Quá trình bồi dưỡng năng lực giáo dục theo chuẩn nghề nghiệp cho giáo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý bồi dưỡng năng lực giáo dục theo chuẩn nghề nghiệp cho giáo viên ở các trường mầm non huyện quế võ, tỉnh bắc ninh​ (Trang 34 - 39)

9. Cấu trúc luận văn

1.3. Hoạt động bồi dưỡng năng lực giáo dục theo chuẩn nghề nghiệp cho giáo

1.3.3. Quá trình bồi dưỡng năng lực giáo dục theo chuẩn nghề nghiệp cho giáo

* Mục đích ban hành Chuẩn nghề nghiệp GVMN:

Là cơ sở để xây dựng, đổi mới mục tiêu, nội dung đào tạo, bồi dưỡng GVMN ở các cơ sở đào tạo GVMN, giúp giáo viên mầm non tự đánh giá năng lực nghề nghiệp, trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch học tập, rèn luyện phấn đấu nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.

Là cơ sở đánh giá GVMN hàng năm theo quy chế đánh giá xếp loại GVMN và giáo viên phổ thông công lập ban hành kèm theo quyết định số 06/2006/QĐ- BNV ngày 21 tháng 3 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Nội Vụ, phục vụ công tác quản lý, bồi dưỡng và quy hoạch đội ngũ GVMN.

Làm cơ sở để đề xuất chế độ, chính sách đối với GVMN được đánh tốt về năng lực giáo dục nghề nghiệp.

1.3.3. Quá trình bồi dưỡng năng lực giáo dục theo chuẩn nghề nghiệp cho giáo viên mầm non viên mầm non

1.3.3.1. Năng lực giáo dục của GVMN theo CNN

Năng lực giáo dục của GVMN theo CNN tại số: 26/2018/TT-BGDĐT thể hiện rõ trong Điều 6 là năng lực xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện; thực hiện quyền dân chủ trong nhà trường. Năng lực giáo dục của GVMN theo CNN bao gồm các tiêu chí sau:

1. Tiêu chí 9. Xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện Chia sẻ, hỗ trợ đồng nghiệp trong việc tổ chức xây dựng môi trường vật chất và môi trường văn hóa, xã hội đảm bảo an toàn, lành mạnh, thân thiện đối với trẻ em.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn Hướng dẫn, hỗ trợ và phối hợp với đồng nghiệp trong việc thực hiện các quy định về quyền trẻ em; phát huy quyền dân chủ của bản thân, đồng nghiệp và cha, mẹ hoặc người giám hộ trẻ em theo quy chế dân chủ trong nhà trường.

1.3.3.2. Mục tiêu hoạt động bồi dưỡng năng lực giáo dục cho giáo viên mầm non

Nâng cao nhận thức về đường lối quan điểm của Đảng; chủ trương chính sách của Nhà nước và của ngành; nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ theo hướng cập nhật, hiện đại hóa đạt chuẩn, phù hợp với thực tiễn phát triển giáo dục Việt Nam để đáp ứng các yêu cầu đổi mới về mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục”.

Mục tiêu quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực giáo dục cho giáo viên ở các trường mầm non là tạo dựng môi trường và điều kiện thuận lợi để thực hiện tốt mục tiêu, kế hoạch bồi dưỡng cho giáo viên, nâng cao năng lực giáo dục cho giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên.

Chủ thể quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực giáo dục theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non gồm chủ trực tiếp và chủ thể gián tiếp. Trong đó, chủ thể trực đó là tổ trưởng tổ chuyên môn; Ban giám hiệu trường mầm non; chuyên viên phụ trách giáo dục mầm non; CBQL thuộc Phòng GD & ĐT huyện. Chủ thể gián tiếp quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực giáo dục theo chuẩn nghề nghiệp ở Trường mầm non là cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương có chức năng, quyền hạn quản lý giáo dục mầm non.

Đối tượng quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực giáo dục theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non.

1.3.3.3. Nhu cầu bồi dưỡng năng lực giáo dục cho giáo viên mầm non

Khác với những cấp học khác, GVMN phải thực hiện cả hai nhiệm vụ chăm sóc và giáo dục trẻ, tổ chức các hoạt động theo chế độ sinh hoạt cho trẻ ở trường mầm non. Giáo viên MN phải triển khai nhiều nội dung GD để trẻ em được phát triển toàn diện. Chính vì thế, đòi hỏi người GV phải có năng lực giáo dục. Tuy nhiên, điểm khởi đầu để bồi dưỡng NLGD cho GVMN đạt hiệu quả là xác định, đánh giá đúng nhu cầu bồi dưỡng.

