2.2 Thực trạng hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Phương
2.2.3.2 Đo lường rủi ro tín dụng
Vấn đề đo lường rủi ro tín dụng là một trong những vấn đề quan trọng nhất trong nội dung quản trị rủi ro tín dụng trong ngân hàng. Nó quyết định trực tiếp tới hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng của những nhà quản trị. Bên cạnh đó, nó cũng là chỉ tiêu để đánh giá ngân hàng quản lý rủi ro tín dụng có tốt hay không.
Đo lường theo chỉ tiêu rủi ro tín dụng
Bảng 2.7 Cơ cấu tín dụng theo nhóm nợ của OCB năm 2014 – 2016
Đơn vị : Tỷ đồng, %
Chỉ tiêu
Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016
Dư nợ (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Dư nợ (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Dư nợ (tỷ đồng) Tỷ trọng (%)
Dư nợ tiêu chuẩn ( nợ nhóm 1) 22634,26 94 27916,6 1 95 37820,72 95,49 Dư nợ cần chú ý (nợ nhóm 2) 987,24 4,1 898,26 3,06 1188,21 3 Dư nợ xấu ( nợ nhóm 3; 4; 5) 457,50 1,9 569,49 1,94 598,07 1,51 Tổng dư nợ 24.079 100 29.355 100 39.607 100
Nguồn: Báo cáo thường niên OCB năm 2014 – 2016
Số liệu bảng trên cho thấy, tỷ trọng dư nợ xấu của Ngân hàng TMCP Phương Đông chiếm rất ít trong tổng dư nợ, luôn nhỏ hơn 3%. Trong năm 2014 tỷ trọng dư nợ xấu là 1,9%, năm 2015 là 1,94 %. Đặc biệt, năm 2016, tỷ trọng dư nợ xấu giảm xuống thấp nhất còn 1,51% (thuộc nhóm 7 ngân hàng có nợ xấu thấp nhất). Không những tỷ trọng dư nợ xấu thấp, tỷ trọng dư nợ cần chú ý cũng rất thấp, giảm từ 4,1% đến còn 3%. Như vậy, tổng quan lại thì dư nợ đạt tiêu chuẩn trong tổng dư nợ chiếm tỷ trọng rất lớn, từ 94% tăng lên 95,49%. Có thể nói đây là những con số khả quan vê tình hình dư nợ của Ngân hàng TMCP Phương Đông, vừa tăng được dư nợ mà vừa giảm được tỷ trọng nợ có vấn đề, bao gồm nợ xấu được đánh giá là không thu hồi được. Trong thời gian qua, nền kinh tế có suy giảm, nhiều ngân hàng có dấu hiệu xuất hiện nợ xấu cao, nợ nhóm 2, nhưng Ngân hàng TMCP Phương Đông vẫn tăng trưởng ổn định, chất lượng cao, kiểm soát tốt, đảm bảo nợ xấu luôn ở mức thấp nhất.
Bảng 2.8 Tổng hợp dư nợ quá hạn theo thời hạn của OCB năm 2014 –2016 2016
Đơn vị: tỷ đồng, %
Chỉ tiêu
Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016
Dư nợ (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Dư nợ (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Dư nợ (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Ngắn hạn 377,44 82,5 437,37 76,8 465,9 77,9 Trung dài hạn 80,06 17,5 132,12 23,2 132,17 22,1 Tổng cộng 457,50 100 569,49 100 598,07 100
Nguồn: Báo cáo thường niên OCB năm 2014 – 2016
Qua bảng số liệu trên cho thấy nợ quá hạn ngắn hạn liên tục tăng qua các năm và chiếm tỷ trọng cao trong tổng nợ quá hạn. Cụ thể, năm 2014 nợ quá hạn của Ngân hàng TMCP Phương Đông là 377,44 tỷ đồng, chiếm 82,5% tổng nợ quá hạn. Đến năm 2015, nợ quá hạn ngắn hạn là 437,37 tỷ đồng, chiếm 76,8% tổng nợ quá hạn. Năm 2016, nợ quá hạn ngắn hạn là 465,9 tỷ đồng, chiếm 77,9% tổng nợ quá hạn. Nguyên nhân của sự gia tăng này là do thị trường không ổn định, ngành xây dựng và các ngành liên quan có nhiều biến động, nhất là biến động về giá cả làm cho đơn vị gặp khó khăn, hoạt động kinh doanh bị thua lỗ.
