Tăng cường phối hợp các lực lượng giáo dục trong bồi dưỡng năng lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý bồi dưỡng năng lực giáo dục theo chuẩn nghề nghiệp cho giáo viên ở các trường mầm non huyện quế võ, tỉnh bắc ninh​ (Trang 102 - 103)

9. Cấu trúc luận văn

3.2. Một số biện pháp quản lý bồi dưỡng năng lực giáo dục theo chuẩn nghề

3.2.4. Tăng cường phối hợp các lực lượng giáo dục trong bồi dưỡng năng lực

viên cho mầm non theo chuẩn nghề nghiệp

3.2.4.1. Mục tiêu biện pháp

Phát triển và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên là nhiệm vụ xuyên suốt trong quái tình Đào tạo - Bồi dưỡng của ngành Giáo dục. Bởi giáo viên chính là nhân tố quyết định thành công của quá trình đổi mới giáo dục, của sự nghiệp giáo dục. Thực tiễn cho thấy, nếu được quan tâm đào tạo và bồi dưỡng kịp thời, đúng lúc, được tạo điều kiện tốt về thu nhập, về đời sống, được trân trọng những cống hiến nghề nghiệp thì chất lượng giáo viên và hiệu quả giáo dục sẽ được tăng lên. Chính vì vậy, với trách nhiệm của ngành Giáo dục là cùng toàn xã hội tạo ra điều kiện, môi trường tốt nhất cho giáo viên được phát triển và cống hiến.

- Tăng cường phối hợp các lực lượng giáo dục trong bồi dưỡng năng lực giáo viên cho mầm non theo chuẩn nghề nghiệp đảm bảo về điều kiện cơ sở vật chất (trang thiết bị, đồ dùng, phương tiện, thời gian, không gian, cơ hội tham quan học tập …) và đảm bảo các cơ chế chính sách, động viên khuyến khích cho công tác bồi dưỡng nhằm đảm bảo chất lượng của hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm theo hướng phát triển năng lực cho đội ngũ giáo viên trong nhà trường.

- Phát huy sức mạnh tổng hợp của các ban ngành, đoàn thể trong mỗi nhà trường kết hợp với các lực lượng xã hội không ngừng xây dựng và phát triển môi trường thuận lợi cho công tác bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm nhằm tác động đến ý

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn thức, thái độ, sự hợp tác, sáng tạo, yêu nghề của GV góp phần phát triển đội ngũ và nâng cao chất lượng thực hiện chương trình GDMN trong mỗi nhà trường.

3.2.4.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp

- Xây dựng cơ chế phối hợp giữa các cấp quản lý giáo dục trong công tác bồi dưỡng giáo viên.

- Thống nhất quan điểm chỉ đạo, kế hoạch bồi dưỡng NLGD cho GVMN hằng năm từ cấp Sở đến Phòng GD&ĐT và trường mầm non.

- Thực hiện phân cấp quản lý hoạt động bồi dưỡng NLGD cho GVMN, mỗi cấp quản lý chịu trách nhiệm thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ bồi dưỡng NLGD cho GVMN hằng năm của cấp mình từ cấp Sở đến Phòng GD&ĐT và trường mầm non.

- Xây dựng cơ chế phối hợp giữa các phòng ban chức năng liên quan đến bồi dưỡng NLGD cho GVMN trực thuộc Phòng.

- Tăng cường mối quan hệ và sự phối hợp chặt chẽ giữa ngành GD&ĐT với các trường sư phạm, trường Cán bộ quản lý giáo dục, các Vụ, Viện và trung tâm nghiên cứu, các ban ngành... trong bồi dưỡng NLGD cho GVMN.

3.2.4.3. Điều kiện thực hiện biện pháp

Hiệu trưởng phải là người có năng lực tổ chức phối hợp và có nhận thức đúng đắn về vai trò, tầm quan trọng của công tác phối hợp các lực lượng giáo dục trong bồi dưỡng.

Huy động các lực lượng tham gia bồi dưỡng và thông báo kết quả bồi dưỡng đến lực lượng giáo dục chính xác, khách quan.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý bồi dưỡng năng lực giáo dục theo chuẩn nghề nghiệp cho giáo viên ở các trường mầm non huyện quế võ, tỉnh bắc ninh​ (Trang 102 - 103)