Chỉ đạo thiết kế nội dung bồi dưỡng năng lực giáo dục phù hợp với giáo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý bồi dưỡng năng lực giáo dục theo chuẩn nghề nghiệp cho giáo viên ở các trường mầm non huyện quế võ, tỉnh bắc ninh​ (Trang 100 - 102)

9. Cấu trúc luận văn

3.2. Một số biện pháp quản lý bồi dưỡng năng lực giáo dục theo chuẩn nghề

3.2.3. Chỉ đạo thiết kế nội dung bồi dưỡng năng lực giáo dục phù hợp với giáo

trường mầm non huyện Quế Võ theo chuẩn nghề nghiệp

3.2.3.1. Mục tiêu biện pháp

Để nâng cao chất lượng bồi dưỡng NLGD theo chuẩn nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên đáp ứng được yêu cầu giảng dạy thì chương trình bồi dưỡng NLGD phải được xây dựng sát với yêu cầu về nhiệm vụ của người giáo viên, đáp ứng được sự thay đổi của khoa học, kỹ thuật và công nghệ mới được ứng dụng trong giáo dục và đào tạo; chương trình bồi dưỡng NLGD phải được xây dựng theo một phương pháp khoa học, đồng thời phải được thường xuyên cập nhật, bổ sung, sửa đổi. Phát triển chương trình là quá trình xây dựng, cấu trúc lại chương trình bồi dưỡng, một mặt để chương trình vừa đảm bảo những quy định chung của chương trình khung đã ban, mặt khác có cấu trúc mềm hóa, linh hoạt mang tính thực tiễn cao, thiết thực phù hợp với tính đặc thù trong ngành nghề của giáo viên mầm non.

3.2.3.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp

Tiến hành rà soát lại nội dung chương trình bồi dưỡng NLGD theo chuẩn nghề nghiệp. Trên cơ sở chương trình bồi dưỡng NLGD đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Các trường mầm non cử các giáo viên, cán bộ có kinh nghiệm rà soát lại cấu trúc các chuyên đề bồi dưỡng, thời lượng dành cho các nội dung và các nội dung chi tiết của các chuyên đề và từng chuyên đề cụ thể. Trong rà soát cần chỉ ra được những nội dung phù hợp, những nội dung còn chưa phù hợp với giáo viên trường mầm non huyện Quế Võ. Trong rà soát phải chú ý đến 30% phần mềm theo quy định của chương trình để có thể xây dựng chương trình bồi dưỡng NLGD theo chuẩn nghề nghiệp cho phù hợp với đặc điểm của nhà trường và yêu cầu của thực tiễn.

Xây dựng chương trình bồi dưỡng NLGD theo hướng giảm bớt thời lượng ý thuyết, tăng cường thời lượng thực hành. Với đặc thù nghề nghiệp của giáo viên mầm non chủ yếu là hướng dẫn và tổ chức hoạt động với đồ vật, hoạt động vui chơi cho trẻ. Do vậy trong quá trình xây dựng phát triển nội dung chương trình bồi dưỡng cần chủ động trong việc hợp lý hóa chương trình phần cứng, tăng thời lượng thực hành nhằm nâng cao kỹ năng nghề nghiệp, đồng thời tập trung hiệu chỉnh bổ sung kiến

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn thức cho một số chuyên đề cần thiết nhằm khắc phục những hạn chế về kiến thức và kỹ năng làm việc của đội ngũ giáo viên.

Cách tiến hành:

Trong kế hoạch hàng năm của trường mầm non phải có nội dung hiệu chỉnh, bổ sung chương trình bồi dưỡng NLGD cho phù hợp với yêu cầu giảng dạy của đội ngũ giáo viên cùng tính hiện đại của các nội dung bồi dưỡng. Lập kế hoạch thống nhất cho việc xây dựng, công bố, điều chỉnh chương trình bồi dưỡng đảm bảo khoa học, phù hợp nhưng không được phá vỡ chương trình bồi dưỡng giáo viên đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

+ Tổ chức rà soát, bổ sung, chỉnh sửa nội dung, chương trình bồi dưỡng NLGD định kỳ và thường xuyên nhằm cập nhật sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, cập nhật những phương pháp và kỹ thuật dạy học mới nhằm phát huy tối đa năng lực người học. Quá trình được tiến hành từ việc phân tích chương trình bồi dưỡng, phân tích công việc và hoạt động của người được bồi dưỡng sau một khóa tham gia bồi dưỡng. Trên cơ sở đó xác định hệ thống kiến thức, kỹ năng và thái độ cần thiết mà giáo viên mầm non cần để đảm bảo sau khi được bồi dưỡng giáo viên có thể đáp ứng được yêu cầu của giảng dạy.

Để xây dựng, hiệu chỉnh chương trình bồi dưỡng được hiệu quả thì quá trình tổ chức thực hiện phải có sự thống nhất từ chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức hiệu chỉnh và thống nhất từ Ban giám hiệu, các Tổ chuyên môn đến toàn thể giáo viên trong trường thông qua các văn bản quy định, quy chế và quy trình thực hiện kèm các biểu mẫu thống nhất.

3.2.3.3. Điều kiện thực hiện

Hiệu trưởng cần giúp mỗi giáo viên hiểu được tầm quan trọng cũng như yêu cầu phải rà soát, chỉnh sửa chương trình bồi dưỡng NLGD theo chuẩn nghề nghiệp và đây là việc làm thường xuyên của nhà trường giúp các chương trình bồi dưỡng NLGD theo chuẩn nghề nghiệp phải luôn có tính ứng dụng cao, phù hợp với nhu cầu của người tham gia bồi dưỡng.

Tổ chức khảo sát thực tế để có thông tin phản hồi cần thiết cho việc xây dựng mới cũng như việc điều chỉnh nội dung chương trình bồi dưỡng NLGD theo chuẩn nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên hiện hành.

Thành lập hội đồng khoa học có sự tham gia của chuyên gia, giáo viên có trình độ và kinh nghiệm trong bồi dưỡng NLGD theo chuẩn nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên để thẩm định, đánh giá chương trình hiện hành và có góp ý về nội dung chương trình bồi dưỡng mới.

Thiết lập hệ thống “thông tin đầu ra” về hiệu quả sau bồi dưỡng NLGD theo chuẩn nghề nghiệp, những khó khăn, bất cập… để điều chỉnh chương trình bồi dưỡng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý bồi dưỡng năng lực giáo dục theo chuẩn nghề nghiệp cho giáo viên ở các trường mầm non huyện quế võ, tỉnh bắc ninh​ (Trang 100 - 102)