3.2. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGHIỆP VỤ THỊ TRƯỜNG MỞ TRONG ĐIỀU
3.2.4. Các giải pháp khác
3.2.4.1. Hồn thiện và phát triển cơng tác dự báo vốn khả dụng
Cơng tác dự báo vốn khả dụng có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc đảm bảo hiệu quả điều hành CSTT nói chung và thị trường mở nói riêng để dự báo nhu cầu vốn khả dụng chính xác, yêu cầu đặt ra đối với NHNN cần: (i) Tiến hành thu thập thông tin, số liệu liên quan đến vốn khả dụng của từng TCTD và cả hệ thống trong từng thời kỳ. Đảm bảo chất lượng thông tin về các nhân tố ảnh hưởng đến vốn khả dụng của các TCTD như tỷ lệ dự trữ bắt buộc, hoạt động mua bán các công cụ nợ trên thị trường thứ cấp, tính thời vụ của thị trường tín dụng, biến động của tài sản có bằng ngoại tệ, . . . Do vậy, cơng việc này địi hỏi phải có sự phối hợp chặt chẽ từ phía các TCTD; (ii) phân tích và tính tốn cụ thể khả năng dư hay thiếu vốn khả dụng của TCTD; (iii) quyết định bơm/hút lượng tiền cung ứng phù hợp với các mục tiêu của CSTT trong từng thời kỳ.
Mức độ chính xác của việc dự báo vốn khả dụng ảnh hưởng rất lớn tới điều hành nghiệp vụ thị trường mở. Trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm nhiều quốc gia trên thế giới, xem xét điều kiện cụ thể của Việt Nam, NHNN đã xây dựng được quy trình dự báo vốn khả dụng tương đối hợp lý và thể hiện tác động tích cực nhất định đối với điều hành nghiệp vụ thị trường mở trong những năm qua. Tuy nhiên, NHNN mới chỉ có thể dự báo vốn khả dụng tương đối chính xác trong ngắn hạn (khoảng 07 ngày làm việc) mà chính xác nhất là trong vịng 02 ngày làm việc. Về dài hạn hơn, NHNN khơng có đủ cơ sở để dự báo. Vì vậy, NHNN phải tiếp tục tăng cường khả năng dự báo vốn khả dụng, cụ thể là dự báo được sự biến động của hai khoản mục cho vay Chính phủ rịng và NFA. Để làm được điều này, sự phối hợp trao đổi thơng tin với Bộ Tài chính là khơng thể thiếu được. Những thông tin mà Bộ
Tài chính có thể cung cấp cho NHNN khơng chỉ là sự thay đổi của số dư tiền gửi bằng VND của KBNN tại NHNN mà còn là dự kiến thu, chi ngân sách Nhà nước và mua, bán ngoại tệ của KBNN. Về dự kiến sự thay đổi khoản mục NFA, Sở Giao dịch NHNN cần có bộ phận nghiệp vụ nghiên cứu cụ thể và có hệ thống hơn để dự báo lượng ngoại tệ NHNN có thể mua hay bán trong khoảng thời gian dài hạn hơn.
3.2.4.2. Bổ sung số lượng, nâng cao trình độ cán bộ tham gia điều hành nghiệp vụ thị trường mở
Nhân tố con người chi phối tất cả các hoạt động liên quan đến việc NHNN sử dụng công cụ nghiệp vụ thị trường mở. NHNN không thể phát triển nghiệp vụ thị trường mở nếu không xây dựng được đội ngũ cán bộ chính sách đầy đủ về số lượng và có năng lực nghiên cứu, điều hành. Quy chế Nghiệp vụ thị trường mở hiện nay do Vụ Tín dụng chịu trách nhiệm xây dựng. Vụ Chính sách tiền tệ đề xuất Phương án điều hành chính sách tiền tệ hàng năm, Phương án điều hành nghiệp vụ thị trường mở định kỳ hàng tháng, quý và Phương án giao dịch cụ thể hàng ngày. Sở Giao dịch thực hiện các hoạt động mang tính kỹ thuật về tổ chức đấu thầu, hạch tốn chuyển tiền và giấy tờ có giá. Những cán bộ ở các đơn vị này cần được đào tạo thường xuyên để không ngừng nâng cao kiến thức chuyên môn và kỹ năng xử lý công việc. Cụ thể đối với Vụ Chính sách tiền tệ là đơn vị đầu mối xây dựng các Phương án điều hành, số lượng cán bộ hiện rất thiếu, không đủ để đồng thời xử lý nghiệp vụ hàng ngày và nghiên cứu chuyên sâu. Vì vậy, NHNN cần có kế hoạch khơng ngừng bổ sung, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo có kinh nghiệm, chuyên viên trực tiếp xử lý cơng việc có kiến thức vững vàng, khơng chỉ về chun mơn nghiệp vụ NHTW mà cịn về phân tích, dự báo và nền tảng kiến thức kinh tế nói chung. Đội ngũ cán bộ đảm bảo cả về số lượng và trình độ chun mơn, kinh nghiệm là điều kiện quan trọng để NHNN có thể điều hành nghiệp vụ thị trường mở và các cơng cụ chính sách tiền tệ khác một cách chủ động, linh hoạt và có hiệu lực điều tiết cao.
