Các khái niệm của đề tài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý bồi dưỡng năng lực giáo dục theo chuẩn nghề nghiệp cho giáo viên ở các trường mầm non huyện quế võ, tỉnh bắc ninh​ (Trang 29 - 33)

9. Cấu trúc luận văn

1.2. Các khái niệm của đề tài

1.2.1. Quản lý

C.Mác coi đó là một hoạt động tự nhiên, tất yếu của mọi tổ chức, tập thể trong đời sống xã hội: “ Tất cả mọi lao động xã hội trực tiếp hay lao động chung nào tiến hành trên quy mô tương đối lớn, thì ít nhiều cũng đều cần đến quản lý để điều hòa những hoạt động cá nhân và thực hiện những chức năng chung phát sinh từ sự vận động của toàn bộ cơ thể sản xuất khác với sự vận động của những khí quan độc lập của nó. Một người độc tấu vĩ cầm tự mình điều khiển lấy mình, còn một dàn nhạc thì cần phải có nhạc trưởng” [Dẫn theo 26].

Do tính đa dạng và tính phức tạp của đối tượng quản lý và tùy theo từng giai đoạn lịch sử xã hội cụ thể mà khái niệm quản lý được định nghĩa một cách khác nhau. Nhưng nhìn chung, các nhà nghiên cứu đều thống nhất những dấu hiệu chung của quản lý, đó là: Quản lý là sự tác động liên tục có tổ chức, có định hướng của chủ thể(Người quản lý, tổ chức quản lý) lên khách thể (đối tượng quản lý) về các mặt chính trị, văn hóa, xã hội, kinh tế.... Bằng một hệ thống các luật lệ, chính sách, nguyên tắc, phương pháp và các biện pháp cụ thể nhằm tạo ra môi trường và điều kiện cho sự phát triển của đối tượng.

1.2.2. Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non

1.2.2.1. Khái niệm

Chuẩn: Từ điển tiếng Việt (1994), “Chuẩn là cái được chọn làm căn cứ để đối chiếu, để hướng theo đó mà làm cho đúng”, hay “Là cái được chọn làm mẫu để thể hiện một đơn vị đo lường” [43].

1.2.2.2.Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non

Chuẩn nghề nghiệp (CNN) giáo viên mầm non (GVMN) là cơ sở để xây dựng, đổi mới mục tiêu, nội dung bồi dưỡng giáo viên mầm non ở các cơ sở đào tạo, là căn cứ để các cấp quản lý đánh giá giáo viên (GV) hàng năm theo quy chế đánh giá xếp loại và xây dựng đội ngũ giáo viên mầm non trong giai đoạn mới, từ đó, đề xuất chế độ chính sách đối với giáo viên mầm non được đánh giá tốt về năng lực nghề nghiệp.

Thông tư số 26/2018/TT-BGDĐT (Thông tư 26) có nhiều điểm mới, khắc phục những nội dung không còn phù hợp với yêu cầu của thực tiễn tại Quyết định số

02/2008/QĐ-BGDĐT (Quyết định 02) ban hành quy định về chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non, cụ thể như sau:

Về số lượng tiêu chí: Số lượng tiêu chuẩn, tiêu chí tại chuẩn mới đã được tinh giản hợp lý với 5 tiêu chuẩn và 15 tiêu chí. Số lượng tiêu chuẩn, tiêu chí của Thông tư 26 có tính bao quát cao, khoa học và đánh giá khách quan so với 60 tiêu chí của chuẩn tại Quyết định 02.

Về nội dung tiêu chuẩn, tiêu chí: Cơ bản, nội dung tiêu chuẩn, tiêu chí trong Thông tư 26 kế thừa một số nội dung thuộc các lĩnh vực của chuẩn tại Quyết định 02, tuy nhiên có sự phân định các tiêu chuẩn rõ ràng, khoa học; có sự kết nối với yêu cầu đổi mới hoạt động nghề nghiệp trong giai đoạn hiện nay, thể hiện được tính bao trùm trong hoạt động nghề nghiệp đặc thù của giáo viên mầm non là nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Trên tinh thần đó có bổ sung, điều chỉnh, cập nhật cho phù hợp với bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay. Các tiêu chuẩn, tiêu chí được tiếp cận theo năng lực và đáp ứng yêu cầu Chương trình giáo dục mầm non sửa đổi, bổ sung.

Chính vì vậy: Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non là hệ thống các yêu cầu cơ bản về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; kiến thức; kỹ năng sư phạm mà giáo viên mầm non cần phải đạt được nhằm đáp ứng mục tiêu giáo dục mầm non.

1.2.3. Năng lực giáo dục

* Khái niệm năng lực

Trong tiếng Anh, thuật ngữ được dùng với nghĩa năng lực phổ biến nhất là Competence hoặc Competency, nhấn mạnh hiệu quả thực hiện tốt một hoạt động nhất định.

Trên thế giới, khái niệm năng lực có thể được hiểu theo nhiều cách khác nhau tùy thuộc bối cảnh xã hội, hệ thống giáo dục, môi trường văn hóa, ngôn ngữ và mục đích sử dụng. Có thể nhóm các định nghĩa về năng lực như sau:

- Năng lực dựa trên đặc điểm cá nhân, phẩm chất hay thuộc tính cá nhân, quy định cá nhân thực hiện được hoạt động

Tác giả Đỗ Ngọc Thống coi năng lực là đặc điểm của cá nhân thể hiện mức độ thành thục một số hoạt động nhất định [40].

