Quản lý rủi ro

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP phương đông (Trang 34 - 36)

1.2. Hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại

1.2.4.3 Quản lý rủi ro

Sau khi xác định, phân tích và hình thành các chỉ tiêu đo lường, rủi ro cần phải được theo dõi thường xuyên. Nội dung cơ bản của quản lý rủi ro được thể hiện như sau:

- Xây dựng chiến lược quản lý rủi ro: Ngân hàng cần xác định tầm nhìn, mục tiêu, sứ mệnh của ngân hàng để từ đó đưa ra chiến lược quản lý rủi ro phù hợp.

- Xây dựng chính sách quản lý rủi ro: Chính sách quản lý rủi ro tín dụng là cơ sở để hình thành nên quy trình tín dụng, với những hướng dẫn nghiệp vụ chi tiết, các bước cụ thể trong quá trình cấp tín dụng. Chính sách quản lý rủi ro tín dụng cũng quy định giới hạn cho vay đối với khách hàng, phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro.

- Quản lý danh mục cho vay: Ngân hàng phải thường xuyên phân tích và theo dõi danh mục tín dụng để có những biện pháp xử lý kịp thời khi có rủi ro xảy ra. Để hoạt động quản lý rủi ro tín dụng hiệu quả, các ngân hàng cần xây dựng một hệ thống tín dụng tập trung gồm các báo cáo định kỳ và đặc biệt.

- Phân tán rủi ro: Ngân hàng phải thực hiện phân tán rủi ro bằng việc cấp tín dụng cho nhiều ngành, nhiều lĩnh vực, đối tượng khách hàng nhằm tránh những tổn thất cho ngân hàng thương mại.

1.2.4.4 Kiểm soát và xử lý rủi ro

Kiểm soát rủi ro: Nhằm mục tiêu phòng chống và kiểm soát các rủi ro có

thể phát sinh trong hoạt động ngân hàng, đảm bảo toàn bộ các bộ phận và cá nhân trong ngân hàng tuân thủ các quy định của pháp luật, thực hiện các chiến lược, chính sách đảm bảo mục tiêu an toàn và hiệu quả hoạt động ngân hàng. Kiểm soát rủi ro tín dụng bao gồm:

- Kiểm soát trước khi cho vay: Kiểm soát quá trình thiết lập chính sách, thủ

tục, quy trình cho vay; kiểm tra quá trình lập hồ sơ vay vốn và thẩm định; kiểm tra tờ trình cho vay và các hồ sơ liên quan.

- Kiểm soát trong khi cho vay: Kiểm soát một lần nữa hợp đồng tín dụng; kiểm tra quá trình giải ngân, việc sử dụng vốn của khách hàng có đúng mục đích; giám sát thường xuyên khoản vay.

- Kiểm soát sau khi cho vay: Kiểm soát việc đôn đốc thu hồi nợ; kiểm soát tín dụng nội bộ độc lâp; đánh giá lại chính sách tín dụng.

Xử lý rủi ro: Khi một khoản vay bị xếp xuống nhóm nợ xấu thì ngân hàng

sẽ chuyển sang bộ phận xử lý nợ để giải quyết. Bộ phận này sẽ thực hiện ra soát khoản vay, lập phương án gặp gỡ khách hàng để tìm hướng khắc phục thông qua các hình thức:

- Xử lý khai thác là hình thức cho vay thêm, bổ sung tài sản bảo đảm, thực hiện khoanh nợ, xóa nợ,

- Xử lý thanh lý là hình thức xử lý nợ tồn đọng (bao gồm có tài sản bảo đảm và không có tài sản bảo đảm), thanh lý doanh nghiệp, khởi kiện, bán nợ, sử dụng dự phòng rủi ro và sự trợ giúp của chính phủ.

1.2.5. Mô hình quản trị rủi ro tín dụng

Theo Nguyễn Đức Tú (2012), mô hình quản trị rủi ro tín dụng có thể được chia ra thành hai mô hình là: mô hình quản trị rủi ro tập trung và mô hình quản trị rủi ro phân tán.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP phương đông (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)