Trước bối cảnh cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật phát triển như vũ bão, thế giới đang hướng tới kinh tế tri thức và xã hội học tập, đất nước bước vào thời kỳ

CNH - HĐH và hội nhập quốc tế đặt ra yêu cầu ngày càng cao về phẩm chất nhân cách và năng lực nghề nghiệp đối với người GV nói chung và GVMN nói riêng.

Bồi dưỡng năng lực giáo dục cho giáo viên mầm non chỉ có hiệu quả khi họ có nhu cầu, nếu bắt buộc một cách khiên cưỡng sẽ khiến BD kém hiệu quả. Khi GVCC có nhu cầu, khao khát học tập thì công tác BD trở nên dễ dàng hơn rất nhiều và sẽ mang lại hiểu quả tốt.

Đối với GVMN sẽ có các nhu cầu cơ bản như: Nhu cầu về nội dung bồi dưỡng

Nhu cầu về hình thức bồi dưỡng: trực tuyến, hội thảo-tập huấn, thường xuyên, tập trung vào hè, theo chuyên đề, tổng hợp...

Nhu cầu về phương pháp bồi dưỡng: thuyết trình, hướng dẫn và tự nghiên cứu tài liệu, thảo luận, huấn luyện...

Nhu cầu về kiểm tra, đánh giá: Nhu cầu về giảng viên

Nhu cầu về quyền lợi được hưởng

Quan trọng hơn nữa nếu BD mà không dựa vào năng lực của GVMN thì sẽ gặp tác động ngược lại và gây lãng phí thời gian và kinh phí. Ví dụ trong trường hợp một khóa BD mà những kiến thức và kĩ năng GVMN đã có và tốt rồi thì chỉ làm mất thời gian của họ và gây tác động không tốt cho những GV khác tham gia đang bồi dưỡng. Hoặc sẽ xảy ra trường hợp BD những thứ quá cao hoặc quá xa vời với hiểu biết của họ thì cũng sẽ không hiệu quả.

1.3.3.4. Nội dung bồi dưỡng giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp - Bồi dưỡng về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống:

+ Giúp GV nhận thức tư tưởng chính trị với trách nhiệm của một công dân, một nhà giáo với nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; Chấp hành đầy đủ các chủ trương chính sách của Đảng, quy định và pháp luật của Nhà nước.

+ Một số vấn đề về chủ nghĩa Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội, các văn bản về đường lối quan điểm của Đảng, chủ trương chính sách pháp luật của Nhà nước và của ngành, nhiệm vụ, kế hoạch giáo dục đào tạo năm học mới; tình hình chính trị, kinh tế - xã hội của địa phương, trong nước và quốc tế.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn + Các vấn đề chuyên môn, nghiệp vụ theo hướng cập nhật hóa, hiện đại hóa và đổi mới tri thức giảng dạy.

+ Kinh nghiệm tổ chức các hoạt động giáo dục, kinh nghiệm dạy học, các phương pháp dạy học mới, các biện pháp cần thiết để đổi mới phương thức dạy học.

+ Cập nhật và nâng cao kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ, nâng cao chất lượng thực hiện chương trình giáo dục mầm non, các chuyên đề, chủ đề giáo dục, các kiến thức và cách thức phòng tránh dịch bệnh, giáo dục vệ sinh, dinh dưỡng, chăm sóc sức khỏe, giáo dục an toàn giao thông và chú trọng an toàn thực phẩm và đảm bảo phòng, chống tai nạn thương tích cho trẻ…phát hiện sớm và thực nhiện giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật.

- Bồi dưỡng nâng cao kiến thức: như kiến thức về CS-ND trẻ đến chuyên môn về tổ chức các HĐGD trẻ và kiến thức giao tiếp với phụ huynh, kiến thức về tổ chức các hoạt động ăn, ngủ,...cho trẻ...

