Nâng cao chất lượng kiểm tra, giám sát tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP phương đông (Trang 100 - 102)

3.2 Giải pháp hoàn thiện hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng

3.2.4 Nâng cao chất lượng kiểm tra, giám sát tín dụng

Một cách rõ ràng, kiểm tra và giám sát tí nụng là một phần không thể thiếu trong việc đảm bảo chất lượng quản trị rủi ro tín dụng. Do vậy, cần thiết phải tăng cường vai trò giám sát của bộ phận rủi ro đối với bộ phận kinh doanh, bộ phận trực tiếp khởi tạo khoản vay. Bộ phận quản trị rủi ro phải đảm bảo định kỳ đánh giá những nội dung sau:

- Chất lượng và hiệu quả công tác của cán bộ quan hệ khách hàng trong khâu khởi tạo và giám sát khoản vay (theo định kỳ hàng ngày hoặc hàng tuần).

- Chất lượng công việc của cán bộ hậu kiểm (cán bộ quản trị khoản vay) trong việc nhập dữ liệu, lưu trữ thông tin, hồ sơ.

- Kiểm tra tính đầy đủ, trung thực của hệ thống thông tin quản trị tín dụng (hàng tuần).

Các nhiệm vụ trên được thực hiện trước hết dựa trên các báo cáo hàng ngày/hàng tuần và kiểm tra trực tiếp. Trường hợp nhận thấy có sai sót hoặc những hạn chế, bộ phận quản trị rủi ro cần thiết phải có ý kiến đề xuất chỉnh sửa. Tại Ngân hàng TMCP Phương Đông, hiện tại cán bộ quản trị rủi ro chỉ có thể thực hiện một phần công việc trên do hạn chế về hệ thống báo cáo rủi ro độc lập và chưa được phân chức năng nhiệm vụ này một cách cụ thể. Do đó, đối với ngân hàng, cần thiết phải xem xét lại chức năng nhiệm vụ của bộ phận quản trị rủi ro tín dụng và những công cụ phục vụ nhiệm vụ giám sát hoạt động của khối kinh doanh. Để thực hiện được chức năng này, phòng quản lý rủi ro tíng dụng, cần thiết phải có những cán bộ có hiểu biết chuyên sâu về rủi ro, cụ thể và cần thiết nhất là rủi ro tín dụng. Theo đó, những cán bộ này có thể và cần thiết phải đánh giá các chức năng quản trị rủi ro sau:

- Đánh giá hiệu quả, tính chính xác của hệ thống chấm điểm tín dụng, đảm bảo các cấu phần của hệ thống nảy được xây dựng phù hợp với khẩu vị rủi ro của ngân hàng.

- Nghiên cứu và công bố cơ cấu tín dụng theo ngành nghề, lĩnh vực, loại hình cho vay từng thời kỳ

- Đánh giá chất lượng công việc của cán bộ quản trị rủi ro; đặc biệt là công tác giám sát tín dụng.

- Đánh giá sự phù hợp của các hạn mức, quy định tín dụng phù hợp với chiến lược kinh doanh của ngân hàng.

- Đánh giá độ tuân thủ các quy định, quy trình tín dụng trên quy mô toàn hàng. Trên cơ sở đó, các báo cáo cảnh bảo, những khuyến nghị nhằm nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tín dụng được xây dựng và thảo luận với trưởng khối rủi ro và được đệ trình lên Hội đồng quản trị, Ban Điều hành của ngân hàng để có những quyết sách đúng đắn.

Công tác kiểm tra, giám sát tín dụng nên được tiến hành dưới các hình thức sau: - Tùy đặc điểm của từng khoản vay, việc thực hiện kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay phải tiến hành ngay sau giải ngân và định kỳ 01 tháng/lần hoặc 01 quý/tuần.

- Trường hợp có phát hiện các dấu hiệu rủi ro bất thường cần đề xuất kiểm tra.

- Kiểm tra các thông tin hồ sơ khách hàng từ nhiều nguồn khác nhau. - Kiểm tra, đánh giá tài sản bảo đảm theo giá trị tại thời điểm hiện tại.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP phương đông (Trang 100 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)