1.3. KINH NGHIỆM VỀ PHÁT TRIỂN NGHIỆP VỤ THỊ TRƯỜNG MỞ TẠ
1.3.1. Nghiệp vụ thị trường mở tại Ngân hàng dự trữ liên bang Mỹ
Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) bắt đầu sử dụng nghiệp vụ thị trường mở từ cuối những năm 20 của thế kỷ XX. Đến nay, nghiệp vụ thị trường mở được coi là cơng cụ chính sách tiền tệ linh hoạt, có hiệu quả và quan trọng nhất của Fed. Để điều hành nghiệp vụ thị trường mở, Fed thành lập Uỷ ban nghiệp vụ thị trường mở (FOMC). FOMC là một tổ chức độc lập trong hệ thống của tổ chức FED, chịu trách nhiệm hoạch định chính sách, chỉ đạo OMOs nhằm thực thi CSTT trong việc kiểm soát lượng tiền cung ứng.
Mục tiêu OMOs của FED mỗi giai đoạn có sự khác biệt. Trong những năm
1980, FOMC thực hiện OMOs với trọng tâm từng bước điều chỉnh nhằm hướng đến việc duy trì mức lãi suất ổn định. Bắt đầu năm 1994, FOMC công bố thay đổi mục tiêu, và từ năm 1995, FOMC thực hiện OMOs với mục tiêu xác lập mức lãi suất cụ thể. Từ năm 2000, những điều chỉnh sau mỗi phiên họp của FOMC nhằm giảm những rủi ro có thể tác động đến mục tiêu mang tính dài hạn và mức tăng trưởng kinh tế Mỹ. Đặc biệt, khi nền kinh tế gặp khó khăn, OMOs càng phát huy được vài trò điều tiết tiền tệ. Đứng trước những biến động khủng hoảng kinh tế khởi nguồn từ sự bất ổn định của thị trường bất động sản năm 2007, FED đã tiến hành biện pháp nhằm tăng tính thanh khoản của thị trường tín dụng bằng cách thơng qua OMOs qua việc mua các loại trái phiếu Chính phủ. Đồng thời, kết hợp các biện pháp khác như đấu thầu cho vay kỳ hạn (TAF-term auction facility) áp dụng từ ngày 12/12/2007, quy định cho phéo các trung gian tài chính nhận tiền gửi đủ điều kiện được quyền tham gia đấu thầu vay tiền từ FED với lịch trình hai lần/tuần, lãi suất dự thầu tối thiểu, giá trị dự thầu tối thiểu và tối đa, quy mô của mỗi đợt đấu thầu với kỳ hạn vay là 28 ngày. Cơng cụ này có nhiều nét tương đồng như cửa sổ chiết khấu nhưng đi vào bản chất có điểm khác biệt vì khi tham gia,các thành viên được chủ động xác định số tiền muốn vay theo mức lãi suất mà họ sãn sàng trả trong khi thông qua cửa sổ chiết khấu các thành viên phải vay theo lãi suất ấn định. Trên thực tế, lãi suất trúng thầu của cho vay kỳ hạn thường thấp hơn so với lãi suất cửa sổ chiết khấu. Do đó, biện pháp này có một số hiệu quả nhất định. Khi sử dụng cơng cụ này, FED cũng khéo léo sử dụng song song với OMOs nhằm trung hòa cơ
số tiền tệ tăng thêm sau mỗi đợt đấu thầu, theo đó FED sẽ bán đi khối lượng GTCG mà FED nắm giữ sau mỗi phiên đấu thầu cho vay kỳ hạn trên thị trường mở. Điều này giúp FED trung hịa được dự trữ, khơng làm thay đổi cơ số tiền tệ.
về cơ cấu tổ chức, FOMC bao gồm bảy thành viên của Hội đồng thống đốc
và lựa chọn thêm năm chủ tịch của năm Ngân hàng Dự trữ Liên bang trong số mười hai Ngân hàng Dự trữ Liên bang. Hàng năm, FOMC tổ chức ít nhất là 4 phiên họp, thông thường là tám phiên họp định kỳ (khoảng 6 tuần một lần) nhằm cơ cấu tổ chức của FOMC đơng thời xem xét, đánh giá tình hình kinh tế, thị trường tài chính trong và ngồi nước và lập kế hoạch cho các hoạt động của CSTT.
về hàng hóa của thị trường mở, FOMC tổ chức OMOs thơng qua việc mua,
bán trái phiếu Chính phủ, trong đó tín phiếu KBNN được giao dịch nhiều nhất trên thị trường mở bởi tín phiếu KBNN có tính thanh khoản cao và Chính phủ có dung lượng bán ra lớn nhất.
về phương thức điều hành, FOMC là cơ quan có quyền ra quyết định OMOs.
Tuy nhiên, cơ quan thực sự tiến hành các hoạt động của thị trường mở là Phòng kinh doanh tại Ngân hàng Dự trữ liên bang Newyork. Hàng ngày, giám đốc bộ phận kinh doanh phân tích tình hình thực tế dựa trên cơ sơ báo cáo đánh gia tổng số tiền dự trữ trong hệ thống ngân hàng của đêm hôm trước, mức lãi suất liên bang hiện hành, kết hợp với thơng tin từ Kho bạc Mỹ, sau đó đối chiếu với thơng tin từ FOMC cho biết tỷ lệ tăng trưởng của lượng tiền cung ứng và mức vốn liên bang mà Ủy ban muốn đạt được. Sau khi có đầy đủ thơng tin, giám đốc bộ phận kinh doanh sẽ tiến hành cuộc họp bằng điện thoại thương ngày với thành viên của FOMC và vạch ra chiến lược hoạt động. Khi kế hoạch được thơng qua, phịng kinh doanh tiến hành liên lạc với các nhà kinh doanh chính để thực hiện quá trình bơm/hút lượng tiền cung ứng. Trong trường hợp cân đối được lượng tiền cung ứng trong dài hạn, FOMC sẽ can thiệp trên thị trường mở bằng nghiệp vụ mua hoặc bán hẳn.
Khi thực hiện nghiệp vụ mua hoặc bán hẳn, FOMC áp dụng theo phương pháp đấu thầu lãi suất. Khi tham gia giao dịch, các thành viên tham gia đặt giá mua hoặc bán cho từng loại GTCG. Khi xét thầu, FOMC sẽ lựa chọn bán GTCG thành viên đặt mua với giá cao nhất-lãi suất thấp nhất và mua GTCG của các thành viên có giá bán thấp nhất-lãi suất cao nhất.
Khi thực hiện nghiệp vụ thỏa thuận mua lại, FOMC thực hiện giao dịch với các thành viên bằng cách mua GTCG và yêu cầu thành viên đồng ý mua lại các GTCG đó với giá cụ thể vào một ngày nhất định. Phương thức giao dịch này được
áp dụng trong ngắn hạn, thông thường không quá một tuần. Khi thực hiện nghiệp vụ bán tạm thời trên thị trường mở, FOMC thực hiện giao dịch mua, bán kết hợp-gọi là nghiệp vụ mua lại đảo ngược, theo đó Ủy ban tiến hàng bán GTCG cho các thành viên và các thành viên sẽ thỏa thuận bán trở lại cho FOMC trong một khoảng thời gian ngắn sau đó. Hai hoạt động này cho phép FED có thể điều chỉnh lượng dự trữ theo mong muốn, làm tăng hiệu quả của CSTT bởi lượng tiền cung ứng được điều chỉnh hàng ngày và thường xuyên hơn so với giao dịch mua hoặc bán hẳn.