Ngân hàng Nhà nước Việt nam là cơ quan quản trị các hoạt động của hệ thống ngân hàng vì vậy để hoạt động của các ngân hàng Việt nam nói chung và của Ngân hàng TMCP Phương Đông nói riêng được thực hiện một cách chủ động, sáng tạo, có được môi trường kinh doanh an toàn và hiệu quả phù hợp với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, luận văn đề cập đến một số đề xuất như sau:
- Hoàn thiện và nâng cao chất lượng hoạt động của trung tâm CIC: Để cung cấp thông tin kịp thời về tình hình hoạt động của các doanh nghiệp NHNN cần nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động của trung tâm CIC cần cung cấp các thông tin một cách chính xác trung thực và cập nhật thông tin thường xuyên.
- Chống sự cạnh tranh kém lành mạnh : Với sự mở rộng tính tự chủ và tự chịu trách nhiệm của các ngân hàng thương mại, NHNN đã giải phóng tính sáng tạo và chủ động của các ngân hàng trong hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên đã xuất hiện tình trạng cạnh tranh kém lành mạnh, tranh giành khách hàng vay vốn giữa các ngân hàng như cho vay để hoàn trả các khoản vay của các ngân hàng khác, hạ thấp các tiêu chuẩn, điều kiện vay vốn dẫn đến nguy cơ rủi ro tín dụng tăng cao. Do đó NHNN cần có sự kiểm tra, kiểm soát có hiệu quả những hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại, đảm bảo sự phát triển bền vững và an toàn.
- Ứng dụng 25 nguyên tắc về giám sát ngân hàng của Ủy ban Basel một cách hữu hiệu: Trong thực thi chức năng của một cơ quan quản trị nhà nước và giám sát thị trường, hoàn thiện phương quản trị rủi ro tín dụng trong các tổ chức tín dụng và hướng tới các chuẩn mực quốc tế. Hệ thống giám sát ngân hàng được hoàn thiện theo hướng nâng cao chất lượng phân tích tình hình tài chính và phát triển hệ thống cảnh báo sớm những tiềm ẩn trong hoạt động kinh doanh nói chung và cấp tín dụng nói riêng, thực hiện các cảnh báo sớm cho các ngân hàng thương mại, đảm bảo thị trường phát triển bền vững.
- Chỉnh sửa Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 và Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/04/2007 của Thống đốc NHNN: Hiện nay
gia hạn nên đã đánh đồng và xếp tất cả các khoản nợ gia hạn vào nhóm nợ xấu Vì vậy cần xem xét điều chỉnh theo hướng đối với nợ gia hạn cần căn cứ vào thời gian gia hạn và số lần gia hạn để phân loại nợ để đánh giá chính xác hơn chất lượng công tác tín dụng tại các ngân hàng.
KẾT LUẬN
Trải qua nhiều năm tăng trưởng mạnh mẽ, liên tục và những cải cách toàn diện, sâu sắc về thực hành tổ chức, quản lý, công nghệ cũng như nhân lực, Ngân hàng TMCP Phương Đông đã đạt được những kết quả tiến bộ vượt bậc trong mọi mặt kinh doanh, bao gồm tín dụng. Thế nhưng, những rủi ro cố hữu luôn tiềm ẩn ở mọi thời điểm, cộng thêm sự phát triển của hàng loạt các sản phẩm dịch vụ mới và những biến động bất lợi về kinh tế vĩ mô nói chung, ngành ngân hàng nói riêng trong năm vừa qua đã làm nguy cơ sụt giảm chất lượng tín dụng của Ngân hàng trở nên lớn hơn bao giờ hết. Cùng với sự gia tăng số lượng các khoản vay, nguồn lớn nhất, rõ ràng nhất và mang tính truyền thống của rủi ro tín dụng đã khiến cho Ngân hàng TMCP Phương Đông phải đối mặt với những áp lực rất lớn về nguy cơ tổn thất tín dụng. Để đảm bảo an toàn cho hoạt động tín dụng cũng như hướng tới mục tiêu hoà nhập vào nền tài chính khu vực và thế giới, nâng cao chất lượng quản lý rủi ro tín dụng là một vấn đề mang tính cốt yếu trong chiến lược hoạt động của
ngân hàng. Chính vì vậy, luận văn "Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Phương Đông" được thực hiện là có ý nghĩa lý luận và thực tiễn cao. Về cơ bản, luận án đã đạt được các kết quả sau:
Thứ nhất, luận văn đã đề xuất khái niệm mới về rủi ro tín dụng, khác biệt với quan điểm của nhiều chuyên gia kinh tế và nhà quản lý thực tiễn ở Việt Nam, trong đó nhấn mạnh là khả năng xảy ra sự khác biệt không mong muốn giữa thu nhập thực tế và thu nhập kỳ vọng đúng hạn, nhận được đầy đủ gốc và lãi. Rủi ro tín dụng sẽ dẫn đến tổn thất tài chính tức là giảm thu nhập ròng và giảm giá trị thị trường của vốn. Khái niệm này là cơ sở lý luận quan trọng để xác định nội dung cụ thể của hoạt động quản trị rủi ro tín dụng.
