.11 Giá trị LGD tối thiểu đối với các khoản phải đòi có tài sản bảo đảm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP phương đông (Trang 68 - 73)

chỉ định giá trị LGD là 45%; nếu là các khoản phải đòi phụ đối với các tổ chức trên thì sẽ được chỉ định là 75%. Đối với các khoản phải đòi (có tài sản đảm bảo) là khoản phái thu, các khoản cầm cố, bất động sản thương mại (CRE) và bất động sản cư trú (RRE) và các tài sản đảm bảo khác thỏa mãn điều kiện Ủy ban Basel đưa ra từ đoạn 509 đến đoạn 524, thì sẽ được áp dụng các giá trị LGD tối thiểu được mô tả trong bảng sau:

Bảng 2.11 Giá trị LGD tối thiểu đối với các khoản phải đòi có tài sản bảođảm đảm

Loại tài sản bảo đảm LGD tối thiểu Tài sản tài chính đủ tiêu chuẩn 0%

Khoản phải thu 35%

Bất động sản thương mại/bất động sản cư trú

35%

Khoản cầm cố khác 40%

Nguồn: Basel Committee on Banking Supervision 2005, “International Convergence of Capital Measurement and Capital Standards (A Revised Framework).”

Thứ 3: Xác định dư nợ của khách hàng tại thời điểm không trả được nợ.

Đối với các khoản vay có kỳ hạn, EAD được xác định không quá khó khăn, song đối với các khoản vay theo hạn mức tín dụng, tín dụng tuần hoàn thì vấn đề này lại khá phức tạp. Theo thống kê của Ủy ban Basel, tại thời điểm không trả được nợ, khách hàng thường có xu hướng rút vốn vay tới mức gần xấp xỉ hạn mức được cấp. Do đó Ủy ban Basel II yêu cầu tính EAD như sau:

EAD = Dư nợ bình quân + LEQ x Hạn mức tín dụng chưa sử dụng bình quân Trong đó, LEQ – Loan Equivalent Exposure là tỷ trọng phần vốn chưa sử dụng có nhiều khả năng sẽ được khách hàng rút thêm tại thời điểm không trả được nợ. LEQ x Hạn mức tín dụng chưa sử dụng bình quân chính là phần dư nợ khách hàng rút thêm tại thời điểm không trả được nợ ngoài mức dư nợ bình quân.

Ngoài 3 cấu thành trong công thức tính xác suất rủi ro thu hồi được (EL) đã trình bày ở những mục trên, khi đưa vào sử dụng công thức tính EL, các ngân hàng cần phải tính toán kỳ hạn hiệu lực của các khoản tiền trả theo các hợp đồng tín dụng.

Đối với các ngân hàng sử dụng tiếp cận cơ sở (F-IRB) cho tín dụng công ty, kỳ hạn hiệu lực (M) là 2,5 năm - ngoại trừ các giao dịch repo thì M là 6 tháng. Các cơ quan quản lý nhà nước có thể quyết định bắt buộc tất cả các ngân hàng thuộc thẩm quyền quản lý của mình (tức là các ngân hàng áp dụng các phương pháp tiếp cận cơ bản và tiếp cận nâng cao) đo lường M cho mỗi khoản tín dụng sử dụng các định nghĩa được nêu dưới đây.

Kỳ đáo hạn hiệu dụng M được xác định là giá trị lớn hơn giữa một năm và kỳ hạn có hiệu lực còn lại tính bằng năm. Trong tất cả các trường hợp, M sẽ không lớn hơn 5 năm.

tiền, kỳ hạn hiệu lực M được xác định như sau: Kỳ hạn hiệu lực M =t tCFt /t CFt

Trong đó CFt chỉ dòng tiền (gốc, lãi và phí) mà bên vay theo hợp đồng sẽ phải trả vào kỳ thứ t.