3.2.4.3. Đổi mới quy trình điều hành nghiệp vụ thị trường mở theo mục tiêu cuối cùng của chính sách tiền tệ
Vấn đề đầu tiên được đặt ra trong việc đổi mới quy trình điều hành nghiệp vụ thị trường mở là NHNN cần xác định rõ ràng mục tiêu cuối cùng của chính sách tiền tệ. NHNN khơng chịu trách nhiệm thúc đẩy tăng trưởng nhanh trong ngắn hạn. Mục tiêu cuối cùng của chính sách tiền tệ, dù là hàng năm hay về dài hạn đều là ổn định giá và ổn định tiền tệ, rộng hơn là ổn định tài chính. Nói cách khác, NHNN sử dụng các cơng cụ chính sách tiền tệ để đạt được tốc độ tăng CPI mong muốn đồng
thời bảo đảm hệ thống TCTD hoạt động an tồn, khơng xảy ra đổ vỡ hệ thống hay khủng hoảng tài chính. Việc xác định mục tiêu này mang ý nghĩa quyết định tới việc điều hành chính sách của NHNN vì khi đã kiên trì theo đuổi mục tiêu đã chọn, NHNN sẽ không phải phân vân giữa các mục tiêu mâu thuẫn nhau, dẫn đến sự chậm trễ và không nhất quán trong việc ra quyết định điều hành.
Vấn đề tiếp theo NHNN cần lựa chọn là cách thức điều tiết, điều tiết khối lượng hay điều tiết lãi suất. Trong khoảng 6 năm tiếp theo đây, NHNN nhiều khả năng vẫn phải thực hiện điều tiết khối lượng. Hàng năm, trên cơ sở mục tiêu tốc độ tăng CPI do Quốc hội đặt ra, NHNN xây dựng các mục tiêu về khối lượng tiền tệ như
số tuyệt đối và tốc độ tăng trưởng tiền cung ứng, dư nợ tín dụng, số tuyệt đối và tỷ trọng tín dụng đối với các lĩnh vực phi sản xuất (kinh doanh chứng khoán, bất động sản, cho vay tiêu dùng) của hệ thống TCTD; kiên quyết sử dụng các cơng cụ chính sách tiền tệ như nghiệp vụ thị trường mở, tái cấp vốn và DTBB để đạt được các mục tiêu này. Như đã trình bày, một NHTW sẽ khơng thể thực hiện hồn tồn khống chế được biến động lãi suất nếu lựa chọn điều tiết khối lượng. Do đó, trong q trình thực
hiện điều tiết khối lượng, NHNN khơng chịu trách nhiệm về việc duy trì lãi suất thị trường ổn định theo mong muốn của Chính phủ hay bất cứ cơ quan nào. Nói cách khác, NHNN và cả nền kinh tế phải chấp nhận lãi suất thị trường cao hoặc thấp bất thường ở một số giai đoạn, miễn là đến cùng đạt được mục tiêu về tốc độ tăng CPI và
khơng để xảy ra mất an tồn hệ thống. Đối với nghiệp vụ thị trường mở, NHNN linh hoạt điều chỉnh hình thức đấu thầu chào mua hay chào bán hoặc kết hợp cả hai, lãi suất và khối lượng giao dịch phù hợp với mục tiêu cung tiền. NHNN chủ động thay đổi lãi suất nghiệp vụ thị trường mở để đưa tiền ra hay rút tiền về mà không chịu sự chỉ đạo về điều hành chính sách tiền tệ của cơ quan quản lý cấp trên. Từ năm 2010 đến nay, phương thức giao dịch nghiệp vụ thị trường mở của NHNN chủ yếu là đấu thầu chào mua có kỳ hạn giấy tờ có giá. Khi vốn khả dụng của hệ thống TCTD tăng cao và dư thừa, NHNN cần phản ứng nhanh và mạnh để rút bớt dự trữ của hệ thống. NHNN chào bán giấy tờ có giá với kỳ hạn dài đối với một số TCTD được xác định là
dư thừa vốn khả dụng, thậm chí chấp nhận lãi suất cao thu được tiền về nhưng đồng thời tiến hành chào mua với các TCTD khác đang trong tình trạng thiếu hụt vốn khả dụng để hỗ trợ thanh khoản cho các tổ chức này.
Trong quá trình điều tiết khối lượng, để sự thay đổi MB và M2 diễn ra đúng với mong muốn, sự phối hợp đồng bộ giữa các cơng cụ chính sách tiền tệ, nhất là giữa nghiệp vụ thị trường mở với cơng cụ tái cấp vốn có ý nghĩa rất quan trọng.
