Nguyên tắc đề xuất biện pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý bồi dưỡng năng lực giáo dục theo chuẩn nghề nghiệp cho giáo viên ở các trường mầm non huyện quế võ, tỉnh bắc ninh​ (Trang 93 - 94)

9. Cấu trúc luận văn

3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp

3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn

Quản lý bồi dưỡng NLGD cho đội ngũ giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp là vấn đề cấp bách, cần phải được thực hiện và áp dụng ngay vào thực tiễn tại các trường Mầm non huyện Quế Võ. Thực trạng chất lượng quản lý bồi dưỡng NLGD cho đội ngũ giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp còn chưa cao, đội ngũ giáo viên của trường còn chưa phát huy hết năng lực chuyên môn và khả năng về NLGD hiện có... Để đáp ứng yêu cầu thực tiễn giáo dục và sự phát triển lớn mạnh của nhà trường, đòi hỏi đội ngũ giáo viên cần phải có sự chuyển biến tích cực, có phương pháp giảng dạy hiệu quả… đáp ứng nhu cầu đào tạo của nhà trường.

3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa

Đảm bảo tính kế thừa là nguyên tắc vàng trong mọi sự phát triển của hoạt động xã hội và con người. Khi nghiên cứu đề xuất các biện pháp quản lý trong giáo dục nói chung phải biết kế thừa các thành quả, kinh nghiệm trước, biết phát huy những yếu tố tích cực của các biện pháp đã sử dụng trước đây, đồng thời bổ sung thêm những biện pháp mới hiệu quả hơn, sáng tạo hơn phù hợp với xu thế, điều kiện và hoàn cảnh mới. Do đó, khi đề xuất các biện pháp quản lý bồi dưỡng NLGD cho đội ngũ giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp ở trường Mầm non huyện Quế Võ cần phải đảm bảo tính kế thừa các biện pháp trước đây đã có và đã thực hiện.

3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi

Các biện pháp đề xuất phải đảm bảo tính khả thi, được áp dụng vào thực tế quản lý bồi dưỡng NLGD cho đội ngũ giáo viên của nhà trường một cách thuận lợi, phù hợp trong việc thực hiện các chức năng quản lý của cán bộ quản lý. Đặc biệt phải thuận lợi, có những tác động tích cực và phù hợp đối với giáo viên và học sinh ở trường Mầm non huyện Quế Võ.

Tính khả thi của biện pháp được phát huy hiệu quả to lớn khi áp dụng vào tình hình thực tế của Nhà trường, phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương và xu thế đổi mới phát triển chung của đất nước.

3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học

Thực hiện các biện pháp quản lý kỹ năng bồi dưỡng NLGD cho đội ngũ giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp phải mang tính khoa học, có sự tính toán bài bản từ khâu dự báo, lập kế hoạch, triển khai kiểm tra đánh giá đến áp dụng vào thực tiễn. Các biện pháp đưa ra phải có tính khách quan thực sự phù hợp với điều kiện thực tế mới mang lại hiệu quả cao cho các trường cũng như ngành giáo dục. Hiệu quả của các biện pháp mang lại là tạo điều kiện phát triển chuyên môn, NLGD cho đội ngũ giáo viên ở trường mầm non huyện Quế Võ, nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng yêu cầu về đổi mới giáo dục.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý bồi dưỡng năng lực giáo dục theo chuẩn nghề nghiệp cho giáo viên ở các trường mầm non huyện quế võ, tỉnh bắc ninh​ (Trang 93 - 94)