Thực trạng đội ngũ giáo viên mầm non trên địa bàn huyện Quế Võ, Tỉnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý bồi dưỡng năng lực giáo dục theo chuẩn nghề nghiệp cho giáo viên ở các trường mầm non huyện quế võ, tỉnh bắc ninh​ (Trang 55 - 59)

9. Cấu trúc luận văn

2.3. Kết quả nghiên cứu

2.3.1. Thực trạng đội ngũ giáo viên mầm non trên địa bàn huyện Quế Võ, Tỉnh

Bắc Ninh

2.3.1.1. Đánh giá xếp loại GV theo chuẩn nghề nghiệp GVMN

Bảng 2.1: Xếp loại GV theo chuẩn nghề nghiệp GVMN

Năm học Tổng số GV Đánh giá, xếp loại GV Xuất sắc Khá Trung bình Kém TS % TS % TS % TS % 2014 - 2015 886 126 14.2 668 75.4 97 11.0 0 2015 - 2016 938 133 14.2 713 76.0 94 10.0 0 2016 - 2017 982 177 18 746 76.0 69 7.0 0 2017 - 2018 1.045 191 18.3 732 70.0 140 13.4 0 2018 - 2019 1.129 217 19.2 768 68.0 147 13.0 0

(Nguồn: Phòng GD - ĐT huyện Quế Võ, 2019)

Kết quả cho thấy, tỷ lệ GVMN đạt chuẩn mức độ xuất sắc chiếm tỷ lệ cao với 19.2%, sau đó là mức độ khá với 75.4%, và mức độ trung bình chiếm tỷ lệ thấp nhất là 13.4%. Thực trạng, trong thời gian vừa quan nhiều giáo viên có năng lực chuyên môn vững vàng, tích cực tự học và sáng tạo, cải tiến phương pháp giảng dạy để không ngừng nâng cao năng lực nghề nghiệp của bản thân. Đây là đội ngũ cốt cán cho nhà trường trong việc đổi mới PPDH, đổi mới KTĐG nhằm phát huy tính tích cực trẻ để nâng cao chất lượng GD của nhà trường trong các năm học vừa qua.

Một số GV trẻ tuy kinh nghiệm thực tiễn chưa cao nhưng có trình độ vững vàng, tích cực học hỏi đồng nghiệp và mạnh dạn ứng dụng các PPDH mới nên được đánh giá cao trong nhà trường.

Tuy vậy: Trong nhà trường còn một số ít giáo viên lớn tuổi, năng lực chuyên môn hạn chế, ngại đổi mới phương pháp, nhất là việc ứng dụng CNTT vào dạy học, chưa tích cực tham gia các lớp bồi dưỡng và tự bồi dưỡng. Tác phong lao động của số GV này ảnh hưởng ít nhiều đến sự phát triển điều hành chung của nhà trường.

Phần lớn GV trẻ được đào tạo cơ bản nhưng còn thiếu kinh nghiệm thực tiễn nên trong quá trình giảng dạy và giáo dục học sinh còn hạn chế về các kỹ năng: kỹ năng giải quyết các tình huống sư phạm, kỹ năng tổ chức các hoạt động giáo dục,…

2.3.1.2. Thực trạng năng lực giáo dục của giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp.

Bảng 2.2. Thực trạng năng lực giáo dục của giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp

TT Năng lực giáo dục Mức độ thực hiện X Thứ bậc Yếu Trung bình Khá Tốt SL % SL % SL % SL % 1 Kiến thức

Kiến thức về tâm sinh lý

trẻ, GD hòa nhập 22 25.9 16 18.8 28 32.9 19 22.4 2.52 1 Kiến thức phổ thông về

chính trị, kinh tế văn hóa xã hội có liên quan đến GDMN

21 24.7 30 35.3 21 24.7 13 15.3 2.31 3

Kiến thức cơ sở chuyên

ngành 31 36.5 16 18.8 20 23.5 18 21.2 2.29 4

Kiến thức về chăm sóc sức

khỏe lứa tuổi mầm non 25 29.4 15 17.6 30 35.3 15 17.6 2.41 2 Kiến thức về phương pháp

