1.2. Hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại
1.2.3.2 Nguyên tắc của Basel về quản trị rủi ro tín dụng
Uỷ ban Basel một ủy ban bao gồm các chuyên gia giám sát hoạt động ngân hàng được thành lập vào năm 1974 bởi các thống đốc Ngân hàng Trung ương của nhóm G10 (Bỉ, Canada, Pháp, Đức, Ý, Nhật Bản, Hà Lan, Thụy Điển, Vương quốc Anh và Mỹ). Ủy ban tổ chức họp thường niên tại trụ sở Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS) tại Washington (Mỹ) hoặc tại Thành phố Basel (Thụy Sĩ). Mục tiêu của Ủy ban là hiểu rõ hơn về các vấn đề mấu chốt trong việc giám sát hoạt động ngân hàng và nâng cao chất lượng giám sát hoạt động ngân hàng trên toàn cầu. Để đạt được mục tiêu đó, Ủy ban trao đổi các thông tin về các vấn đề giám sát hoạt động ngân hàng của các quốc gia, các phương pháp và kỹ thuật với phương châm là để có một sự hiểu biết đồng nhất về các vấn đề đó. Trên cơ sở đó, Ủy ban dùng sự hiểu biết đồng nhất này để xây dựng các văn bản hướng dẫn và tiêu chuẩn trong các lĩnh vực mà họ cho là cần thiết. Ủy ban Basel được biết đến trên khắp thế giới về các thông lệ quốc tế mà họ đưa ra về tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu; các nguyên tắc cơ bản về giám sát ngân hàng hiệu quả; và Thỏa ước về giám sát hoạt động ngân hàng xuyên biên giới.
quả hoạt động của các tổ chức tài chính, cần hiểu đúng về tính chất và các đặc điểm hoạt động của mỗi loại hình tổ chức tài chính đó. Ủy ban Basel đưa ra các nguyên tắc cơ bản trong việc dựa trên đặc điểm của các tổ chức tín dụng trong đó, một số nội dung liên quan đến việc quản lý rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại được thể hiện ở một số nguyên tắc như dưới đây:
- Nguyên tắc 1: Mục đích, tính độc lập, quyền hạn, tính minh bạch và sự hợp tác.
- Nguyên tắc 2: Các hoạt động được phép - Nguyên tắc 6: An toàn vốn tối thiểu - Nguyên tắc 7: Quy trình quản trị rủi ro - Nguyên tắc 8: Rủi ro tín dụng
- Nguyên tắc 9: Tài sản có rủi ro, dự phòng và dự trữ - Nguyên tắc 10: Giới hạn mức cho vay
- Nguyên tắc 11: Rủi ro đối với nhóm khách hàng có liên quan - Nguyên tắc 12: Rủi ro quốc gia và rủi ro chuyển đổi
- Nguyên tắc 16: Rủi ro lãi suất trong sổ sách ngân hàng - Nguyên tắc 17: Kiểm tra và kiểm toán nội bộ
- Nguyên tắc 18: Lạm dụng các dịch vụ tài chính - Nguyên tắc 19: Phương pháp giám sát
- Nguyên tắc 20: Kỹ thuật giám sát - Nguyên tắc 21: Thông tin giám sát - Nguyên tắc 24: Giám sát hợp nhất
(Chi tiết tham khảo theo theo phụ lục 01 của luận văn)