Tổ chức bồi dưỡng năng lực giáo dục cho giáo viên mầm non theo chuẩn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý bồi dưỡng năng lực giáo dục theo chuẩn nghề nghiệp cho giáo viên ở các trường mầm non huyện quế võ, tỉnh bắc ninh​ (Trang 97 - 100)

9. Cấu trúc luận văn

3.2. Một số biện pháp quản lý bồi dưỡng năng lực giáo dục theo chuẩn nghề

3.2.2. Tổ chức bồi dưỡng năng lực giáo dục cho giáo viên mầm non theo chuẩn

nắm chắc tình hình giáo viên, điều kiện của nhà trường từ đó đề ra phương án bồi dưỡng NLGD theo chuẩn nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên phù hợp và sát thực. Kế hoạch bồi dưỡng NLGD theo chuẩn nghề nghiệp được xây dựng phù hợp sẽ quyết định tốt đến hiệu quả và chất lượng bồi dưỡng, kế hoạch sẽ được triển khai thực hiện một cách thuận lợi.

3.2.2. Tổ chức bồi dưỡng năng lực giáo dục cho giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp nghề nghiệp

3.2.1.1. Mục tiêu biện pháp

- Tổ chức thực hiện kế hoạch bồi dưỡng NLGD cho GVMN theo đúng những gì đã viết trong kế hoạch. Điều này giúp cho quản lý và GV luôn ở thế chủ động, có thêm sự bình tĩnh, tự tin và có điều kiện nâng cao kiến thức, rèn luyện kỹ năng.

3.2.3.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp

* Nội dung:

-Tổ chức thực hiện kế hoạch bồi dưỡng NLGD cho GVMN theo đúng những gì đã viết ra trong kế hoạch. Chú ý nội dung tổ chức cần bám sát kế hoạch, bám sát chủ đề bồi dưỡng. Chọn thời điểm bồi dưỡng phù hợp, phương pháp bồi dưỡng nhanh gọn, sáng tạo, phát huy tính tích cực, chủ động của GV.

-Đổi mới tổ chức thực hiện quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho GV của HT trường MN theo cách ” làm theo tất cả những gì đã viết” với nội dung: Quản lý hoạt động bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng sư phạm cho GV (dạy học theo hướng tích hợp nhiều môn học, các môn học, các lĩnh vực khác nhau)

Khi sử dụng việc tích hợp các nội dung dạy học GV cần xác định rõ mục đích, yêu cầu của bài dạy. Khi sử dụng các nội dung dạy học chính phải được thể hiện rõ không nên quá coi trọng những nội dung tích hợp mà quên kiến thức cần truyền đạt đến trẻ. Chính vì vậy, tích hợp nội dung dạy học và hướng nghiệp là một nội dung quan trọng cần được các nhà giáo quan tâm và chú ý đến.

+ Phương pháp dạy học hướng vào trẻ: GV nên dựa vào kiến thức, kinh nghiệm sống của trẻ, mong muốn của trẻ để xây dựng nội dung, lựa chọn phương pháp dạy học và GD phù hợp.

+ Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề: ứng dụng dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề có nghĩa là không đưa đến cho trẻ những tri thức có sẵn một cách trực tiếp mà tổ chức nêu các tình huống có vấn đề, trong đó sẽ xuất hiện các nhiệm vụ nhận thức, giúp trẻ tự mình tìm ra phương thức giải quyết các nhiệm vụ đó và kết quả là tìm ra tri thức mới. Dạy học nêu vấn đề giúp trẻ phát triển tư duy sáng tạo và hoạt động sáng tạo là phẩm chất quan trọng nhất của người lao động trong thời đại hiện nay.

+ Phương pháp dạy học tình huống ứng dụng trong GDMN: GV dùng ngôn ngữ thiết kế và sử dụng hệ thống tình huống vẫn đề thực tiễn có thật và cụ thể. Học sinh tích cực giải quyết vấn đề sau đó GV chính xác hoá, khái quát hoá....kiến thức, kỹ năng hình thành, phát triển trí tuệ và hứng thú học tập của học sinh, đồng thời phát triển lòng yêu nghề và năng lực sáng tạo của GV.

