Quy trình quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP phương đông (Trang 54 - 60)

2.2 Thực trạng hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Phương

2.2.3 Quy trình quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng

2.2.3.1 Nhận diện rủi ro

Một trong những vấn đề quan trọng nhất trước khi thực hiện các biện pháp quản trị rủi ro chính là nhận biết các rủi ro tín dụng có khả năng xảy ra. Nhận diện rủi ro tín dụng từ phía ngân hàng và khách hàng ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của ngân hàng, chỉ khi nhận diện được rủi ro ngân hàng mới có thể đưa ra những biện pháp thích hợp để quản trị được rủi ro.

Về phía khách hàng:

Sơ đồ 2.3 Quy trình tín dụng của OCB

Bước 1: Tiếp xúc khách hàng

Bước 2: Thẩm định và trình đề xuất

Không đồng ý

Bước 3: Phê duyệt Đồng ý Bước 4: Hoàn thiện hồ sơ sau phê

duyệt và nhập thông tin Bước 5: Thực hiện cấp tín dụng

Nguồn: Quyết định 289/2016/QĐ-TGĐ V/v:“Ban hành quy trình cấp tín dụng” của ngân hàng OCB

Bước 1: Tiếp xúc khách hàng là việc đơn vị kinh doanh chọn lọc, tiếp xúc khách hàng, tiếp nhận nhu cầu tín dụng và nhận hồ sơ khách hàng.

Bước 2: Thẩm định khách hàng

- Thẩm định tài sản bảo đảm khách hàng do đơn vị kinh doanh, phòng quản lý tài sản bảo đảm hoặc công ty định giá độc lập thực hiện.

- Thẩm định tín dụng khách hàng do đơn vị kinh doanh hoặc tái thẩm định thực hiện và sử dụng công cụ xếp hạng tín dụng nội bộ.

Bước 3: Phê duyệt tín dụng

- Phê duyệt khoản cấp tín dụng thuộc quyền phán quyết của đơn vị kinh doanh/giám đốc vùng/giám đốc khối.

- Phê duyệt khoản cấp tín dụng thuộc quyền phán quyết của cấp phê duyệt tại hội sở.

- Công tác kiểm tra của bộ phận giám sát tín dụng hỗ trợ phê duyệt tại hội sở.

Bước 7: Thu hồi nợ

Bước 8: Báo cáo tín dụng, tất toán và lưu trữ hồ sơ

Bước 4: Hoàn thiện hồ sơ sau phê duyệt là việc hoàn thiện hồ sơ sau phê duyệt và nhập/điều chỉnh thôn tin khách hàng.

Bước 5: Thực hiện cấp tín dụng là việc thực hiện nghiệp vụ giải ngân, bảo lãnh, L/C nhập khẩu, bao thanh toán.

Bước 6: Quản lý sau khi cấp tín dụng

- Quy trình theo dõi, kiểm tra khoản cấp tín dụng gồm: Theo dõi kiểm tra khoản cấp tín dụng tại đơn vị kinh doanh; giám sát cảnh báo rủi ro sau giải ngân; giám sát tín dụng từ xa; giám sát tín dụng thực hiện kiểm tra định kỳ tại đơn vị kinh doanh.

- Quy trình điều chỉnh khoản cấp tín dụng gồm: Thay đổi, bổ sung điều kiện cấp tín dụng; cơ cấu lại thời hạn trả nợ; cho vay bắt buộc thực hiện nghĩa vụ cam kết.

- Quy trình quản lý tài sản bảo đảm sau khi cấp tín dụng gồm: Quản lý tài sản bảo đảm là hàng hóa; giải chấp tài sản; đổi tài sản; mượn hồ sơ tài sản.

Bước 7: Thu hồi nợ là việc thực hiện: Thu nợ tại đơn vị kinh doanh; thu hồi nợ trước hạn; chuyển nợ quá hạn; cảnh báo nợ sớm; phối hợp thu hồi nợ tại đơn vị kinh doanh và phòng xử lý nợ.

Bước 8: Báo cáo tín dụng, tất toán là việc thực hiện: Báo cáo tín dụng; tất toán khoản cấp tín dụng.

Về phía ngân hàng

Cơ cấu tín dụng theo kỳ hạn:

Bảng 2.3 Cơ cấu tín dụng của OCB theo kỳ hạn tín dụng 2014 - 2016

Đơn vị: Tỷ đồng, %

Số tiền (tỷ đồng) Tỷ trọn g (%) Số tiền (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Số tiên (tỷ đồng) Tỷ trọn g (%) Ngắn hạn 14.447,40 60 18.493,65 63 26.140,62 66 Trung hạn 3.371,06 14 4.696,80 16 6.337,12 16 Dài hạn 6.260,54 26 6.164,55 21 7.129,26 18 Tổng dư nợ 24.079 100 29.355 100 39.607 100

Nguồn: Báo cáo thường niên OCB 2014 - 2016

Từ số liệu nếu trên ta thấy, cơ cấu cho vay theo kỳ hạn tín dụng của Ngân hàng TMCP Phương Đông luôn ở mức khá ổn định. Tỷ trọng dư nợ ngắn hạn có xu hướng tăng dần, tỷ trọng dư nợ từ mức 60 % (năm 2014) đến mức 63% (năm 2015) và 66% (năm 2016). Tỷ trọng dư nợ trung hạn năm 2014 (14%) tăng 2% so với năm 2015 và 2016 (16%). Trong khi đó tỷ trọng dư nợ dài hạn giảm dần, từ mức 26% (năm 2014) đến mức 21% (2015) và 18% (năm 2016). Có sự chuyển dịch cơ cấu dư nợ trên là do trong giai đoạn 2014 – 2016, nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh nên định hướng cơ cấu vay của Ngân hàng TMCP Phương Đông tập trung vào cho vay ngắn hạn, giúp ngân hàng hạn chế được nhiều rủi ro tín dụng.