Năm 2014, nợ quá hạn trung dài hạn là 80,06 tỷ đồng, chiếm 17,5% tỷ trọng tổng nợ quá hạn. Năm 2015, nợ quá hạn trung dài hạn tăng lên 132,12 tỷ đồng, chiếm 23,2% tổng nợ quá hạn. Năm 2016, nợ quá hạn trung dài hạn là 132,17 tỷ đồng, chiếm 22,1% tổng nợ quá hạn. Nguyên nhân của sự tăng giảm như vậy là do năm 2015 và 2016 Ngân hàng TMCP Phương Đông phấn đấu để hạ chỉ tiêu nợ quá hạn, hạn chế phát triển tín dụng trung và dài hạn. Tuy nhiên, trước đó, năm 2014, do phát triển nhà đất ồ ạt trong khi thị trường có nhiều biến động nên nợ quá hạn đối với các khoản trung dài hạn ở mức cao.
Bảng 2.9 Cơ cấu dư nợ theo ngành hàng của OCB năm 2016
Đơn vị: Tỷ đồng, %
Chỉ tiêu
Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016
Dư nợ (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Dư nợ (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Dư nợ (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Ngành thép 71,37 15,6 102,51 18, 105,86 17,7 Kinh doanh bất động sản 62,68 13,7 87,7 15,4 72,37 12,1 Lương thực, thực phẩm 54,90 12 66,06 11,6 68,18 11,4
Vận tải đường thủy,
đường bộ 41,18 9 62,64 11 62,80 10,5
Ngành khác 227,38 49,7 250,58 44 288,87 48,3
Tổng cộng 457,50 100, 569,49 100 598,07 100
Nguồn : Báo cáo thường niên OCB năm 2016.
Theo bảng số liệu trên, ngành thép là ngành có nợ quá hạn luôn tăng mạnh trong thời gian qua tại Ngân hàng TMCP Phương Đông. Năm 2014, nợ quá hạn ngành thép chiếm 15,6% và năm 2015 là 18% tổng nợ quá hạn. Điều này một phần là do tác động của thị trường thép có nhiều biến động, một phần là do chính sách chạy theo tình hình thị trường của Ngân hàng TMCP Phương Đông. Khi thị trường thép vào đầu năm 2014 cực kỳ sôi động, giá thép trong nước liên tục tăng nhanh, Ngân hàng đã cho giải ngân ào ạt cho các doanh nghiệp trong nước nhập khẩu một lượng thép lớn. Đến cuối năm 2014, giá thép có dấu hiệu giảm và liên tục giảm khiến cho các doanh nghiệp điêu đứng. Những biến động của thị trường thép năm 2014 đã có ảnh hưởng trực tiếp đến năm 2015 và 2016, do vậy tỷ trọng nợ quá hạn của ngành thép tiếp tục tăng cao trong năm 2014 và 2016.
Ngành kinh doanh bất động sản cũng khá tương đồng với ngành thép. Do biến động thị trường nhà đất nên chính sách chạy theo thị trường không có định hướng rõ ràng nên nợ xấu của ngành kinh doanh bất động sản tại ngân hàng tuy không tăng mạnh như ngành thép nhưng xét về giá trị thì tăng khá mạnh. Năm 2014, nợ quá hạn của ngành kinh doanh bất động sản là 62,68 tỷ đồng, chiếm 13,7% tổng nợ quá hạn. Năm 2015 và 2016 87,7 tỷ đồng và 72,37 tỷ đồng, tương ứng 15,4% và 12,1% tổng nợ quá hạn toàn hàng.
