Những công trình nghiên cứu về quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý bồi dưỡng năng lực giáo dục theo chuẩn nghề nghiệp cho giáo viên ở các trường mầm non huyện quế võ, tỉnh bắc ninh​ (Trang 26 - 29)

9. Cấu trúc luận văn

1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề

1.1.2. Những công trình nghiên cứu về quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực

dục đáp ứng chuẩn nghề nghiệp cho giáo viên mầm non

Quá trình phát triển của chuẩn nghề nghiệp ở Mĩ: Bắt đầu vào giữa thập kỷ 80, những quan tâm sâu sắc về vấn đề giáo viên trong trường học ở Mĩ của nhiều nhà nghiên cứu đã được nhà nước và các cơ sở tư nhân tài trợ. Báo cáo năm 1987 của Tổ hợp Carregie “Chương trình Quốc gia chuẩn bị giáo viên cho thế kỷ 21” đã dẫn tới việc lập ra Vụ Quốc gia Mĩ về chuẩn nghề nghiệp giáo viên Mĩ với nhiệm vụ nâng cao chuẩn dạy học cũng như thành tích học tập của học sinh trên toàn quốc. Cơ quan này bắt đầu cấp bằng cho giáo viên vào năm 1995. Ý đồ của vụ giáo dục là tạo cho giáo viên ở khắp nước Mĩ, không kể bằng cấp ban đầu và nơi họ đăng kí hành nghề, được kiểm tra để được công nhận là “đạt” sau khi họ có tối thiểu 3 năm giảng dạy. Chương trình của vụ tuy không bắt buộc nhưng ý tưởng và phương pháp của vụ được chính quyền Clinton rất tán thành (Bộ GD Mĩ, 1997). Chương trình khẳng định việc công nhận kỷ năng giảng dạy xuất sắc đã mang lại phần thưởng cho những giáo viên được đánh giá đạt Chuẩn quy định, mở ra cơ hội để họ nhận vị trí lãnh đạo cũng như tạo ra “ngọn hải đăng” có tác dụng khuyến khích các GV khác. Trong hai năm đầu, khoảng 500 GV được công nhận, sau đó chính phủ liên bang đồng ý cấp ngân sách để vụ tiến hành xét cấp bằng cho khoảng 100.000 GV trong vòng 10 năm, tới năm 2007, với mục tiêu ít nhất mỗi trường có một GV nhận Bằng.

Tại nước Anh: Từ cuối thập niên 80, đào tạo theo chuẩn trong lĩnh vực dạy học càng ngày càng được chính phủ chấp nhận và khuyến khích. Trong lĩnh vực dạy học người ta thận trọng trước sự đòi hỏi quá chi tiết của phương pháp dạy học. Điều đó

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn được hội đồng bằng cấp quốc gia (1992) thừa nhận trong bản đánh giá các bước khởi đầu của đào tạo theo chuẩn tại các trường học và các cơ sở đào tạo giáo viên. Hội đồng thấy rằng đào tạo theo chuẩn có thể “làm sắc nét trọng điểm” của chương trình nhưng nó gây căng thẳng nên cần phải chú ý đảm bảo sự quan trọng của các nhân tố nhận thức và tình cảm trong đào tạo GV không bị bỏ qua, cũng như chương trình đào tạo giáo viên không quá hẹp.

Tác giả Đinh Hồng Thái - Khoa giáo dục mầm non trường Đại học sư phạm Hà Nội tại hội thảo khoa học cấp quốc gia bàn về “Phương hướng và giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên mầm non” - Hà Nội 2003, một trong những giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ GVMN hiện nay là cần phải xây dựng đội ngũ giáo viên trong các trường đào tạo GVMN. Để thực hiện được giải pháp này tiến sĩ đã đưa ra ý kiến như sau:

- Các vụ chức năng bộ cần rà soát lại tình hình về giáo viên sư phạm mầm non trong cả nước. Có thể cần một dự án khảo sát, đánh giá thực trạng giáo viên đào tạo GVMN.

- Bộ cần đưa ra chuẩn mực về giáo viên, chú ý những giáo viên chuyên ngành, lấy đó làm căn cứ cho phép các cơ sở đào tạo GVMN ở các trình độ phù hợp và điều này phải tiến hành hết sức chặt chẽ và cương quyết.

