3/2003.

29. Ngô Công Hoàn (1997), Tâm lý học xã hội trong quản lý, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.

30. Trần Bá Hoành (1999), Khung năng lực sư phạm đối với người giáo viên mới vào nghề, Hà Nội.

31. Jacques Nimier (1996), Giáo viên rèn luyện tâm lý, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

32. Phan Văn Kha (2009), Thực trạng nghiệp vụ sư phạm giáo viên trung cấp chuyên nghiệp và những đề xuất xây dựng chuẩn nghiệp vụ sư phạm giáo viên trung cấp chuyên nghiệp, Đề tài cấp Viện Khoa học Giáo dục, Hà Nội.

33. Nguyễn Văn Khôi (2011), “Giải pháp nâng cao năng lực nghiệp vụ sư phạm cho giáo sinh”, Tạp chí Giáo dục, số 253, Tr.2 -5, Hà Nội.

34. Nguyễn Thị Mỹ Lộc (chủ biên), Đặng Quốc Bảo, Nguyễn Trọng Hậu, Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Sĩ Thư (2015), Quản lý giáo dục - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội

35. Phòng GD&ĐT huyện Quế Võ (2019), Báo cáo kết quả giáo dục mầm non, Bắc Ninh.

36. Quốc Hội (2019), Luật giáo dục, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.

37. Nguyễn Ngọc Quang (1989), Những khái niệm cơ bản về lý luận quản lý. Học viện quản lý giáo dục Hà Nội.

38. Bùi Văn Quân (2013), Tham luận về Dự thảo Báo cáo kết quả giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về đảm bảo chất lượng giáo dục và chương trình, sách giáo khoa phổ thông. Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Thanh thiếu niên và Nhi đồng Quốc hội, Hà Nội

39. Lê Thị Xuân Thu (2015), Nghiên cứu phát triển năng lực nghiên cứu khoa học giáo dục ở giảng viên, Luận án Tiến sĩ Giáo dục học

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn 40. Đỗ Ngọc Thống (2011), Xây dựng chương trình giáo dục phổ thông theo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý bồi dưỡng năng lực giáo dục theo chuẩn nghề nghiệp cho giáo viên ở các trường mầm non huyện quế võ, tỉnh bắc ninh​ (Trang 111 - 132)