Ngành lương thực, thực phẩm cũng là một trong những ngành có tỷ trọng nợ quá hạn cao của Ngân hàng. Năm 2014, nợ quá hạn của ngành lương thực, thực phẩm là 54,9 tỷ đồng. chiếm 12% tổng nợ quá hạn, năm 2015 là 66,06 tỷ đồng, tương ứng 11,6% tổng dư nợ quá hạn, năm 2016 là 68,18 tỷ đồng, tương ứng 11,4% tổng dư nợ quá hạn. Năm 2014, ngành vận tải đường thủy, đường bộ nợ quá hạn giảm xuống còn 9% tổng nợ quá hạn, tương ứng 41,18 tỷ đồng. Tuy nhiên năm 2015 và 2016 tăng lên lần lượt là 11% và 10,5% tổng nợ quá hạn, tương ứng 62,64 tỷ đồng và 62,8 tỷ đồng.
Các ngành chính dẫn đến nợ quá hạn có xu hướng tăng nhanh trong thời gian qua nên tình hình nợ quá hạn đối với các ngành nghề khác của Ngân hàng ngày một suy giảm về tỷ trọng cơ cấu, tuy nhiên do tình trạng nợ quá hạn của ngân hàng tăng nhanh qua các năm nên xét về giá trị nợ quá hạn của ngân hàng đối với các ngành khác vẫn tăng. Năm 2014, nợ quá hạn là 227,38 tỷ đồng, năm 2015 là 250,58 tỷ đồng, năm 2016 là 288,87 tỷ đồng.
Đo lường theo phương pháp chấm điểm xếp hạng tín dụng nội bộ
Trên cơ sở quyết định 493/2005/QĐ/NHNN ngày 22/04/2005, OCB đã đưa ra quyết định số 163/2012/QĐ – OCB ngày 16/03/2012 V/v: “Xếp hạng tín dụng nội bộ”. Theo đó, OCB đã xác định việc xếp hạng tín dụng khách hàng là việc xác định hệ số tín nhiệm về khả năng trả nợ và thực hiện cam kết tài chính đối với khoản vay tín dụng, khoản vay phải trả người cung ứng, có trách nhiệm thuế theo luật định, thông qua việc phân tích, đánh giá, cho điểm và tổng hợp điểm
xếp hạng từ các tiêu thức thuộc hạng mục rủi ro tài chính, rủi ro kinh doanh, rủi ro quản lý và rủi ro uy tín. (Chi tiết theo phụ lục 02 luận văn)
Bảng 2.10: Xếp hạng tín dụng khách hàng
Xếp hạng Phân loại rủi ro Chi tiết
AAA Nợ đủ tiêu chuẩn Từ 90 đến 100 điểm
AA Nợ đủ tiêu chuẩn Từ 85 đến 90 điểm
A Nợ đủ tiêu chuẩn Từ 75 đến 85 điểm
BBB Nợ cần chú ý Từ 70 đến 75 điểm
BB Nợ cần chú ý Từ 65 đến 70 điểm
B Nợ dưới tiêu chuẩn Từ 60 đến 65 điểm
CCC Nợ dưới tiêu chuẩn Từ 56 đến 65 điểm
CC Nợ dưới tiêu chuẩn Từ 53 đến 56 điểm
C Nợ nghi ngờ Từ 45 đến 53 điểm
D Nợ có khả năng mất vốn Từ 20 đến 40 điểm Nguồn: Quyết định số 163/2012/QĐ – OCB ngày 16/03/2012 V/v: “Xếp hạng tín dụng nội bộ”
Theo quy định về xếp hạng tín dụng của OCB hiện tại thì thang điểm xếp hạng được thiết kế theo 5 cấp độ từ 20 đến 100, áp dụng tới tiêu thức đánh giá thuộc cấp thấp nhất. Tiêu thức cho điểm được thực hiện theo 5 mức 20, 40, 60, 80, 100; tương ứng với mức 20 là rủi ro cao nhất và 100 là rủi ro thấp nhất. Theo đó, việc chấm điểm khách hàng được quy định thành các nhóm cụ thể:
- Nhóm nợ đủ tiêu chuẩn gồm hạng AAA; AA; A: là nhóm khách hàng có mức xếp hạng cao, khả năng trả nợ tốt nhất.