Tác giả Lê Thị Xuân Thu cho rằng năng lực là tổng hợp những thuộc tính của cá nhân đảm bảo thực hiện thành công hoạt động nhất định [39, tr.34].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

- Năng lực dựa trên kiến thức, kĩ năng và thái độ, quy định cá nhân phải rèn luyện và vận dụng tốt các yếu tố đó

Tremblay Denyse cho rằng năng lực là khả năng thực hiện thành công các hoạt động trong cuộc sống nhờ huy động các nguồn lực cá nhân [44, tr.21].

Coate, K. Barnett, R. & Williams, G. coi năng lực là tổng hợp kiến thức, kĩ năng và thái độ đảm bảo phù hợp với hoạt động của cá nhân [43, tr.22].

Theo Bernd Meier, Nguyễn Văn Cường năng lực là khả năng thực hiện thành công các vấn đề của cuộc sống trên cơ sở hiểu biết, kĩ năng, kĩ xảo và kinh nghiệm của bản thân [12, tr.25].

Trên cơ sở phân tích và đánh giá các khái niệm liên quan, luận văn cho rằng

năng lực là tổ hợp kiến thức, kĩ năng, thái độ được hình thành, được rèn luyện cho phép cá nhân thực hiện thành công hoạt động, đạt kết quả mong muốn trong những điều kiện cụ thể.

Năng lực giáo dục của giáo viên mầm non

Dựa vào định nghĩa về năng lực như trên chúng tôi cho rằng năng lực giáo dục của giáo viên mầm non là tổ hợp kiến thức, kĩ năng, thái độ về hoạt động giáo dục trẻ em mầm non được hình thành, được rèn luyện cho phép giáo viên thực hiện thành công hoạt động giáo dục trẻ mầm non, đạt kết quả giáo dục mong muốn trong những điều kiện cụ thể.

Theo các tác giả Lê Văn Hồng, Lê Ngọc Lan, Trần Trọng Thủy [24] nhóm năng lực giáo dục của giáo viên nói chung bao gồm:

Năng lực vạch dự án phát triển nhân cách của học sinh

Năng lực vạch dự án phát triển nhân cách của học sinh là năng lực biết dựa vào mục đích giáo dục, vào yêu cầu đào tạo, hình dung trước cần phải giáo dục cho sinh những phẩm chất nhân cách nào và hướng hoạt động của mình để đạt được mục đích đó.

Năng lực giao tiếp sư phạm

Năng lực giao tiếp sư phạm là năng lực nhận thức nhanh chóng những biểu hiện bên ngoài và những biểu hiện tâm lý bên trong của học sinh và của bản thân giáo viên, đồng thời biết sử dụng hợp lý các phương tiện giao tiếp, biết cách tổ chức, điều khiển và điều chỉnh quá trình giao tiếp nhằm đạt được mục đích giáo dục.

Năng lực cảm hóa học sinh

Năng lực cảm hóa học sinh là năng lực gây được ảnh hưởng trực tiếp của mình đến với học sinh về mặt tình cảm và ý chí. Đó là khả năng làm cho học sinh nghe, tin và làm theo giáo viên bằng tình cảm, bằng niềm tin.

Năng lực ứng xử sư phạm

Là kỹ năng tìm ra những phương thức tác động đến học sinh một cách hiệu quả nhất, là sự cân nhắc đúng đắn những nhiệm vụ sư phạm cụ thể phù hợp với những đặc điểm và khả năng của cá nhân cũng như tập thể học sinh trong từng tình huống sư phạm cụ thể.

Sự khéo xử trong sư phạm được xem như là một thành phần quan trọng của tài nghệ sư phạm.

Năng lực tham vấn, tư vấn, hướng dẫn

Là khả năng chia sẻ, trợ giúp, khơi dậy tiềm năng của học sinh của người giáo viên để giúp cho các em tin vào bản thân, nâng cao hiểu biết về bản thân, về người khác, về các sự vật hiện tượng để có thể giải quyết được vấn đề đang gặp phải

Năng lực tổ chức hoạt động giáo dục

Năng lực tổ chức hoạt động giáo dục là năng lực tất yếu cần có để đảm bảo cho giáo viên tiến hành dạy học và giáo dục đạt kết quả tốt. Vì giáo viên là người tổ chức lao động cho cá nhân và tập thể học sinh trong những điều kiện sư phạm khác nhau, vừa là hạt nhân gắn kết học sinh thành một tập thể, vừa là người tuyên truyền, phối hợp các lực lượng giáo dục.

Dựa vào đặc thù hoạt động giáo dục trong trường Mầm non, năng lực giáo dục của GVMN bao gồm những năng lực thành phần sau: cần có năng lực xây dựng chương trình giáo dục, năng lực lập kế hoạch giáo dục dài hạn, năng lực xây dựng môi trường giáo dục thân thiện cho trẻ, năng lực tổ chức các hoạt động giáo dục..., và kèm theo các kĩ năng cụ thể.

1.2.4. Bồi dưỡng năng lực giáo dục theo chuẩn nghề nghiệp cho giáo viên mầm non

Bồi dưỡng năng lực giáo dục theo chuẩn nghề nghiệp cho giáo viên mầm non. Từ khái niệm trên, có thể khẳng định: Bồi dưỡng năng lực giáo dục theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non là quá trình cập nhật kiến thức, kỹ năng, chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên mầm non nhằm đạt được mục tiêu đề ra.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý bồi dưỡng năng lực giáo dục theo chuẩn nghề nghiệp cho giáo viên ở các trường mầm non huyện quế võ, tỉnh bắc ninh​ (Trang 29 - 33)