Thứ hai, hệ thống hóa những nội dung của quản trị rủi ro tín dụng để trên cơ sở đó làm rõ hơn những nội dung quan trọng mà một ngân hàng cần quan tâm để nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tín dụng.
Thứ ba, kết quả phân tích toàn bộ số liệu của Ngân hàng TMCP Phương Đông từ năm 2014 đến năm 2016 cho thấy công tác quản lý rủi ro tín dụng còn những mặt chưa được như : chiến lược quản lý rủi ro tín dụng chưa toàn diện, mô hình quản lý rủi ro tín dụng không phù hợp, quy trình cấp tín dụng còn bất cập, hệ thống đo lường rủi ro tín dụng thiếu đồng bộ, xuất hiện tình trạng tập trung tín dụng vào một số ngành hàng, nhóm khách hàng, ngân hàng chưa xây dựng được hệ thống theo dõi cảnh báo sớm rủi ro tín dung. Tình trạng trên dẫn tới việc Ngân hàng TMCP Phương Đông dễ dàng gặp rủi ro về tín dụng.
Thứ tư, luận văn đã chỉ ra các nguyên nhân dẫn tới hạn chế trong hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng, trong đó, nguyên nhân hàng đầu là: Chưa có định hướng, chiến lược cụ thể cho quản lý rủi ro của ngân hàng, ngân hàng chưa chú trọng phát triển các thước đo lượng hoá rủi ro và quy trình theo dõi tín dụng, nhân sự của bộ phận quản lý rủi ro còn hạn chế, giao mức ủy quyền phán quyết tín dụng cho chi nhánh cao, hoạt động kiểm tra, giám sát chưa được chú trọng đúng mức. Đây là căn cứ quan trọng để xác định thứ tự ưu tiên thực hiện từng giải pháp.
Thứ năm, luận văn đã chỉ ra các giải pháp và kiến nghị chính nhằm nâng cao và hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng. Đặc biệt là giải pháp sử dụng nghiệp vụ hoán đổi tín dụng – CDS để giảm thiểu rủi ro tín dụng cho ngân hàng.
Do hạn chế về thời gian và kiến thức nên luận văn không tránh khỏi có nhiều thiếu sót, tác giả rất mong nhận được sự chỉ bảo và ý kiến đóng góp từ phía nhà khoa học, các bạn đọc và những người quan tâm tới luận văn này.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt
1. Hồ Diệu, Quản trị ngân hàng, NXB Thống kê, Hồ Chí Minh 2003
2. Ngân hàng Thương Mại Cổ phần Phương Đông, Báo cáo thường niên năm 2014, Hồ Chí Minh 2014
3. Ngân hàng Thương Mại Cổ phần Phương Đông, Báo cáo thường niên năm 2015, Hồ Chí Minh 2015
4. Ngân hàng Thương Mại Cổ phần Phương Đông, Báo cáo thường niên năm 2016, Hồ Chí Minh 2016
5. Ngân hàng Thương Mại Cổ phần Phương Đông, Ban hành quy trình cấp tín dụng, 289/2016/QĐ-TGĐ, Hồ Chí Minh 2016
6. Ngân hàng Thương Mại Cổ phần Phương Đông, Xếp hạng tín dụng nội bộ, Quyết định số 163/2012/QĐ – OCB, Hồ Chí Minh 2012
7. Ngân hàng Thương Mại Cổ phần Phương Đông, Ban hành quy trình xử lý nợ, 580/2014/QĐ-OCB, Hồ Chí Minh 2016
8. Phan Thị Thu Hà, Quản trị ngân hàng thương mại, NXB Giao thông vận tải, Hà Nội 2009
9. Ngô Quang Huân, Quản trị rủi ro, NXB Giáo dục, Hồ Chí Minh 1998
10. Lưu Thị Hương, Quản trị tài chính doanh nghiệp, NXB Tài chính, Hà Nội 2006
11. Nguyễn Quang Hiên, Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân Đội”, luận án tiến sỹ kinh tế, Học viện tài chính, Hà Nội 2016 12. Nguyễn Thị Mùi, Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, NXB Đại học Kinh tế
quốc dân, Hà Nội 2005
13. Peter S.Rose, Quản trị ngân hàng thương mại, NXB Tài chính, Hà Nội 2001 14. Nguyễn Lan Khanh, Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ
phần Quốc tế Việt Nam – Thực trạng và giải pháp, luận văn thạc sỹ, trường Đại học Ngoại Thương, Hà Nội 2010
Kê, Hà Nội 2005