- Nhóm nợ cần chú ý gồm hạng BBB và BB: là nhóm khách hàng có khả năng trả đầy đủ khoản nợ. Tuy nhiên, các điều kiện kinh tế bất lợi và sự thay đổi
yếu tố bên ngoài có nhiều khả năng hơn trong việc làm suy giảm khả năng trả nợ của khách hàng.
- Nhóm nợ dưới tiêu chuẩn gồm hạng B; CCC và CC: là nhóm khách hàng có nhiều nguy cơ mất khả năng trả nợ. Các điều kiện kinh doanh, tài chính và kinh tế sẽ ảnh hưởng đến khả năng và thiện chí trả nợ của khách hàng.
- Nhóm nợ nghi ngờ gồm hạng C: là nhóm khách hàng đã thực hiện thủ tục phá sản hoặc có các động thái tương tự nhưng việc trả nợ của khách hàng vẫn được duy trì.
- Nhóm nợ có khả năng mất vốn gồm hạng D: là nhóm khách hàng hiện thời đã mất khả năng trả nợ, tổn thất đã thực sự xảy ra đối với Ngân hàng.
Đo lường theo phương pháp IRB
Hiện tại OCB đang xây dựng lộ trình hướng tới mô hình quản trị rủi ro hiện đại ứng dụng phương pháp đo lường IRB. Phương pháp IRB đưa ra khái niệm tổn thất mất vốn dự tính được do khách hàng không trả được nợ EL. Theo quy định của Basel II tổn thất tín dụng của một danh mục tín dụng có thể chia thành 2 loại là (i) khoản tổn thất dự tính được EL (Expected Losses) và (ii) khoản tổn thất không dự tính được UL (Unexpected Losses). Đối với mỗi khoản vay hay mỗi khách hàng, EL được xác định theo công thức:
EL = PD x LGD x EAD
Đối với cách tiếp cận này, để xác định được mức độ rủi ro của tài sản sẽ dựa vào việc ước lượng được các tham số:
- PD (Probability of Default – xác suất khách hàng không trả được nợ). - LGD (Losses Given Default – Tỷ lệ mất vốn dự kiến).
- EAD (Exposure of Default – dư nợ của khách hàng tại thời điểm không trả được nợ) .
OCB dựa vào IRB có thể sử dụng mô hình đo lường rủi ro nội bộ để tính yêu cầu về vốn trên cơ sở rủi ro. Theo lựa chọn này, OCB phải nắm giữ số vốn tương đương tổn thất tiềm tàng vốn cổ phần nắm giữ của định chế được xác định nhờ việc sử dụng mô hình giá trị rủi ro nội bộ (Mô hình VaR nội bộ) với độ tin cậy là 99% của chênh lệch giữa lợi nhuận hàng quý và hệ số rủi ro thích đáng được tính trong suốt một giai đoạn thí điểm dài hạn.
Trên cơ sở đó, OCB đã xây dựng chính sách định giá và trích lập dự phòng khắc phục tổn thất cho từng khoản vay, từng khách hàng.
Như vậy để có thể đưa ra một chính sách vốn như thế nào là cần thiết để đối mặt với rủi ro thì OCB sẽ phải ước lượng mức độ tổn thất không dự tính trong một khoảng thời nhất định, từ đó OCB sẽ ước lượng được mức vốn kinh tế đủ đề bù đắp được mức độ tổn thất không dự tính được.
