Nâng cao chất lượng công tác thẩm định và phân tích tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP phương đông (Trang 99 - 100)

3.2 Giải pháp hoàn thiện hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng

3.2.3 Nâng cao chất lượng công tác thẩm định và phân tích tín dụng

Mục tiêu của phân tích tín dụng là tìm kiếm và đánh giá những khả năng tiềm tàng có thể gây ra những rủi ro cho việc hoàn trả nợ vay. Trên cơ sở đó, ngân hàng có sự dự đoán những khả năng kiểm soát rủi ro của ngân hàng và cần có những biện pháp để ngăn ngừa, hạn chế và giảm thiểu thiệt hại khi rủi ro xảy ra.

Phần nội dung của báo cáo thẩm định tín dụng cần đề cập đến các vấn đề: - Phương án sử dụng vốn vay và nguồn trả nợ của khách hàng.

- Phân tích và đánh giá từng yếu tố gây tác động tới rủi ro tín dụng. - Các chỉ tiêu tạo ra lợi nhuận.

- Khả năng khai thác và sử dụng tài sản. - Cơ cấu nguồn vốn trả nợ.

- Khả năng thanh toán của khách hàng.

Từ đó, các cán bộ quản trị rủi ro thực hiện phân tích tín dụng qua việc thực hiện chấm điểm xếp hạng tín dụng khách hàng. Đây là một phương thức

lượng hóa rủi ro của khách hàng thông qua quá trình đánh giá bằng thang điểm. Hệ thống chấm điểm được chia thành hai thành phần chính:

- Chấm điểm phi tài chính: cho ra kết quả về dòng tiền, uy tín khách hàng, các yếu tố bên ngoài, các yếu tố tác động đến doanh nghiệp.

- Chấm điểm tài chính: cho thấy quy mô, tình hình tài chính khách hàng. Từ hoạt động thẩm định và phân tích tín dụng, cán bộ ngân hàng phải đưa ra được các báo cáo kết luận với các nội dung:

- Đưa ra được nhân tố có thể gây ra rủi ro trong quan hệ tín dụng với khách hàng

- Khả năng kiểm soát rủi ro của ngân hàng

- Khoản tín dụng đề nghị có phù hợp với quy định hiện hành.

- Nêu rõ ý kiến về việc đồng ý/không đồng ý cấp khoản vay và các điều kiện phê duyệt cần được áp dụng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP phương đông (Trang 99 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)