16. Nguyễn Đức Tú, Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ Phần Công thương Việt Nam, luận án tiến sỹ kinh tế, trường Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội 2012
17. Lê Văn Tư, Nghiệp vụ ngân hàng quốc tế, NXB Thống kê, Hà Nội 2005 18. Bùi Thị Hải Yến, Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ
phần Hàng Hải Việt Nam, luận văn thạc sỹ, trường Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội 2015
19. Viện nghiên cứu khoa học Ngân hàng, Thực trạng rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại ở Việt Nam hiện nay và các giải pháp phòng ngừa hạn chế, NXB Thống Kê, Hà Nội 2003
20. Trần Trung Tường, Quản trị tín dụng tại các ngân hàng thương mại cổ
phần trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh”, luận án tiến sỹ kinh tế, trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh 2011)
Tài liệu tiếng Anh
21. Andrew Fight, Credit Risk Management, 2004
22.Charles Velthius Kabudula, Analysis of the Credit risk management efficiency of Financial performance in Malawis Commerical Banking Sector, Blantyre International Univercity, 2015.
23. Edward I.Alman, Managing credit risk: A challenge for the new millenium, 2001
24. A. Saunder và H.Lange, Financial Institutions Management – A Modern Perpective, 1994
25. Basel committee on banking supervision september, 2010 26. Basel Committee on Banking Supervision 2005
27.Chrinko R.S Guill, A framework for assessing credit risk in depository institution, 2000.
28.Ruth Taplin, Risk Management and Innovation in Japan, Britain and the
USA, 2005
PHỤ LỤC 01
25 nguyên tắc cơ bản về giám sát hệ thống ngân hàng hiệu quả của ủy ban Basel
Nguyên tắc 1 - Mục đích, tính độc lập, quyền hạn, tính minh bạch và sự hợp tác: Một hệ thống giám sát ngân hàng hiệu quả phải phân định trách nhiệm rõ ràng và mục đích của mỗi đơn vị có thẩm quyền giám sát ngân hàng. Mỗi đơn vị phải có sự hoạt động độc lập, các quy trình minh bạch, có lực lượng nhân sự đầy đủ và được quản lý phù hợp, phải chịu trách nhiệm hoàn toàn trước nhiệm vụ được giao. Một khuôn khổ pháp lý phù hợp đối với việc giám sát hệ thống ngân hàng cũng rất cần thiết, bao gồm cả các điều liên quan đến cấp phép thành lập mới các ngân hàng và việc giám sát liên tục hoạt động của hệ thống ngân hàng; quyền hạn kiểm tra tính tuân thủ của hệ thống ngân hàng cũng như kiểm tra khi có nghi vấn về tính an toàn và bền vững của hệ thống. Các quy định về chia sẻ thông tin giữa các cơ quan quản lý nhà nước và quy định về bảo mật các thông tin cũng cần phải được quy định rõ ràng.
Nguyên tắc 2 – Các hoạt động được phép: Các hoạt động được phép của các tổ chức được cấp phép và chịu sự giám sát dưới tên gọi ngân hàng phải được quy định rõ ràng và việc sử dụng cụm từ “ngân hàng” ở tên gọi của tổ chức phải được kiểm soát gắt gao.
Nguyên tắc 3 – Các tiêu chí cấp phép: Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp phép phải có quyền đề ra các tiêu chí và từ chối đơn xin cấp Giấy phép thành lập nếu hồ sơ không đáp ứng được các tiêu chuẩn đề ra. Quá trình cấp phép tối thiểu phải có sự đánh giá về cơ cấu chủ sở hữu và quản trị ngân hàng, trong đó bao gồm sự phù hợp và khả năng của các thành viên Hội đồng quản trị cũng như Ban điều hành ngân hàng, chiến lược và kế hoạch hoạt động của ngân hàng, hệ thống kiểm soát nội bộ và quản trị rủi ro, điều kiện tài chính dự kiến, bao gồm cả
vốn gốc. Nếu chủ sở hữu là hoặc tổ chức mẹ là một ngân hàng nước ngoài, ngân hàng đó phải được cơ quan giám sát nước nguyên xứ chấp thuận trước.