Kiến thức về tâm sinh lý trẻ, GD hòa nhập

Kiến thức phổ thông về chính trị, kinh tế văn hóa xã hội có liên quan đến GDMN

Kiến thức cơ sở chuyên ngành

Kiến thức về chăm sóc sức khỏe lứa tuổi mầm non

Kiến thức về phương pháp GD trẻ lứa tuổi MN (PTTC, PTTCQHXH- TM, PTNT - Ngôn ngữ, HĐ vui chơi…)

Kiến thức về theo dõi và đánh giá chất lượng trẻ MN Kiến thức ngoại ngữ, tin học

- Bồi dưỡng về kỹ năng sư phạm:

Có kĩ năng lập kế hoạch, chuẩn bị, tiến hành hoạt động chăm sóc trẻ theo ngày, tuần, tháng, năm.

Có kĩ năng tổ chức các hoạt động vui chơi (mà nòng cốt là trò chơi đóng vai theo chủ đề)

Có kĩ năng giáo dục trẻ bằng hình thức múa, hát

Bồi dưỡng sự kiên trì, tận tụy, tự giác với nghề nghiệp... Kĩ năng lập kế hoạch chăm sóc, GD trẻ.

Kỹ năng quản lý lớp học

Kỹ năng tổ chức các hoạt động GD trẻ theo hướng tích hợp

Kỹ năng tổ chức thực hiện các hoạt động chăm sóc sức khỏe cho trẻ em Kỹ năng giao tiếp ứng xử với trẻ, đồng nghiệp, phụ huynh và cộng đồng. Kỹ năng về tổ chức môi trường GD cho trẻ MN

Kĩ năng xử lý tình huống SP

1.3.3.5. Hình thức, phương pháp bồi dưỡng năng lực giáo dục cho giáo viên mầm non Hình thức bồi dưỡng năng lực giáo dục cho giáo viên mầm non:

+ Bồi dưỡng tập trung theo kế hoạch tập huấn của Bộ, sở và Phòng giáo dục và Đào tạo: Là Bồi dưỡng theo chu kỳ giáo viên mầm non để họ được bổ xung các kiến thức thiếu hụt và cập nhật kiến thức mới về chủ trương đường lối giáo dục về nội dung, chương trình và phương pháp giáo dục trẻ. Việc bồi dưỡng năng lực giáo dục theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non. Đòi hỏi mỗi giáo viên phải có ý thức tự bồi dưỡng chuyên môn, năng lực giáo dục và đặc biệt thường xuyên trau dồi kiến thức.

+ Hình thức bồi dưỡng giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp cho đội ngũ GVMN như sau: Tổ chức hội thảo; Tập huấn; Sinh hoạt chuyên môn tổ bộ môn; Thao giảng; Tổ chức giao lưu học hỏi kinh nghiệm chuyên môn giữa các trường; Đọc sách, báo khoa học; Hội giảng; Hội thi giáo viên giỏi; Viết sáng kiến kinh nghiệm; Nghiên cứu đề tài khoa học qua chuyên đề, sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn tự học, tự bồi dưỡng và bồi dưỡng từ xa…

Phương pháp bồi dưỡng năng lực giáo dục cho giáo viên mầm non.

Phương pháp bồi dưỡng năng lực giáo dục theo chuẩn nghề nghiệp cho giáo viên mầm non theo hướng tích cực, tương tác; coi trọng tự học, tự bồi dưỡng kết hợp với trao đổi, thảo luận; phát huy vai trò chủ thể và tính cá thể hóa của giáo viên.

Đối với GVMN có thể bồi dưỡng NLGD cho GV theo CNN như: Thuyết trình của báo cáo viên; Thuyết trình kết hợp minh họa bằng hình ảnh; Thuyết trình kết hợp luyện tập, thực hành; Nêu vấn đề, thảo luận theo nhóm, cụm; Nêu tình huống, tổ chức giải quyết theo nhóm, cụm; Tọa đàm, thảo luận,...

1.3.3.6. Chủ thể tham gia bồi dưỡng năng lực giáo dục cho giáo viên mầm non

Đối với GVMN yêu cầu chủ thể tham gia bồi dưỡng cần có những kiến thức về thành tựu lý luận và thực tiễn đổi mới phương pháp giáo dục mầm non hiện đại. Biết

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn cách trình bày, chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn thực hiện kỹ năng nghiệp vụ sư phạm và sử dụng được các kiến thức, kỹ năng, năng lực dạy học, năng lực giáo dục ngay trong quá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý bồi dưỡng năng lực giáo dục theo chuẩn nghề nghiệp cho giáo viên ở các trường mầm non huyện quế võ, tỉnh bắc ninh​ (Trang 34 - 39)