GD trẻ lứa tuổi MN (PTTC, PTTCQHXH- TM, PTNT - Ngôn ngữ,HĐ vui chơi…)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn TT Năng lực giáo dục Mức độ thực hiện X Thứ bậc Yếu Trung bình Khá Tốt SL % SL % SL % SL %

Kiến thức về theo dõi và

đánh giá chất lượng trẻ MN 35 41.2 23 27.1 20 23.5 7 8.2 1.99 6 Kiến thức ngoại ngữ, tin học 30 35.3 44 51.8 9 10.6 2 2.4 1.80 7

2 Kĩ năng

Kĩ năng lập kế hoạch chăm

sóc, GD trẻ. 4 4.7 40 47.1 13 15.3 28 32.9 2.76 1 Kỹ năng quản lý lớp học 13 15.3 49 57.6 8 9.41 15 17.6 2.29 2 Kỹ năng tổ chức các hoạt động GD trẻ theo hướng tích hợp 30 35.3 38 44.7 6 7.06 11 12.9 1.98 4 Kỹ năng tổ chức thực hiện các hoạt động chăm sóc sức khỏe cho trẻ em 38 44.7 34 40.0 11 12.9 2 2.4 1.73 7

Kỹ năng giao tiếp ứng xử với trẻ, đồng nghiệp, phụ huynh và cộng đồng. 28 32.9 44 51.8 3 3.53 10 11.8 1.94 6 Kỹ năng về tổ chức môi trường GD cho trẻ MN 22 25.9 45 52.9 3 3.53 15 17.6 2.13 3 Kĩ năng xử lý tình huống SP 32 37.6 32 37.6 13 15.3 8 9.4 1.96 5 Kết quả nghiên cứu về năng lực giáo dục của giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp được đánh giá với ĐTB từ 1.73 đến 2.52, cụ thể như sau:

Đánh giá về kiến thức:

Qua kết quả nghiên cứu, lĩnh vực kiến thức của GVMN xét theo CNN đạt hiệu quả nhất là “Kiến thức cơ bản GDMN” có X = 2.52 đứng thứ nhất. Phần lớn giáo viên các trường mầm non thuộc huyện Quế Võ đều có những hiểu biết cơ bản về đặc

điểm tâm sinh lý trẻ lứa tuổi mầm non, có kiến thức về giáo dục mầm non bao gồm cả giáo dục trẻ hòa nhập, hiểu biết mục tiêu, nội dung chương trình giáo dục mầm non, cũng như biết đánh giá sự phát triển của trẻ theo từng độ tuổi.

Sau đó “Kiến thức về chăm sóc sức khỏe lứa tuổi mầm non” có X = 2.41. Thực tế cho thấy, đa số giáo viên các trường mầm non đều có những hiểu biết về an toàn, phòng tránh và xử lý ban đầu các tai nạn thường gặp ở trẻ, có kiến thức về vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường và giáo dục kỹ năng sống cho trẻ. Có hiểu biết về dinh dưỡng, an toàn thực phẩm cách phòng tránh các bệnh thường gặp, cách xử lý, sơ cứu ban đầu.

Sau đó là “Kiến thức phổ thông về chính trị, kinh tế văn hóa xã hội có liên quan đến GDMN” có X = 2.31. Phần lớn giáo viên các trường mầm non thuộc huyện Quế Võ đều tích cực học tập để trau dồi và nâng cao các kiến thức về chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội và tình hình giáo dục của quận và thành phố, cũng như các kiến thức về giáo dục bảo vệ môi trường, giáo dục an toàn giao thông và phòng chống các tệ nạn xã hội, cũng như khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong việc chăm sóc và giáo dục trẻ

Bên cạnh đó, một số nội dung còn hạn chế như: “Kiến thức ngoại ngữ, tin học; Kiến thức về phương pháp GD trẻ lứa tuổi MN (phát triển tình cảm, phát triển tình cảm quan hệ xã hội, thẩm mĩ, phát triển ngôn ngữ, hoạt động vui chơi)”

