Tình hình hoạt động tín dụng tại Ngân hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP phương đông (Trang 49 - 51)

2.2 Thực trạng hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Phương

2.2.1 Tình hình hoạt động tín dụng tại Ngân hàng

Giai đoạn năm 2014 – 2016 đánh dấu sự chuyển mình mạnh mẽ của nền kinh tế. Chính phủ đã đưa ra hàng loạt giải pháp nhằm cải thiện môi trường đầu tư, chuyển dịch cơ cấu sản xuất theo nhu cầu thị trường trong và ngoài nước, các rào cản pháp lý trong hoạt động ngân hàng từng bước được dỡ bỏ đã tạo điều kiện cho hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại phát triển. Đặc biệt, đối với lĩnh vực tài khóa – tiền tệ, do tình hình kinh tế tăng trưởng chậm khiến Việt Nam và nhiều nước trên thế giới tiếp tục duy trì thực hiện chính sách nới

lỏng tiền tệ và tài khóa. Trong khi đó, hoạt động tín dụng của Ngân hàng TMCP Phương Đông được đánh giá là chưa mạnh và không tương xứng về huy động vốn cộng thêm tình hình lãi suất tiền gửi trên thị trường đang giảm dần. Đồng thời ban lãnh đạo Ngân hàng TMCP Phương Đông nhận định tình hình kinh doanh có nhiều dấu hiệu bất ổn cần phải xem xét thận trọng như: tình hình khách hàng truyền thống của Ngân hàng TMCP Phương Đông rất yếu; nhiều doanh nghiệp lâm vào tình trạng mất cân đối thanh toán; luật doanh nghiệp mới được ban hành tuy tạo điều kiện tốt cho việc mở rộng khách hàng song nhóm doanh nghiệp này hoạt động chưa ổn định vì vậy có độ rủi ro cao; các cơn sốt xi măng, sắt thép, phân bón xảy ra liên tục với mức chênh lệch lớn, thị trường bất động sản đóng bang làm ảnh hưởng xấu đến dư nợ các ngành hàng liên quan. Trong khi đó lực lượng cán bộ tín dụng của Ngân hàng TMCP Phương Đông còn nhiều hạn chế về số lượng và đang cần bổ sung kiến thức nâng cao để có thể theo kịp đòi hỏi mới của công việc; quy mô tín dụng thay đổi vì vậy yêu cầu phải có kỹ thuật quản trị tín dụng cao hơn; áp lực hướng tới các chuẩn mực quốc tế có thể đứng vững trong môi trường cạnh tranh gay gắt. Trước tình hình như vậy, ban lãnh đạo Ngân hàng TMCP Phương Đông đã lựa chọn chiến lược hoạt động tín dụng trong giai đoạn 2014 – 2016 là “Tăng trưởng tín dụng thận trọng, tập trung nâng cao chất lượng và hướng tới các chuẩn mực quốc tế”.

Để thực hiện thành công chiến lược nêu trên, ban lãnh đạo Ngân hàng TMCP Phương Đông đã xác định và chỉ đạo toàn hệ thống thực hiện chính sách:

- Tăng cường biện pháp quản trị rủi ro tín dụng, kiểm soát chặt chẽ các điểm nóng, khống chế mức tổng dư nợ tối đa đối với chi nhánh có chất lượng chưa tốt, kiên quyết hạ giới hạn tín dụng đối với khách hàng có tình hình tài chính yếu kém, hoạt động kinh doanh không hiệu quả. Ngân hàng TMCP Phương Đông coi trọng việc lựa chọn danh mục khách hàng và ngành cho vay, thực hiện nghiêm túc tăng trưởng tín dụng theo vùng, luôn bám sát và xử lý các khoản nợ xấu. Bên cạnh đó, Ngân hàng TMCP Phương Đông tiếp tục chỉnh sửa và hoàn thiện các quy định về nghiệp vụ tín dụng cho phù hợp hơn với thực tiễn.

- Mở rộng cho vay đối với nhóm khách hàng kinh doanh có độ an toàn cao (SME và cá thể), hạn chế cho vay đối với nhóm khách hàng kinh doanh kém hiệu quả (nhóm khách hàng doanh nghiệp địa phương, đang chuyển đổi).

- Tận dụng cơ hội phát triển tín dụng tại các vùng có môi trường kinh tế thuận lợi (Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, khu vực miền đông nam bộ), áp dụng chính sách cho vay thận trọng tại các khu vực kinh tế phát triển chưa đồng đều ổn định (miền trung).

- Mở rộng cho vay với ngành kinh tế mũi nhọn, mặt hàng có thị trường tiêu thụ ổn định (cà phê; tàu biển; điện), thận trọng cho vay đối với mặt hàng có nhiều biến động (bất động sản, sắt thép, thủy hải sản).

Sự lựa chọn chiến lược đúng đắn và quyết tâm nỗ lực của toàn thể cán bộ nhân viên đã góp phần hết sức quan trọng đến những kết quả đạt được của Ngân hàng TMCP Phương Đông trong thời gian qua.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP phương đông (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)