2.1 Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Phương Đông
2.1.2 Cơ cấu tổ chức
Hiện nay các phòng ban tại Ngân hàng OCB hoạt động theo đúng chức năng quy định tại quyết định số 135/2016/QĐ-HĐQT về việc Ban hành quy chế cơ cấu tổ chức Ngân hàng TMCP Phương Đông do hội đồng quản trị ban hành:
Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức ngân hàng TMCP Phương Đông
Đại Hội đồng cổ đông Ban kiểm soát
Hội đồng quản trị Tổng giám đốc Phòng ban trực thuộc Khối vận hành Khối công nghệ Khối quản lý rủi ro Khối kinh doanh tiền tệ và đầu tư Khối khách hàng doanh nghiệp lớn Khối khách hàng doanh nghiệp Khối khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ Khối bán lẻ Khối khách hàng đại chúng FDI & Korean Desk
- Đại hội đồng cổ đông: Gồm tất cả cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan có quyền quyết định cao nhất của OCB. Nhiệm vụ và quyền hạn của đại hội đồng cổ đông được thực hiện theo quy định của Pháp luật và điều lệ của OCB.
- Hội đồng quản trị: Là cơ quan quản trị của OCB, có toàn quyền nhân danh của OCB để quyết định, thực hiện quyền và nghĩa vụ của OCB, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của đại hội đồng cổ đông. Thành phần, nhiệm vụ, cơ chế hoạt động của HĐQT và các đơn vị tham mưu giúp việc được thực hiện theo quy định của Pháp luật, quy định nội bộ, điều lệ và nghị quyết, quyết định của đại hội đồng cổ đông và HĐQT OCB.
- Ban kiểm soát: Thực hiện kiểm toán nội bộ, kiểm soát, đánh giá việc chấp hành quy định của pháp luật, quy định, điều lệ, nghị quyết, quyết định của đại hội đồng cổ đông và HĐQT OCB. Thành phần, nhiệm vụ, cơ chế hoạt động của ban kiểm soát và các đơn vị trực thuộc được thực hiện theo quy định của pháp luật, điều lệ, quy chế tổ chức hoạt động của ban kiểm soát và quy định khác có liên quan đến OCB.
- Tổng giám đốc: Là người điều hành và quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh hàng ngày của OCB, chịu sự giám sát của HĐQT và ban kiểm soát, chịu trách nhiệm trước HĐQT và trước pháp luật về việc thực hiện quyền và nhiệm vụ phù hợp với quy định của pháp luật, quy định nội bộ của OCB, các quyết định của HĐQT và đại hội đồng cổ đông OCB. Tổng giám đốc phân công cho một hoặc một số phó tổng giám đốc được xác định tùy thuộc vào chức danh và nội dung được phân công phụ trách.
- Các phòng ban trực thuộc tổng giám đốc: Có chức năng tham mưu, xây dựng, triển khai các định hướng của tổng giám đốc và cung cấp dịch vụ theo từng lĩnh vực nghiệp vụ chuyên môn cho toàn hệ thống.
- Khối bán lẻ: Có chức năng quản trị và phát triển kinh doanh các sản phẩm dịch vụ thuộ phân khúc khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp siêu nhỏ trong phạm vi rủi ro cho phép theo quy định của OCB trong từng thời kỳ.
- Khối khách hàng doanh nghiệp: Có chức năng quản trị và phát triển kinh doanh các sản phẩm và dịch vụ thuộc phân khúc khách hàng doanh nghiệp trong phạm vi rủi ro cho phép theo quy định của OCB trong từng thời kỳ.
- Khối khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ: Có chức năng quản trị và phát triển kinh doanh các sản phẩm và dịch vụ thuộc phân khúc khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ trong phạm vi rủi ro cho phép theo quy định của OCB trong từng thời kỳ.
- Khối khách hàng doanh nghiệp lớn: Có chức năng quản trị và phát triển kinh doanh các sản phẩm và dịch vụ thuộc phân khúc khách hàng doanh nghiệp lớn trong phạm vi rủi ro cho phép theo quy định của OCB trong từng thời kỳ.
- Khối khách hàng đại chúng: Có chức năng quản trị và phát triển các sản phẩm và dịch vụ thuộc phân khúc khách hàng đại chúng trong phạm vi rủi ro cho phép theo quy định của OCB trong từng thời kỳ.
- Khối kinh doanh tiền tệ và đầu tư: Có chức năng phát triển và quản trị hoạt động kinh doanh, điều hòa nguồn vốn, ngoại hối, đầu tư trên toàn hệ thống trong phạm vi rủi ro cho phép theo quy định của OCB trong từng thời kỳ.
- Khối quản trị rủi ro: Có chức năng phát triển và quản trị khung chính sách, công cụ quản trị rủi ro mang tính tổng quát và định hướng cho toàn ngân hàng. Quản trị và thực hiện tái thẩm định, phê duyệt tín dụng cho toàn ngân hàng.
- Khối vận hành: Có chức năng xây dựng, tổ chức thực hiện các công tác vận hành trên toàn hệ thống bao gồm: hành chính, thanh toán, ngân quỹ, chăm sóc khách hàng, hỗ trợ tín dụng và các chức năng khác được quy định theo từng thời kỳ.
- Khối công nghệ: Có chức năng tổ chức xây dựng và vận hành hệ thống công nghệ ngân hàng đáp ứng nhu cầu kinh doanh, đảm bảo chất lượng dịch vụ và an toàn mật.