Chẳng hạn, NHNN muốn giảm tiền cung ứng và do đó, thực hiện chào bán giấy tờ có giá để rút bớt dự trữ của hệ thống TCTD nhưng nếu thông qua công cụ tái cấp vốn, NHNN tiếp tục tăng lượng tín dụng đối với các TCTD thì kết quả cuối cùng có thể là MB và M2 vẫn tăng mạnh. Do đó, khi hướng tới mục tiêu giảm tốc độ tăng M2, NHNN không chỉ phải thu tiền về qua nghiệp vụ thị trường mở mà còn phải thắt chặt các điều kiện tái cấp vốn như tăng lãi suất tái cấp vốn, quy định chỉ khi TCTD ở trong một số trường hợp đặc biệt mới được nhận vốn từ NHNN, ...
Trong quá trình chuyển đổi từ điều tiết khối lượng sang điều tiết lãi suất, NHNN cần xây dựng những điều kiện cần thiết để có thể thực hiện điều tiết lãi suất thành cơng. Một trong số đó là một loại lãi suất chính sách có khả năng tác động đến hành vi của các chủ thể trên thị trường tài chính. Khơng chỉ hình thành loại lãi suất này, điều quan trọng là NHNN phải khơng ngừng củng cố và tăng cường vai trị của loại lãi suất này. Cho đến nay, NHNN vẫn công bố một loại lãi suất được gọi là lãi suất cơ bản. Tuy nhiên, lãi suất cơ bản không thực hiện được chức năng của lãi suất chính sách, khơng có tác dụng điều chỉnh hành vi của các TCTD và điều tiết thị trường tài chính. Vai trị của loại lãi suất này đối với điều hành chính sách tiền tệ của NHNN đang ngày càng mờ nhạt. Căn cứ xác định mức lãi suất cơ bản của NHNN cũng chưa thật sự rõ ràng. Sự tồn tại của lãi suất cơ bản thậm chí cịn cản trở hoạt động của TCTD. Nhiều quy định trong Bộ Luật Dân sự năm 2005 sử dụng lãi suất cơ
bản làm tham chiếu xác định lãi suất phạt trong giao dịch dân sự. Tại điều 147, lãi suất cơ bản còn được dùng để xác định lãi suất trần trong hợp đồng vay tài sản, cụ thể
lãi suất vay do các bên thoả thuận nhưng không được vượt quá 150% lãi suất cơ bản do NHNN công bố đối với loại cho vay tương ứng. Thực tế là, chỉ có một mức lãi suất cơ bản do NHNN cơng bố, khơng có lãi suất cơ bản đối với loại cho vay tương
ứng. Việc đặt ra những quy định trong Luật như vậy rõ ràng có nhiều bất cập. Lãi
suất cơ bản của NHNN trở thành một căn cứ để xem xét sai phạm hơn là một cơng cụ
điều tiết thị trường. Về phía các TCTD, lãi suất cho vay bị giới hạn bởi một mức lãi suất trần mang tính hành chính và ít linh hoạt, không phản ánh được mức độ rủi ro của khoản cho vay. Về phía mình, NHNN bị áp lực phải cơng bố lãi suất cơ bản dù lãi suất này khơng có vai trị trong điều hành chính sách tiền tệ.
Lãi suất chính sách của NHNN khơng phải là loại lãi suất hành chính được dùng để quy định trần lãi suất huy động hay trần lãi suất cho vay của TCTD mà là loại lãi suất được áp dụng trong các cơng cụ chính sách tiền tệ để gây tác động điều chỉnh hoạt động của TCTD. Do đó, lãi suất chính sách cần được tính tốn trên cơ sở
định hướng điều hành chính sách tiền tệ, diễn biến thị trường tiền tệ và tình hình hoạt động của TCTD. NHNN chủ động thay đổi mức lãi suất chính sách và cơng bố rộng rãi cho cơng chúng. Lãi suất chính sách của NHNN là tham chiếu để thiết lập lãi suất nghiệp vụ thị trường mở, lãi suất thấu chi và cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng, lãi suất tái cấp vốn của NHNN đối với các TCTD. Chẳng hạn, lãi suất đấu thầu nghiệp vụ thị trường mở bằng lãi suất chính sách, lãi suất thấu chi cao hơn lãi suất chính sách 0,5%/năm, lãi suất cho vay qua đêm cao hơn lãi suất chính sách 1%/năm, lãi suất tái cấp vốn cao hơn lãi suất chính sách 2%/năm. Mức chênh lệch giữa lãi suất của các cơng cụ và lãi suất chính sách do NHNN ấn định, có thể cao hay thấp, tăng lên hoặc giảm xuống tùy thuộc vào mục tiêu của NHNN và tình hình thị trường tiền tệ trong từng thời kỳ. Để tăng cường vai trị của lãi suất chính sách, NHNN điều chỉnh hình thức và khối lượng đấu thầu nghiệp vụ thị trường, để can thiệp vào lượng dự trữ của hệ thống TCTD, giữ lãi suất cho vay giữa các TCTD trên thị trường liên ngân hàng, kỳ hạn qua đêm, 1 tuần hay 2 tuần, theo sát với lãi suất chính sách của NHNN.