Cơ cấu tín dụng theo đối tượng khách hàng:

Ngân hàng TMCP Phương Đông chia nhóm khách hàng theo quy mô và thành 3 nhóm: nhóm khách hàng doanh nghiệp lớn, nhóm khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ, nhóm khách hàng cá nhân.

Bảng 2.4 : Cơ cấu tín dụng OCB theo đối tượng khách hàng

Đơn vị : Tỷ đồng, %

(tỷ đồng) trọn g (%) (tỷ đồng) trọn g (%) (tỷ đồng) trọng (%) Khách hàng doanh nghiệp lớn 13002,6 6 54 13503,3 0 46 13862,4 5 35 Khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ 2407,90 10 4696,80 16 9505,68 24 Khách hàng cá nhân 8668,44 36 11154,9 0 38 16238,8 7 41 Tổng dư nợ 24.079 29.355 39.607

Nguồn: Báo cáo thường niên OCB năm 2014 – 2016

Theo bảng số liệu nêu trên, nhóm khách hàng doanh nghiệp lớn luôn có số dư nợ lớn và ổn định. Tuy nhiên, cơ cấu tín dụng của nhóm này đang có xu hướng giảm dần trong giai đoạn 2014 – 2016, tỷ trọng dư nợ năm 2014 là 54%, giảm xuống còn 46% (2015) và chỉ còn 35% (2016). Trong giai đoạn 2015 - 2016, Ngân hàng TMCP Phương Đông thành lập hàng loạt các trung tâm bán lẻ và trung tâm SMEs đã khiến cơ cấu tín dụng của khách hàng cá nhân, khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ có có xu hướng tăng nhanh. Tỷ trọng dư nợ nhóm khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ năm 2014 là 10%, tăng lên 16% (2015) và tăng lên 24% (2016). Cùng với đó, tỷ trọng nhóm khách hàng cá nhân năm 2014 là 36%, tăng lên 38% (2015) và tăng lên 41% (năm 2016).

Cơ cấu tín dụng theo đơn vị tiền tệ:

Dư nợ cho vay của Ngân hàng TMCP Phương Đông tập chung chủ yếu vào cho vay bằng Việt Nam đồng, chiến từ 95% - 96%, dư nợ cho vay bằng ngoại tệ và vàng chiếm khoảng 4% - 5%, cụ thể cơ cấu dư nợ theo đơn vị tiền tệ của ngân hàng trong thời gian qua như sau:

Bảng 2.5 Cơ cấu dư nợ theo đơn vị tiền tệ của OCB năm 2014 – 2016

Đơn vị: Tỷ đồng, %

Chỉ tiêu

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Dư nợ (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Dư nợ (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Dư nợ (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Cho vay bằng Việt

Nam đồng 22875,05 95 28151,45 95,9 38022,72 96

Cho vay bằng ngoại

tệ, vàng 1203,95 5 1203,56 4,1 1584,28 4

Tổng dư nợ 24.079 100 29.355 100 39.607 100

Nguồn: Báo cáo thường niên OCB năm 2014 – 2016

Cơ cấu dư nợ theo ngành hàng:

Về dư nợ theo ngành hàng, hiện tại các ngành hàng có dư nợ chủ yếu của Ngân hàng TMCP Phương Đông rất đa dạng. Tuy nhiên, dư nợ vẫn chủ yếu

tập trung vào một số ngành hàng nhất định như: ngành đóng tàu, khai thác vận tải biển; ngành thép; công nghiệp khai khoáng; công nghiệp sản

xuất, phân phối điện và năng lượng; dịch vụ giao nhận; bất động sản cá nhân là ngành có tỷ trọng dư nợ lớn, tương đương trên 10% dư nợ toàn

hàng.

Bảng 2.6 Cơ cấu dư nợ theo ngành hàng của OCB năm 2016

Nhóm ngành hàng Ngành hàng

Nhóm ngành hàng và sản phẩm có hạn mức trên 10% tổng dư nợ

Ngành công nghiệp đóng tàu, khai thác vận tải biển.

Ngành công nghiệp khai khoáng

Ngành công nghiệp sản xuất, phân phối điện và năng lượng Ngành dịch vụ giao nhận Bất động sản cá nhân Nhóm ngành hàng và sản phẩm có hạn mức trên 5% tổng dư nợ Vật liệu xây dựng Ngành kinh doanh bất động sản Ngành xây dựng

Ngành sản xuất kinh doanh sản phẩm tiêu dùng

Ngành dệt may Ngành hóa chất

Ngành công nghệ thông tin Dược phẩm và trang thiết bị y tế Nguồn : Báo cáo thường niên OCB năm 2016.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP phương đông (Trang 54 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)