Quản trị rủi ro tín dụng sẽ tuân thủ các nguyên tắc quản trị theo Basel II bằng việc thiết lập hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ nhằm tín toán ba cấu phần PD – xác xuất khách hàng không trả được nợ, LGD – tỷ lệ tổn thất dự kiến (%) trong trường hợp khách hàng không trả được nợ và EAD – số dư nợ rủi ro. Dựa trên kết quả tính toán PD, LGD và EAD OCB sẽ phát triển các ứng dụng trong quản trị rủi ro tín dụng trên nhiều phương diện, mà ứng dung đầu tiên là tính toán, đo lường rủi ro tín dụng qua EL – tổn thất dự kiến và UL – tổn thất ngoài dự kiến tại cấp độ một khách hàng.
Thứ 1: Xác định xác xuất khách hàng không trả được nợ (PD).
PD là tham số đo lường khả năng xảy ra rủi ro tín dụng tương ứng trong một khoảng thời gian, thường là một năm. Cơ sở của xác suất này là các số liệu về các khoản nợ trong quá khứ của khách hàng, gồm các khoản nợ đã trả, khoản nợ trong hạn và khoản nợ không thu hồi được. Theo yêu cầu của Basel II, để tính toán được nợ trong vòng một năm của khách hàng, ngân hàng phải căn cứ vào số liệu dư nợ của khách hàng trong vòng ít nhất là 5 năm trước đó. Những dữ liệu được phân theo 3 nhóm sau:
- Nhóm dữ liệu tài chính liên quan đến các hệ số tài chính của khách hàng cũng như các đánh giá của các tổ chức xếp hạng
- Nhóm dữ liệu định tính phi tài chính liên quan đến trình độ quản lý, khả năng nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới, các dữ liệu về khả năng tăng trưởng của ngành.
- Những dữ liệu mang tính cảnh báo liên quan đến các hiện tượng báo hiệu khả năng không trả được nợ cho ngân hàng như số dư tiền gửi, hạn mức thấu chi.
tính được xác xuất không trả được nợ của khách hàng. Đó có thể là mô hình tuyến tính, mô hình probit và thường được xây dựng bởi các tổ chức tư vấn chuyên nghiệp.
Thứ 2: Xác định tỷ lệ mất vốn dự kiến (LGD)
LGD là những tốn thất phát sinh trên cơ sở vỡ nợ của khách hàng, được mô tả bằng tỷ lệ phần trăm phần vốn bị tổn thất trên tổng dư nợ tại thời điểm khách hàng không trả được nợ (giá trị danh nghĩa của khoản cho vay). LGD không chỉ bao gồm tổn thất về khoản vay mà còn bao gồm các tổn thất khác phát sinh khi khách hàng không trả được nợ, đó là lãi suất đến hạn nhưng không được thanh toán và các chi phí hành chính có thể phát sinh như: chi phí xử lý tài sản thế chấp, các chi phí cho dịch vụ pháp lý và các chi phí khác có liên quan.
Trong phương pháp F-IRB, các khoản phải đòi chính đối với các doanh nghiệp, cơ quan chính phủ và các ngân hàng (không có tài sản đảm bảo) sẽ được chỉ định giá trị LGD là 45%; nếu là các khoản phải đòi phụ đối với các tổ chức trên thì sẽ được chỉ định là 75%. Đối với các khoản phải đòi (có tài sản đảm bảo) là khoản phái thu, các khoản cầm cố, bất động sản thương mại (CRE) và bất động sản cư trú (RRE) và các tài sản đảm bảo khác thỏa mãn điều kiện Ủy ban Basel đưa ra từ đoạn 509 đến đoạn 524, thì sẽ được áp dụng các giá trị LGD tối thiểu được mô tả trong bảng sau:
Bảng 2.11 Giá trị LGD tối thiểu đối với các khoản phải đòi có tài sản bảođảm đảm
Loại tài sản bảo đảm LGD tối thiểu Tài sản tài chính đủ tiêu chuẩn 0%
Khoản phải thu 35%
Bất động sản thương mại/bất động sản cư trú
35%
Khoản cầm cố khác 40%
Nguồn: Basel Committee on Banking Supervision 2005, “International Convergence of Capital Measurement and Capital Standards (A Revised