- Bên cạnh những biện pháp kịp thời nhằm khắc phục tình trạng kể trên, bộ cần có những phương hướng thích hợp chỉ đạo việc xây dựng giáo viên sư phạm mầm non ổn định và có chất lượng , đáp ứng nhu cầu đào tạo ngày càng cao kể cả số lượng và chất lượng bậc học mầm non cả nước.

Nguyễn Công Duật (2000), “Thực trạng và giải pháp cơ bản phát triển đội ngũ giáo viên trường trung học cơ sở tỉnh Bắc Ninh theo chuẩn nghề nghiệp”. Luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục, Trường Đại học sư phạm Hà Nội. Tác giả đã khái quát cơ sở lý luận về phát triển đội ngũ giáo viên trường trung học cơ sở theo chuẩn nghề nghiệp. Trên cơ sở đó đánh giá thực trạng phát triển đội ngũ giáo viên trường trung học cơ sở tỉnh Bắc Ninh theo chuẩn nghề nghiệp. Trên cơ sở lý luận và hạn chế thực trạng tác giả đã đề xuất 5 giải pháp nhằm phát triển đội ngũ giáo viên trường trung học cơ sở tỉnh Bắc Ninh đáp ứng theo chuẩn nghề nghiệp.

Tác giả Lê Thị Diệu Thúy (2012) đã thực hiện đề tài “Biện pháp quản lý công tác bồi dưỡng giáo viên các trường mầm non Thành phố Đà Nẵng đáp ứng chuẩn nghề nghiệp”. Luận văn thạc sĩ Đại học Đà Nẵng. Đề tài, đã đưa ra một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý công tác bồi dưỡng giáo viên các trường mầm non Thành phố Đà Nẵng đáp ứng chuẩn nghề nghiệp như về nhận thức, tăng cường cơ sở vật chất, tăng cường đánh giá…

Hầu hết các công trình nghiên cứu đều khẳng định vai trò của của bồi dưỡng kỹ năng NLGD cho đội ngũ GVMN có một ý nghĩa và vai trò rất quan trọng đối với hoạt động GD, là nhân tố trọng yếu nâng cao chất lượng dạy và học. Lý luận bồi dưỡng và QL bồi dưỡng đội ngũ GV nói chung và GV nói riêng đã được các nhà GD trong và ngoài nước nghiên cứu với nhiều góc độ khác nhau, tập trung vào vấn đề cải tiến biện pháp QL hoạt động bồi dưỡng thường xuyên hoặc đổi mới chương trình đào tạo GV nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ. Bên cạnh những công trình đánh giá tổng quan về thực trạng chất lượng đội ngũ nhà giáo của cả nước và đề xuất giải pháp thiết thực nâng cao chất lượng đội ngũ, cụ thể là công tác QL bồi dưỡng đội ngũ GV, còn có những công trình nghiên cứu đi vào tìm hiểu thực trạng cụ thể của một số địa phương, những giải pháp gắn với thực tế của địa phương mình. Các tác giả đã dựa vào thực trạng công tác QL bồi dưỡng đội ngũ GVMN của địa phương để đi sâu nghiên cứu, phân tích nguyên nhân những mặt mạnh và hạn chế, từ đó đề xuất các giải pháp hợp lý nhằm nâng cao hiệu quả công tác này ở địa phương, đơn vị

Tuy nhiên, chưa có công trình nào đề cập đến vấn đề “Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực giáo dục theo chuẩn nghề nghiệp cho giáo viên trường mầm non ở các trường trong huyện Quế Võ, Tỉnh Bắc Ninh”. Tiếp thu, kế thừa những thành tựu nghiên cứu trên, đề tài luận văn này sẽ đưa ra thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực giáo dục theo chuẩn nghề nghiệp ở các trường mầm non trong huyện Quế Võ, Tỉnh Bắc Ninh và trên cơ sở đó đề xuất các biện pháp có tính cấp thiết, tính khả thi phù hợp với đặc điểm tình hình của địa phương trong hoạt động quản lý bồi dưỡng năng lực giáo dục cho GVMN nhằm góp phần cùng nâng cao chất lượng đội ngũ GVMN huyện Quế Võ, Tỉnh Bắc Ninh đáp ứng CNN trong giai đoạn hiện nay.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý bồi dưỡng năng lực giáo dục theo chuẩn nghề nghiệp cho giáo viên ở các trường mầm non huyện quế võ, tỉnh bắc ninh​ (Trang 26 - 29)