 Cách thức thực hiện biện pháp:

-Tổ chức bộ máy hoạt động bồi dưỡng NLGD cho GVMN:

+ Tăng cường vai trò của chủ thể trong tổ chức các hoạt động bồi dưỡng NLGD cho GVMN.

+ Trước khi bồi dưỡng NLGD cho GVMN cần có sự chuẩn bị, phân công công việc tới từng thành viên tham gia.

+ Phân công các tổ chuyên môn chuẩn bị CSVC như: phòng học, bàn ghế, máy tính, máy chiếu, bảng....

+ Giảng viên: Giảng viên là các GV chuyên môn Âm nhạc, tin học hoặc là CBQL của trường, chuyên viên PGD&ĐT.

+ Học viên: là 100% CBGV trong trường. - Thực hiện:

+ Cần đa dạng hoá hình thức bồi dưỡng NLGD co GVMN cho GV, tạo sự liên kết, phối hợp giữa các phương thức để tạo thành một kế hoạch tổng thể.

+ Trước khi tiến hành bồi dưỡng NLGD co GVMN cho GV, BGH cần khảo sát năng lực, nhu cầu của GV, yêu cầu của cha mẹ học sinh, của nhà trường, của ngành.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn - Tổ chức huấn luyện:

HT tổ chức tập huấn cho GV cách sử dụng các thiết bị hiện đại như camera, băng, đĩa, đàn, một số phần mềm dạy học...Hình thức huấn luyện khá linh hoạt theo đặc trưng từng hoạt động CS&GD trẻ MN (có lúc huấn luyện cho đội ngũ GV kém về sử dụng CNTT, có lúc tổ chức theo tổ, có lúc tổ chức kèm cặp riêng cho cá nhân GV)

Tạo môi trường thuận lợi và tạo động lực thúc đẩy GVMN tự tin, mạnh dạn, tích cực bồi dưỡng, nâng cao kiến thức, kỹ năng chuyên môn, phát huy năng lực sư phạm của mình.

Đổi mới tổ chức thực hiện quản lý hoạt động bồi dưỡng cho giáo viên cho GV của Hiệu trưởng trường mầm non theo cách: Làm theo tất cả những gì đã viết, là thực hiện các việc sau:

+ Triển khai từng công việc tháng cụ thể trong kế hoạch vào buổi họp chuyên môn đầu tháng.

+ Phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng GV theo năng lực, trình độ chuyện môn, NLGD. + Tổ chức, chỉ đạo GV thực hiện từng nội dung bồi dưỡng kiến thức và bồi dưỡng kỹ năng chuyên môn đã đề ra tại kế hoạch tháng mà đầu tháng đã triển khai.

+ Dự giờ, thăm lớp đột xuất. Kiểm tra chuyên đề, kiểm tra toàn diện và rút kinh nghiệm trực tiếp cho GV.

+Tổ chức hội giảng, thi nấu ăn cho những GV theo tháng vào các dịp ỷ niệm những ngày lễ.

+Thực hiện thưởng phạt theo quy nghị quyết để kích thích những người làm tốt sẽ tốt hơn.

+ Tổ chức cho GV giỏi, GV lâu năm phổ biến những kinh nghiệm chuyên môn hay về kiến thức và kỹ năng để GV có cơ hội học tập, trau rồi kiến thức và kỹ năng chuyên môn cho mình.

3.2.3.3. Điều kiện thực hiện biện pháp

Điều kiện để thực hiện tổ chức thực hiện kế hoạch là cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, đồ dùng trực quan, kinh phí chi cho hoạt động bồi dưỡng NLGD cho GV của nhà trường...Sự chỉ đạo của Hiệu trưởng, sự tuân thủ và ý thức của mỗi GV.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý bồi dưỡng năng lực giáo dục theo chuẩn nghề nghiệp cho giáo viên ở các trường mầm non huyện quế võ, tỉnh bắc ninh​ (Trang 97 - 100)