Tóm lại: kết quả khảo sát cho thấy, một bộ GVMN huyện Quế Võ chưa chắc kiến thức cơ sở chuyên ngành, đặc biệt do chưa thường xuyên cập nhật các kiến thức mới kịp thời.Chưa sẵn sàng tư vấn hỗ trợ và hướng dẫn đồng nghiệp áp dụng phương pháp dạy học và giáo dục vào tổ chức hoạt động giáo dục phát triển phù hợp với trẻ ở các độ tuổi mầm non (chưa thể hiện được sự tích hợp trong giáo dục và khuyến khích tính tích cực của trẻ). Bên cạnh đó, vẫn còn một số giáo viên nắm chưa chắc kiến thức về phương pháp dạy trẻ theo đặc thù các lĩnh vực phát triển, nhất là các giáo viên cao tuổi còn chậm đổi mới phương pháp, nặng về phương pháp dạy học truyền thống, nên hiệu quả còn hạn chế.

Đánh giá về kĩ năng:

Kết quả khảo sát cho thấy, kỹ năng sư phạm đạt ưu điểm nhất là“Kỹ năng tổ chức thực hiện các hoạt động chăm sóc sức khỏe cho trẻ” có X = 2.76 đứng thứ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn nhất. Thực tế, đa số giáo viên biết tổ chức môi trường nhóm lớp đảm bảo vệ sinh và an toàn cho trẻ; biết tổ chức giấc ngủ, đảm bảo vệ sinh an toàn cho trẻ; biết hướng dẫn trẻ rèn luyện một số kỹ năng tự phục vụ; biết phòng tránh và xử lý ban đầu một số bệnh, tai nạn thường gặp đối với trẻ.

Sau đó “Kỹ năng quản lý lớp học” có X = 2.72 đứng thứ 2. Kỹ năng quản lý lớp học rất quan trọng, nên hầu hết giáo viên đều có khả năng quản lý lớp học khá tốt, có khả năng bảo đảm an toàn cho trẻ, biết xây dựng và thực hiện kế hoạch quản lý nhóm lớp, gắn với kế hoạch chăm sóc và giáo dục trẻ; Quản lý và sử dụng có hiệu quả hồ sơ sổ sách cá nhân, nhóm lớp; giáo viên biết sắp xếp, bảo quản đồ dùng, đồ chơi, sản phẩm của trẻ phù hợp với mục đích chăm sóc và giáo dục trẻ tại lớp mình.

Nội dung“Kỹ năng về tổ chức môi trường GD cho trẻ MN” có X = 2.13. Đây có thể là ưu điểm của ĐNGV MN của thị trấn. Hầu hết GV biết lập kế hoạch chăm sóc giáo dục trẻ theo năm học, tháng, tuần, theo hướng tích hợp, biết lập kế hoạch phối hợp với cha mẹ trẻ để thực hiện mục tiêu chăm sóc trẻ.

Mặc dù vậy, kỹ năng sư phạm của GVMN huyện Quế Võ còn hạn chế như: Kỹ năng tổ chức thực hiện các hoạt động chăm sóc sức khỏe cho trẻ em; Kỹ năng giao tiếp ứng xử với trẻ, đồng nghiệp, phụ huynh và cộng đồng.

Qua tìm hiểu, các lớp trong trường MN của thị trấn có số lượng trẻ, GV ít có thời gian để tìm hiểu, quan sát cũng như chủ động khai thác đồ chơi, đồ dùng. Qua thực tế vẫn còn một số giáo viên còn thiếu tính chủ động, sáng tạo trong việc tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ, cũng như khai thác hiệu quả của đồ dùng đồ chơi phục vụ cho việc tổ chức hoạt động cho trẻ. Bên cạnh đó, nhiều GV chưa thực sự tự tin, chủ động trong giao tiếp với phụ huynh và cộng đồng, thiếu kỹ năng trong giao tiếp nên việc tuyên truyền, phổ biến kiến thức chăm sóc và giáo dục trẻ tới phụ huynh và cộng đồng còn hạn chế. Điều này ít nhiều ảnh hưởng tới chất lượng chăm sóc và giáo dục trẻ, đặc biệt việc huy động sự phối hợp, ủng hộ của phụ huynh và cộng đồng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý bồi dưỡng năng lực giáo dục theo chuẩn nghề nghiệp cho giáo viên ở các trường mầm non huyện quế võ, tỉnh bắc ninh​ (Trang 55 - 59)