Nguyên tắc 4 - Chuyển quyền sở hữu lớn: Cơ quan quản lý nhà nước phải có quyền xem xét và từ chối bất cứ đề xuất chuyển nhượng quyền sở hữu lớn hoặc chuyển nhượng quyền kiểm soát trực tiếp hoặc gián tiếp tại các ngân hàng hiện hữu cho một bên khác.
Nguyên tắc 5 – Giao dịch mua lại lớn: Cơ quan quản lý nhà nước phải có quyền chuẩn y các giao dịch mua lại lớn hoặc quyết định đầu tư lớn của ngân hàng, ngược lại các tiêu chí đã nêu, bao gồm cả việc thành lập các hoạt động xuyên quốc gia, và phải đảm bảo được rằng, các giao dịch hoặc thay đổi cơ cấu không ảnh hưởng đến an toàn của ngân hàng, không đem đến cho ngân hàng các rủi ro không đáng có hoặc gây cản trở đến việc giám sát hệ thống ngân hàng hiệu quả.
Nguyên tắc 6 – An toàn vốn tối thiểu: Cơ quan quản lý nhà nước phải đưa ra các quy định về an toàn vốn tối thiểu phù hợp đối với các ngân hàng để phản ánh được những rủi ro mà ngân hàng gặp phải, và phải quy định rõ ràng về thành phần của vốn, đảm bảo rằng vốn phải có khả năng chịu được lỗ. Tối thiểu là đối với các ngân hàng hoạt động quốc tế, các quy định này không được thấp hơn mức mà Uỷ ban Basel quy định.
Nguyên tắc 7 – Quy trình quản trị rủi ro: Cơ quan quản lý nhà nước phải đảm bảo rằng, ngân hàng và tập đoàn ngân hàng phải có hệ thống quản trị rủi ro toàn diện (bao gồm cả khả năng kiểm soát rủi ro của Hội đồng quản trị và Ban điều hành) để phát hiện, đánh giá, xử lý và kiểm soát, giảm thiểu tất cả các rủi ro để đánh giá tổng thể mức độ đủ vốn của ngân hàng trước các danh mục rủi ro. Các quy trình quản trị rủi ro này phải phù hợp với quy mô và mức độ phức tạp của tổ chức.
Nguyên tắc 8 - Rủi ro tín dụng: Cơ quan quản lý nhà nước phải đảm bảo rằng các ngân hàng có một quy chế quản lý rủi ro tín dụng cân nhắc tới các rủi ro của tổ chức với các chính sách an toàn, các quy trình quản lý rủi ro nhằm phát hiện, đo lường, kiểm tra và kiểm soát rủi ro tín dụng (bao gồm cả rủi ro tác nghiệp). Điều này cũng bao gồm việc cho vay và đầu tư, đánh giá chất lượng của các khoản nợ và
đầu tư, đồng thời tạo ra một hệ thống quản trị rủi ro liên tục đối với các khoản nợ và khoản mục đầu tư đó.
Nguyên tắc 9 – Tài sản có rủi ro, dự phòng và dự trữ: Cơ quan quản lý cần đảm bảo rằng ngân hàng phải xây dựng các chính sách đảm bảo an toàn tối thiểu cho việc quản lý các tài sản có rủi ro, xác định mức dự phòng và dự trữ đủ cho tổ chức.
Nguyên tắc 10 - Giới hạn mức cho vay: Cơ quan quản lý rủi ro phải đảm bảo rằng ngân hàng phải có các chính sách và hệ thống quản trị rủi ro nhằm nhận dạng, quản lý các khoản cho vay lớn trong danh mục, cơ quan quan lý đồng thời cần phải xây dựng các giới hạn cho vay nhằm hạn chế các ngân hàng tập trung cho vay một khách hàng hoặc nhóm các khách hàng có liên quan.
Nguyên tắc 11 - Rủi ro đối với nhóm khách hàng có liên quan: Nhằm hạn chế việc cho vay (bao gồm các khoản nợ nội bảng và ngoại bảng) nhóm khách hàng có liên quan và xác định sự xung đột về lợi ích, cơ quan quản lý cần có những quy