2.2.3.3 Quản lý rủi ro

Quản lý khoản vay

Khi khách hàng có những dấu hiệu khó có khả năng trả được nợ, tình hình tài chính xấu, nguy cơ rủi ro sẽ xảy ra. Lúc đó, ngân hàng sẽ đưa ra các biện pháp ứng phó để hạn chế rủi ro. Ngân hàng có chính sách thường xuyên đánh giá lại tình trạng khoản vay, việc sử dụng vốn vay, phân tích đảm bảo nợ vay, tình hình tài chính của khách hàng, ít nhất mỗi năm một lần. Việc đánh giá được thực hiện bởi bộ phận khách hàng và bộ phận quản trị rủi ro tín dụng thông qua nhiều nguồn tài liệu khác nhau như từ báo cáo tài chính của khách hàng, báo cáo tình hình sử dụng vốn vay theo cam kết, đánh giá cả các tổ chức tín dụng khác có quan hệ với khách hàng. Nếu có sự yêu cầu bên vay thay đổi cơ bản giữa những dự tính đưa ra trong hồ sơ xin cấp tín dụng và kết quả thực hiện của bên vay, đặc biệt là những thay đổi liên quan đến dòng tiền dự tính sử dụng để trả nợ ngân hàng đều yêu cầu khách hàng giải trình chi tiết. Kết quả đánh giá sẽ là cơ sở quan trọng để ngân hàng thực hiện những hành động cần thiết nhằm giảm thiểu rủi ro tín dụng liên quan đến khoản vay gồm: như điều chỉnh giới hạn tín dụng, thay đổi điều khoản hợp đồng cho vay, chấm dứt hợp đồng cho vay.

- Điều chỉnh giới hạn tín dụng: Điều chỉnh hạn mức vay vốn, thời gian nhận nợ với khoản vay của khách hàng.

- Thay đổi điều khoản hợp đồng cho vay: Yêu cầu khách hàng bổ sung tài sản bảo đảm hoặc rút tài sản bảo đảm theo dư nợ và rủi ro của khoản vay. Yêu cầu kiểm soát nguồn thu khách hàng qua việc chuyển doanh thu khách hàng về tài khoản OCB.

- Chấm dứt hợp đồng cho vay: Thực hiện khi khách hàng vi phạm hợp đồng cho vay khi sử dụng vốn sai mục đích, tình hình kinh doanh khách hàng có nhiều bất ổn, không đảm bảo nguồn thu, chậm trả nợ định kỳ nhiều lần.

Mức ủy quyền phán quyết

Để thực hiện tối đa chức năng quản lý rủi ro, ngân hàng TMCP Phương Đông có 06 mức ủy quyền phán quyết gồm:

- Hội đồng tín dụng: Phê duyệt cấp tín dụng với một khách hàng hoặc nhóm khách hàng liên quan theo hạn mức tối đa 40 tỷ đồng.

- Ủy ban tín dụng: Gồm Ủy ban cấp 3 hạn mức phê duyệt tối đa 20 tỷ; Ủy ban tín dụng cấp 2 tối đa 50 tỷ đối với một khách hàng và nhóm khách hàng liên quan. Ủy ban tín dụng cấp 1 phê duyệt các khoản tín dụng vượt mức phán quyết của Ủy ban tín dụng cấp 2.

- Tổng giám đốc: Phê duyệt cấp tín dụng tối đa 20 tỷ đối với một khách hàng hoặc một nhóm khách hàng liên quan.

- Chức danh cá nhân được phê duyệt tại hội sở: Được Ủy ban tín dụng giao cụ thể cho từng chức danh.

- Giám đốc khối/vùng khách hàng doanh nghiệp và khách hàng cá nhân: Tổng giám đốc trình Ủy ban tín dụng giao thẩm quyền phán quyết cho từng cá nhân cụ thể.

- Giám đốc các đơn vị kinh doanh: Tổng giám đốc giao mức phán quyết trong phạm vi Ủy ban tín dụng ủy quyền cho tổng giám đốc.

(Chi tiết theo phụ lục 03 của luận văn)

Trích lập dự phòng rủi ro tín dụng

Trong giai đoạn 2014 – 2016, OCB thực hiện nghiêm túc quy định của nhà nước dựa trên Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN và Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN. Ngày 05/12/2014, OCB ra quyết định số 383/2014/QĐ – TGĐ V/v “Phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro”. Theo đó tỷ lệ trích lập dự phòng với năm nhóm nợ cụ thể như sau:

-Nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn) tỷ lệ trích lập 20%

-Nhóm 4 (nợ nghi ngờ) tỷ lệ trích lập 50%

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP phương đông (Trang 68 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)